Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 5: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

Điều gì sẽ xảy ra??

- Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá sàn ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng dư thừa hàng hoá sẽ xảy ra.

=> Thị trường phát sinh một cơ chế để phân phối lượng hàng dư thừa: người bán sẽ phải dựa trên quan hệ thân quen, gia đình để bán được hàng.

- Có hiệu quả và công bằng không?

 

ppt35 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 6167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn kinh tế học đại cương Bài 5: Cung, cầu và chính sách của chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Hà Nội - 2008 Bài 5. Cung, cầu và chính sách của chính phủ Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá trần. Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá sàn. Chính sách thuế - Đánh vào người mua Chính sách thuế - Đánh vào người bán. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế. Các chính sách trên được đưa ra khi chính phủ cho rằng thị trường đang tạo ra sự bất công với người mua hoặc người bán. ?? Có thực sự khôi phục được sự công bằng?? 1. Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá trần (Ceiling price: Pc) 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường. 1.2. Tình huống 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường Giá trần là mức giá tối đa áp đặt cho một loại hàng hoá nào đó. Chính phủ áp đặt giá trần khi cho rằng mức giá thị trường gây bất lợi cho người mua. - Mức giá trần mà chính phủ áp đặt có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau đây. 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường (Tiếp) - Giá trần không ràng buộc Giả sử chính phủ áp đặt mức giá trần bằng => cao hơn giá cân bằng của thị trường. Điều gì xảy ra?? (Các lực lượng thị trường vẫn ở tại điểm cân bằng một cách tự nhiên). Trong trường hợp này, giá trần được gọi là không ràng buộc. (vì không hề gây ảnh hưởng). 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường (Tiếp) 8 4 5 0 16 41 Lượng Giá trần Giá S D Giả sử chính phủ áp đặt mức giá trần bằng 4 => thấp hơn giá cân bằng của thị trường. Các lực lượng có xu hướng đẩy giá về mức cân bằng. Gặp giá trần => không thể cao hơn được nữa. => Giá thị trường phải bằng giá trần. Giá trần (trường hợp này) là một điều kiện rằng buộc. - Giá trần có ràng buộc thiếu hụt 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường (Tiếp – giá trần ràng buộc - nhận xét) Điều gì sẽ xảy ra?? Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hoá sẽ xảy ra và người bán sẽ phải phân phối số hàng khan hiếm này cho một lượng lớn những người mua. => Thị trường phát sinh một cơ chế để phân phối lượng hàng thiếu hụt: Xếp hàng: những người đến sớm và sẵn sàng chờ đợi sẽ mua được hàng. 1.1. Tác động của giá trần tới kết quả hoạt động của thị trường (Tiếp – giá trần ràng buộc - nhận xét) Sự phân phối thiên vị: người bán phân phối lượng hàng khan hiếm cho những người thân, quen hay theo một cách thiên vị nào đó. - Có hiệu quả và công bằng không?? - Như vậy, giá trần được đưa ra nhằm giúp đỡ những người mua, nhưng không phải tất cả các người mua, nhưng không phải tất cả các người mua đều được hưởng lợi. Một số người được lợi vì mua được hàng với giá thấp. Một số người khác không mua được bất cứ đơn vị hàng hoá nào. 1.2. Tình huống – xếp hàng tại trại xăng E D Q1 S1 P PC P1 