Bài giảng Môn: Khoa học Bài dạy: Đá vôi

 

- Các em hãy chia sẻ thông tin của mình và thống nhất trong nhóm, ghi vào phiếu học tập: Theo các em đá vôi có tính chất gì? Thời gian thảo luận là 4 phút.=

- Mời đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo.

- Qua phần trình bày các nhóm em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau

 

doc4 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn: Khoa học Bài dạy: Đá vôi, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo án thao giảng
chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11
********************
Môn: Khoa học
Bài dạy: Đá vôi
Người soạn: Vũ Thị Xiêm
Ngày soạn: 10/11/2013
Ngày dạy: 15/11/2013 
I-Mục tiêu
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. Quan sát, nhận biết đá vôi. Nêu ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
- HS có hứng thú tìm tòi khám phá khoa học, có ý thức bảo vệ và tuyên truyền bảo vệ tài nguyên khoáng sản của đất nước.
II- Đồ dùng dạy- học
- Máy chiếu. 
- Đá vôi, đá cuội, axit 20%, cốc thí nghiệm
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 Hoạt động của GV	 Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất của nhôm?
- Nêu một số vật dụng làm bằng nhôm trong gia đình?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
- Các bạn đã học bài cũ rất tốt, để thưởng cho các bạn lớp mình, bây giờ cô sẽ cùng các em đi tham quan du lich qua màn ảnh nhỏ, chúng ta sẽ cùng đến một số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam ta.
b) Các hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin.
- Bật màn hình một số hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và nêu địa danh.
Nếu HS không biết thì GV nêu.
- Các địa danh vừa rồi có đặc điểm gì chung?
Kết luận : Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như : Hương Tích ( Hà Nội), Bích Động ( Ninh Bình),…
* Hoạt động 2: Làm việc với mẫu vật
Bài hôm nay chúng ta sẽ học về đá vôi
- Theo các em đá vôi có tính chất gì?
Cô đề nghị chúng ta hãy ghi vào vở thí nghiệm của mình: Theo các em đá vôi có tính chất gì?
- Để chia sẻ thông tin này với các bạn trong lớp cô giáo chia lớp mình thành 4 nhóm. Yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4, đến hết. Ai số 1 nhóm 1, số 2 nhóm 2, số 3 nhóm 3, số 4 nhóm 4. 
- Các em hãy chia sẻ thông tin của mình và thống nhất trong nhóm, ghi vào phiếu học tập: Theo các em đá vôi có tính chất gì? Thời gian thảo luận là 4 phút.
- Mời đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo.
- Qua phần trình bày các nhóm em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau
- Qua đó em có ý kiến thắc mắc gì?
Tổng hợp câu hỏi, ghi bảng:
+ Đá vôi cứng hay mềm hơn đá cuội?
+ Đá vôi khi gặp giấm thật chua hay axit thì có hiện tượng gì?
- Để trả lời các câu hỏi này các em có đề xuất gì?
- Các em thấy phương án nào tốt nhất, các em thích nhất?
- Vậy chúng ta sẽ cùng làm 3 thí nghiệm để trả lời cho câu hỏi nêu trên.
1. Cọ xát viên đá vôi với đá cuội
2. Nhỏ vài giọt axit hoặc giấm thật chua vào đá vôi
- Trên bàn cô đã để các vật và đồ dùng làm thí nghiệm, mời đại diện cá nhóm lên lấy đồ dùng.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đã chia, làm thí nghiệm và ghi vào phiếu thí nghiệm. Thời gian thảo luận là 5 phút. Lưu ý HS cẩn thận với axit và các đồ dùng thí nghiệm.
Các nhóm thảo luận xong, gắn phiếu lên bảng
- 2 HS trả lời
- HS làm việc theo nhóm . 
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và nêu: Động Phong Nha- Kẻ Bàng( Quảng Bình), Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn(Đà Nẵng), Hà Tiên(Kiên Giang)...
- Là các vùng có nhiều núi đá vôi
- Ghi vào vở tên bài.
- Ghi vào vở thí nghiệm.
- Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đá vôi dùng để ăn trầu
- Đá vôi rất cứng
- Đá vôi không cứng lắm
- Đá vôi có màu trắng
- Đá vôi gặp axit thì tan ra
- Đá vôi gặp giấm chua thì sủi bọt
................
- Đại diện các nhóm lần lượt lên báo cáo.
- Giống nhau: Đá vôi có màu trắng và không cứng lắm.
-Khác nhau: các từ ngữ dùng chưa giống nhau, đá vôi gặp giấm chua thì tan, gặp axit thì tan...
- Đá vôi có cứng không?
- Đá vôi và đá thường, đá nào cứng hơn?
- Đá vôi gặp axit có tan không?
- Đá vôi gặp giấm chua có sủi bọt không?
..........
- Xem sác giáo khoa, xem qua mạng máy tính, làm thí nghiệm,...
- Làm thí nghiệm.
- Lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên lấy đồ dùng.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng Kết luận
Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
Nhỏ một vài giọt giấm thật chua hoặc axit lên hòn đá vôi và đá cuội.
……………………………………… 
……………………………………….
.………………………………………… 
…………………………………………
………………………………………….
- Mời các nhóm nêu phần thảo luận của nhóm mình.
- Bật màn hình có đáp án.
- Qua phần thảo luận và trình bày kết quả thí nghiệm vừa rồi, mời các nhóm thảo luận và ghi lại tính chất của đá vôi. Thời gian thảo luận là 3 phút.
- Mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Mời các nhóm nhận xét.
- Vậy chúng ta cùng xem kết luận của các nhà khoa học về tính chất của đá vôi
- Kết luận : Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt.
- Gọi HS đọc lại.
* Hoạt động 3: Lợi ích của đá vôi
- Trong đời sống các em thấy đá vôi thường dùng để làm gì?
- Đá vôi có rất nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như : lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng,…( Bật hình ảnh)
- Vôi dùng để ăn trầu là vôi đã được nung từ đá vôi, đó là vôi sồng mà chúng ta thường dùng để tôi lên và làm vật liệu xây nhà.
* Liên hệ: Đá vôi có rất nhiều ích lợi đối với đời sống con người, là nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Hãy tuyên truyền tới mọi người không nên khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, hãy biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. 
- Đại diện nhóm nêu
- Quan sát.
- Thảo luận và ghi kết luận.
+ Đá vôi mềm hơn đá cuội/ Đá vôi không cứng lắm…
+ Đá vôi, khi gặp giấm thật chua axit thì sủi bọt…
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm đều nêu tính chất của đá vôi giống nhau nhưng từ ngữ sử dụng khác nhau.
- Quan sát.
- 3-4 HS đọc lại.
- Đá vôi dùng để xây nhà, kè đường,…
- Theo dõi
- Lắng nghe.
3. Củng cố- Dặn dò
* Trò chơi: Rung chuông vàng.
- Bật màn hình luật chơi
- Đưa ra các câu hỏi và đáp án trả lời cho HS lựa chọn theo hình thức trắc nghiệm.
- Qua bài học hôm nay, các em nắm được điều gì ?
- Tham gia trò chơi
- 2 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
-. Dặn HS về nhà ghi vào vở thí nghiệm các thí nghiệm đã làm như phiếu thí nghiệm và ghi kết luận vào vở.

File đính kèm:

  • docGiao an Da voi.doc