Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 11 phần 2: Lạm phát
Quy các giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm.
Một người có thu nhập $80.000 vào 1931.
CPI1931 = 15,2; CPI1999 = 166.
Thu nhập tính theo giá 1999 = thunhập1931*(CPI1999/CPI1931) = 80.000*(166/15,2) = $873.648.
Mức giá chung tăng 10,9 lần nên thu nhập cũng tăng tương đương 10,9 lần.
Một số biện pháp của CP: trợ giá, tăng lương
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Hà Nội - 2008 2. Lạm phát 2.1. Tiền tệ 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát 2.3. Tác hại của lạm phát 2.4. Điều chỉnh các biến kinh tế theo lạm phát 2.1. Tiền tệ Khái niệm: tiền là tất cả các loại tài sản trong nền kinh tế mà mọi người sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ của người khác. Như vậy, tiền sẽ bao gồm những loại tài sản thường được người bán chấp nhận 2.1. Tiền tệ (tiếp) Chức năng của tiền: Phương tiện trao đổi: nó là trung gian để trao đổi với những hàng hoá khác. Đơn vị hạch toán: là thước đo và biểu hiện giá trị của những hàng hoá khác. Phương tiện cất trữ giá trị: để dành sức mua từ hiện tại tới tương lai. Tiền sẽ không được chấp nhận nếu nó không thể sử dụng trong tương lai. 2.1. Tiền tệ (tiếp) Các loại tiền: Tiền hàng hoá: là loại tiền có một giá trị cố hữu Có một giá trị sử dụng ngay cả khi nó không được dùng làm tiền. VD: vàng, thuốc lá… Tiền pháp định: là loại tiền không có giá trị cố hữu. Khi không được dùng để trao đổi, nó sẽ vô nghĩa. Pháp định: do pháp luật quy định và đảm bảo có thể đạt được sự thừa nhận chung. 2.1. Tiền tệ (tiếp) Đo lường khối lượng tiền tệ: 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát Lạm phát (Inflation): là thuật ngữ dùng để mô tả sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát: là phần trăm thay đổi của mức giá so với thời kỳ trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index): là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua 1 rổ hàng hoá, dịch vụ cố định 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát (tiếp) Một số lưu ý khi tính CPI Độ lệch thay thế Giá của các hàng hoá thay đổi nhanh, chậm khác nhau. Người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá tăng giá nhanh và mua nhiều hàng hoá tăng giá chậm tỷ trọng các hàng hoá trong giỏ đã thay đổi. Tuy nhiên CPI lại cố định tỷ trọng này chỉ số này thường ước tính quá cao mức giá sinh hoạt từ năm này sang năm khác. Một số lưu ý khi tính CPI Sự xuất hiện của những hàng hoá mới Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Đồng tiền trở nên có giá trị hơn. CPI không tính được điều này và cũng không bao gồm các hàng hoá mới xuất hiện. Không tính được sự thay đổi của chất lượng Chất lượng của hàng hoá tăng/giảm giá trị của đồng tiền tăng/giảm. CPI không tính được điều này. Sự khác nhau giữa chỉ số điều chỉnh GDP và CPI Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được sản xuất trong nước trong khi CPI phản ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được người tiêu dùng mua. Ví dụ về thiết bị quân sự và hàng nhập khẩu. CPI dựa trên giỏ hàng hoá cố định trong khi nhóm hàng hoá, dịch vụ để tính chỉ số điều chỉnh GDP tự động thay đổi qua từng năm. Phân loại lạm phát Lạm phát vừa phải (Mild Inflation) là lạm phát có tỷ lệ dưới 10%/năm. Lạm phát phi mã (Galloping Inflation) từ 10% đến 999%. Siêu lạm phát (Hyper Inflation) từ 1000% trở lên. a) Phân loại theo mức độ lạm phát Lạm phát do cầu kéo (Demand pull Inflation). Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push Inflation). b) Phân loại theo nguyên nhân gây lạm phát 2.3. Tác hại của lạm phát Chi phí mòn giày (Shoeleather Cost). Mọi người sẽ phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để liên tục gửi và rút tiền. Thời gian và sự tiện lợi của mọi người sẽ phải hy sinh để giữ ít tiền. Chi phí thực đơn (Menu Cost). Lạm phát các hãng sẽ liên tục phải thay đổi giá hàng hoá. Chi phí quyết định giá mới. Chi phí in bảng giá và catalogue mới. 2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Chi phí gửi các tài liệu mới cho khách hàng. Chi phí quảng cáo giá mới. Chi phí giải thích giá mới với khách hàng. Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai các nguồn lực. Lạm phát giá của các hàng hoá thay đổi khác nhau giá tương đối của chúng thay đổi quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. 2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Nhầm lẫn và bất tiện. Lạm phát giá trị đồng tiền là khác nhau tại các thời điểm việc tính toán một số chỉ tiêu (lợi nhuận) là phức tạp hơn. Nhà đầu tư khó phân biệt giữa doanh nghiệp hiệu quả và không. Thị trường tài chính khó phân bổ các nguồn lực. 2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra. Năm 1980, mua 1 cổ phiếu: $10. Năm 2000, bán lại với giá: $50. Bị đánh thuế trên số tiền lãi: $40. Giả sử trong 20 năm này, mức lạm phát tăng gấp đôi. $10 (1980) tương đương $20 (2000) số tiền lãi thực sự là $30 luật thuế không tính đến lạm phát thổi phồng mức lãi tăng gánh nặng thuế. 2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra. Lạm phát cao giảm động cơ tiết kiệm giảm đầu tư. 2.3. Tác hại của lạm phát (tiếp) Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ, ngoài dự kiến phân phối lại của cải giữa các thành viên không theo công lao và nhu cầu của họ. Nếu lạm phát cao ngoài dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay chịu thiệt. 2.4. Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát Quy các giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm. Một người có thu nhập $80.000 vào 1931. CPI1931 = 15,2; CPI1999 = 166. Thu nhập tính theo giá 1999 = thunhập1931*(CPI1999/CPI1931) = 80.000*(166/15,2) = $873.648. Mức giá chung tăng 10,9 lần nên thu nhập cũng tăng tương đương 10,9 lần. Một số biện pháp của CP: trợ giá, tăng lương… 2.4. Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát (tiếp) Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa. Lãi suất thực tế mới là cái thực sự được quan tâm. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Gửi 100 vào ngân hàng; lãi suất 10%/năm. Sau 1 năm, nhận được 110. Lạm phát 4%. Tức là 100 trong quá khứ tương đương 104 trong hiện tại. Phần lãi = 110 – 104 = 6. Lãi suất thực tế = 6/100 = 6% = 10% - 4%. 3. Thất nghiệp 3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp 3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp 3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi 1 số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm (theo ILO) Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc nhưng không có việc làm. 3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp (tiếp) Tác động của thất nghiệp đối với cá nhân. Thất nghiệp được xem là biến cố khốn cùng trong cuộc đời. Mức sống thấp hơn trong hiện tại. Bất ổn trong tương lai. Lòng tự trọng bị tổn thương. Tác động đối với quốc gia. Thất nghiệp cao GDP thấp mức sống của người dân giảm. 3.1. Khái niệm và tác động của thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp cao tiết kiêm thấp đầu tư thấp tăng trưởng kinh tế dài hạn thấp. Thất nghiệp cao những người có việc làm phải san sẻ một phần thu nhập cho những người thất nghiệp động cơ làm việc thấp. Thất nghiệp cao sự bất ổn về chính trị và gia tăng các tệ nạn xã hội. 3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp Định kỳ, các cơ quan của chính phủ tiến hành điều tra và xếp những người từ 15 tuổi vào 1 trong 3 nhóm sau: Có việc làm: sử dụng hầu hết thời gian trong tuần để làm một công việc được trả lương. Thất nghiệp: những người muốn làm việc nhưng hiện thời chưa có việc làm. Không nằm trong lực lượng lao động: những người không thuộc hai nhóm trên (sinh viên dài hạn, người nghỉ hưu, người nội trợ…) 3.2. Đo lường các biến số về thất nghiệp (tiếp) Từ đó tính các chỉ số sau: Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp = (số người thất nghiệp/lực lượng lao động)*100%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (lực lượng lao động/tổng số người lớn)*100%. 