Giá trần Lượng P P2 PC P1 Q2 QD Q1 Lượng Giá trần S2 S1 - Khi OPEC chưa cắt giảm sản lượng, giá cân bằng thấp hơn giá trần => không ảnh hưởng đến thị trường - OPEC cắt giảm sản lượng => cung dịch chuyển sang trái. - Nếu không có giá trần?? - Có giá trần? Xếp hàng là do đâu? 1.2. Tình huống – Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn và dài hạn - Chính phủ áp đặt giá trần cho tiền thuê nhà => trợ giúp người nghèo. - Trong ngắn hạn: Số căn hộ cho thuê được xem là cố định (chủ nhà không thể thay đổi nhanh chóng con số này) => đường cung là thẳng đứng. Người muốn thuê cũng phản ứng không mạnh (để thay đổi thói quen sinh hoạt => cần phải có thời gian) => đường cầu rất dốc. => Cung cầu không co giãn => mức thiếu hụt là nhỏ. 1.2. Tình huống – Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn và dài hạn (Tiếp) Tiền thuê Giá trần Thiếu hụt Số căn hộ cho thuê S PC Q D Trong dài hạn: Phía cung. Chủ nhà không xây thêm căn hộ mới; Không bảo dưỡng; Rút bớt các căn hộ đang cho thuê; => Cung dài hạn là co giãn => đường cung thoải. Phía cầu: mọi người muốn thuê căn hộ riêng (vì sao?); Nhiều người đổ về thành phố hơn. => Cầu dài hạn là co giãn => đường cầu thoải. => Mức thiếu hụt nhà là rất lớn 1.2. Tình huống – Kiểm soát tiền thuê nhà trong ngắn hạn và dài hạn (Tiếp) Một số hậu quả từ kiểm soát tiền thuê nhà: Chủ nhà có một danh sách khách hàng chờ => hành xử như thế nào?? Nảy sinh tình trạng đút lót để có được nhà => số tiền này + tiền thuê nhà => ngang mức giá cần bằng. So sánh: Không kiểm soát: ngôi nhà được chăm sóc. Kiểm soát: chủ nhà không quan tâm đến khách hàng, ngôi nhà tồi tàn, chất lượng kém. (vì sao?) Không hiệu quả; không công bằng. (vì sao?) 2. Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá sàn (Floor Price: PF) 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường 2.2. Tình huống. 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường Giá sàn là mức giá tối thiểu áp đặt cho một loại hàng hoá nào đó. Chính phủ áp đặt giá sàn khi cho rằng mức giá thị trường gây bất lợi cho người bán. - Mức giá sàn mà chính phủ áp đặt có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau đây. 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường (tiếp) Giả sử chính phủ áp đặt mức giá sàn bằng 4 => thấp hơn giá cân bằng của thị trường. Điều gì xảy ra?? (Các lực lượng thị trường vẫn ở tại điểm cân bằng một cách tự nhiên). Trong trường hợp này, giá sàn được gọi là không ràng buộc. (vì không hề gây ảnh hưởng). 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường (tiếp) 8 7 5 0 6 16 24 41 Lượng Giá S Giá sàn D Dư thừa - Giả sử chính phủ áp đặt mức giá sàn (7) cao hơn mức giá cân bàng của thị trường. Các lực lượng có xu hướng đẩy giá về mức cân bằng. Gặp giá sàn => Không thể thấp hơn được nữa. => Giá thị trường phải bằng giá sàn. Giá sàn (trường hợp này) là một điều kiện buộc. 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường (tiếp – giá sàn ràng buộc - nhận xét) - Điều gì sẽ xảy ra?? - Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá sàn ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng dư thừa hàng hoá sẽ xảy ra. => Thị trường phát sinh một cơ chế để phân phối lượng hàng dư thừa: người bán sẽ phải dựa trên quan hệ thân quen, gia đình để bán được hàng. - Có hiệu quả và công bằng không? 2.1. Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường (tiếp – giá sàn ràng buộc - nhận xét) Như vậy, giá sàn được đưa ra nhằm giúp đỡ những người bán, nhưng không phải tất cả các ngời bán đều được hưởng lợi. Một số người được lợi vì bán được hàng với giá cao. Một số người khác không bán được bất cứ đơn vị hàng hoá nào. => Biện pháp kiểm soát giá (cả giá trần và giá sàn) thường gây tổn hại cho những người mà nó định tìm cách trợ giúp. Phần trên đã minh hoạ rõ hơn nguyên lý “thị trường là...” và giải thích vì sao các nhà kinh tế phản đối chính sách kiểm soát giá. 2.2. Tình huống - Luật tiền lương tối thiểu Hầu hết các nước => quy định mức lương tối thiểu. Thị trường lao động có kỹ năng (lương cao) => luật tiền lương tối thiểu không có tính ràng buộc. Thị trường lao động ít kỹ năng (lương thấp) => luật tiền lương tối thiểu có tính ràng buộc. => thất nghiệp. 2.2. Tình huống - Luật tiền lương tối thiểu (tiếp - một số quan điểm) Ủng hộ: tiền lương tối thiểu giúp nâng cao thu nhập của những người lao động nghèo. Phản đối: Tăng thất nghiệp; Khuyến khích thanh niên nghỉ học giữa chừng để đi làm => thế chỗ những người đang có việc làm mà chưa hề được qua đào tạo; làm cho những người này mất cơ hội được đào tạo qua công việc; Không đúng đối tượng; một phần những người được lương tối thiểu là thanh niên tầng lớp trung lưu => đi làm để có tiền tiêu vặt => không đúng mục đích giúp người nghèo. 3. Chính sách thuế - đánh vào người mua 0 15 16 41 Q D2 D1 5,2 5 4,7 8 S P Chiếc nêm thuế (0,5) - Giả sử chính phủ đánh một mức thuế =0,5 vào người mua => người mua phải trả thêm 0,5 trên mỗi đơn vị sản phẩm họ mua. Phân tích 3 bước... Đường cầu dịch chuyển sang trái => lượng cân bằng giảm từ 16 xuống 15 => thuế làm giảm sút quy mô thị trường. 5; 5,2; 4,7 là những mức giá gì?? 3. Chính sách thuế - đánh vào người mua (Tiếp) Mức thuế =0,5 làm cho đường cầu dịch chuyển xuống dưới một lượng đúng bằng 0,5. Tại sao?? (Chi phí mua hàng bao gồm cả thuế. Để mua 1 lượng như cũ, giá thị trường phải thấp đi đúng 0,5). Mặc dù người mua trực tiếp nộp toàn bộ số thuế nhưng ai là người chịu gánh nặng thuế?? 3. Chính sách thuế - đánh vào người mua (Tiếp) Kết luận: Thuế cản trở hoạt động thị trường. Khi một mặt hàng bị đánh thuế, lượng bán ra của nó giảm và thị trường đạt trạng thái cân bằng mới. Người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế. Tại trạng thái cân bằng mới, giá người mua phải trả sẽ cao hơn, giá người bán nhận được sẽ thấp hơn. 4. Chính sách thuế - đánh vào người bán P Giả sử chính phủ đánh một mức thuế = 0,5 vào người bán =>người bán phải nộp cho chính phủ 0,5 trên mỗi đơn vị sản phẩm họ bán ra. Phân tích 3 bước... Đường cung dịch chuyển sang trái => lượng cân bằng giảm từ 16 xuống 15 => thuế làm giảm sút quy mô thị trường. 5, 5,2; 4,7 là những mức giá gì? 4. Chính sách thuế - đánh vào người bán (Tiếp) Mức thuế =0,5 làm cho đường cung dịch chuyển lên trên một lượng đúng bằng 0,5. Tại sao?? Mặc dù người bán trực tiếp nộp toàn bộ thuế nhưng ai là người chịu gánh nặng thuế?? Mức giá 4,7 và 5,2 ở trên là những con số ngẫu nhiên hay có thể tính toán chính xác được? Nếu tính toán được, hãy chứng minh. Kết luận chung về chính sách thuế Thuế đánh vào người mua hay người bán là như nhau. Tức là thuế đặt một chiếc “nêm” vào giữa giá người mua trả và giá người bán nhận. Chiếc nêm này là không thay đổi bất kể thuế thu từ ai. Tại trạng thái cân bằng mới, người mua và người bán cùng nhau chia sẻ gánh nặng thuế. Các nhà hoạch định có thể quyết định được mức thuế, quyết định ai là người trực tiếp nộp thuế nhưng không thể quyết định được sự phân chia gánh nặng thuế. Tình huống - thuế thu nhập cá nhân Đánh giá thu nhập vào cá nhân, nhưng thực sự người lao động và doanh nghiệp chia sẻ gánh nặng thuế này. Tại sao?? => Thuế thu nhập cá nhân tương tự như thuế đánh vào hàng hoá. 5. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế P Bán nhận P P mua trả Phần người bán chịu S D Phần người mua chịu E Q - Gánh nặng thuế được phân chia như thế nào?? Người bán phản ứng mạnh, người mua ít phản ứng với giá. => Người bán chịu phần thuế nhỏ; người mua chịu gánh nặng thuế lớn nhất. - Cầu không co giãn, cung co giãn 5. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế (Tiếp) - Cầu rất co giãn và cung không co giãn - Người bán ít phản ứng, người mua phản ứng mạnh với giá. - => Người bán chịu phần nhiều gánh nặng thuế; người mua chịu ít hơn. 5. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế (Tiếp) - Quy luật: Bên nào (cung hay cầu) ít co giãn hơn, bên đó chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. Giải thích: Hệ số co giãn phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường khi bất lợi. VD: cầu co giãn lớn hàm ý rằng, người mua có nhiều phương án thay thế và dễ rời bỏ thị trường. => Bên nào ít có sự lựa chọn (hệ số có giãn nhỏ) => sẽ yếu thế => chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. Tình huống – ai chịu thuế hàng xa xỉ Chính phủ đánh thuế hàng xa xỉ. Mục đích: tăng nguồn thu từ những người giàu. Cầu về hàng xa xỉ là co giãn hay không?? Cung về hàng xa xỉ là co giãn hay không? (Các nhà máy không dễ dàng chuyển sang hoạt động khác; công nhân không dễ dàng đổi nghề). => Gánh nặng thuế đổ dồn lên các nhà cung cấp. => Thuế đánh vào hàng xa xỉ lại chủ yếu tạo ra gánh nặng cho công nhân và tầng lớp trung lưu. Tóm tắt lại bài học Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá trần. Chính sách kiểm soát giá trực tiếp – Giá sàn. Có thể làm tổn hại những người mà nó định trợ giúp 3. Chính sách thuế - Đánh vào người mua. 4. Chính sách thuế - Đánh giá vào người bán. Thuế làm cản trở hoạt động thị trường. 5. Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế. => Việc phân chia gánh nặng thuế. Một số câu hỏi Giá trần; giá sàn là gì? Chúng được đặt ra để làm gì. Cho ví dụ về giá trần, giá sàn. Yếu tố nào gây ra sự thiếu hụt hàng hoá – giá trần hay giá sàn? Yếu tố nào gây ra sự thặng dư? Khi một hàng hoá không được phép điều chỉnh để cân bằng cung cấp, các nguồn lực sẽ được phân bổ theo cơ chế nào?? Vì sao các nhà kinh tế thường phản đối chính sách kiểm soát giá? Một số câu hỏi (Tiếp) Thuế hàng hoá ảnh hưởng đến giá người mua trả, giá người bán nhận và lượng hàng bán ra như thế nào?? Sự khác nhau giữa thuế người mua trả và thuế người bán trả là ở chỗ nào? Khoản tiền mà chính phủ nhận được có thay đổi từ hai kiểu thu thuế này không? Điều gì quyết định sự phân chia gánh nặng thuế giữa người mua và người bán? Tại sao? Một số câu hỏi (Tiếp) Trình bày một số lập luận ủng hộ cho việc: không nên sử dụng mức lương tối thiểu. Lập luận trên là nhận định thực chứng hay chuẩn tắc? Việc buôn lậu xăng, dầu qua biên giới vừa qua là do tác động của điều gì? Nếu là nhà hoạch định chính sách bạn có hành động giống chính phủ không (nêu ý kiến của bạn)? Ý kiến bạn vừa nêu là quan điểm chuẩn tắc hay thực chứng? 

File đính kèm:

  • pptBai 5.ppt
Bài giảng liên quan