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp Thất nghiệp tự nhiên. Trong nền kinh tế luôn luôn có một số người thất nghiệp. Điều này là không tránh khỏi. Thất nghiệp tự nhiên là chỉ lượng thất nghiệp bình thường, cố hữu của một nền kinh tế. 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp chu kỳ: dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp theo thời gian. Loại thất nghiệp này phụ thuộc vào sự lên hay xuống của chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp sa thải tỷ lệ thất nghiệp tăng thất nghiệp chu kỳ. 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp do người công nhân cần có thời gian để tìm kiếm việc làm. Tìm việc làm đúng sở thích, kỹ năng. Sự chuyển dịch giữa các ngành nghề người lao động cần có thời gian để thay đổi ngành nghề. Do khoảng cách về địa lý và thông tin người lao động cần có thời gian để tìm việc làm ở những khu vực mới. 3.3. Các cách hiểu về thất nghiệp (tiếp) Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp do người lao động từ chối một việc làm nào đó mà họ chưa thực sự ưng ý để tìm việc hài lòng hơn. Thất nghiệp không tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp do người lao động muốn có công việc (bất kể việc gì) nhưng cũng không tìm được việc. (Thường liên quan đến lao động có kỹ năng thấp). 3.4. Các nguyên nhân gây ra thất nghiệp Luật tiền lương tối thiểu. Công đoàn. Công đoàn đòi hỏi mức lương cao hơn mức cân bằng thất nghiệp. Lý thuyết tiền lương hiệu quả. Dựa trên lý thuyết này, doanh nghiệp trả lương cao hơn mức cân bằng thất nghiệp. Sức khoẻ công nhân. Thù lao cao sức khoẻ tốt hiệu quả lao động cao. 3.4. Các nguyên nhân gây ra thất nghiệp (tiếp) Tốc độ thay thế công nhân. Lương cao giảm tỷ lệ thay thế nhân công doanh nghiệp ổn định hơn. Nỗ lực của công nhân. Lương cao công nhân nỗ lực hơn Chất lượng công nhân. Do cạnh tranh, tiền lương cao doanh nghiệp có thể thu hút những nhân công có chất lượng cao. 4. Tỷ giá hối đoái Khái niệm: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này tính bằng một đồng tiền nước khác. Nói cách khác, nó là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền khác nhau. Trong môn học này, tỷ giá được hiểu là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ. Nói: tỷ giá tăng một nội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn nội tệ lên giá. 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá thị trường của một đồng tiền tính bằng một đồng tiền khác. Tức là, tỷ lệ mà tại đó người ta đổi đồng tiền của quốc gia này lấy đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền. Tỷ giá này có tính đến sự thay đổi giá cả hàng hoá (mức giá) giữa hai nước. 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tỷ giá hối đoái thực tế = (e x P)/P*. e: tỷ giá danh nghĩa. P: mức giá trong nước (thường tính dựa trên CPI trong nước). P*: mức giá nước ngoài (thường tính dựa trên CPI nước ngoài). Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh số đơn vị hàng hoá nước ngoài đổi lấy một đơn vị hàng hóa trong nước. 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) e2006: 1 VND = 0,000062 USD. Năm 2000: CPI =100 ở cả hai nước. Năm 2006: CPIVN = 125. CPIUS = 109. Tỷ giá thực tế = (0,000062*125)/109 = 0,000071. Tỷ giá thực tế tăng giá hàng trong nước đắt hơn giá hàng nước ngoài người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ không ưa thích hàng trong nước xuất khẩu ròng giảm. 4. Tỷ giá hối đoái (tiếp) Tác động của tỷ giá hối đoái: Tác động đến thương mại quốc tế. Tỷ giá giảm cần ít ngoại tệ hơn để đổi 1 nội tệ xuất khẩu tăng vì ngoại tệ thu được đổi ra được nhiều nội tệ hơn. Tác động đến đầu tư quốc tế. Tỷ giá giảm cần ít ngoại tệ hơn để đổi 1 nội tệ khuyến khích nhập khẩu tư bản vì sẽ có lợi hơn khi mang ít ngoại tệ vào trong nước để đổi được nhiều nội tệ đầu tư sản xuất trong nước sẽ có lợi hơn.
File đính kèm:
- Bài 11-phan 2.ppt