Bài giảng Môn Lịch sử lớp 6 - Mở đầu sơ lược về môn lịch sử

- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động.

Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.

- Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".

 

docx239 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn Lịch sử lớp 6 - Mở đầu sơ lược về môn lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 niên biểu để ghi nhớ các sự kiện chính về cuộc Cách mạng 1905 - 1907.
- Kết quả, ý nghĩa :
+ Cách mạng Nga 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản.
+ Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 - 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
Nội dung 4 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII - XIX
A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Một vài thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật ; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài, hoạ sĩ nổi tiếng và một số tác phẩm tiêu biểu của họ.
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật
Nhận biết được những thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật :
- Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ,... đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.
- Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thuỷ và đường sắt ra đời. Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt được đại dương.
- Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt chở được nhiều hành khách và hàng hoá trên các toa, đạt tốc độ 6 km/giờ, mở đầu cho sự ra đời của ngành đường sắt.
- Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.
- Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao năng suất lao động. 
- Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,... phục vụ cho chiến tranh.
- Quan sát hình 37 (SGK), nêu nhận xét về tiến bộ của ngành giao thông vận tải.
2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội 
Biết được những tiến bộ tiêu biểu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội :
a) Khoa học tự nhiên
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hoá học.
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. Ông trở thành người đầu tiên chứng minh rằng đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hoá và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật...
b) Khoa học xã hội 
- Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người Đức).
- Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
- Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
- Quan sát hình 38 (SGK), tìm hiểu về tiểu sử và những phát minh của Niu-tơn.
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật
Trình bày sự phát triển của văn học nghệ thuật :
Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức :
- Ở Pháp có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân.
- Ở Anh, nhà thơ Bai-rơn dùng văn học trào phúng làm vũ khí để phê phán những bất công trong xã hội.
- Trong văn học hiện thực phê phán có Ban-dắc (Pháp), Đích-ken (Anh), Gô-gôn và Lép Tôn-xtôi (Nga),... đã viết nhiều tác phẩm, một mặt lên án chế độ bóc lột, mặt khác thông cảm với người dân lao động bị áp bức bất công.
- Về âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mô-da (người Áo), Bách và Bét-tô-ven (người Đức), Sô-panh (người Ba Lan), Trai-cốp-xki (người Nga),... đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc sống tự do...
- Về hội hoạ, xuất hiện nhiều danh hoạ gắn bó với quần chúng nhân dân, tiêu biểu là Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê (Pháp), Gôi-a... với nhiều bức tranh phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội, ca ngợi cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân...
- Lập bảng hệ thống kiến thức từng phần, toàn bài, sưu tầm một số tài liệu đang học.
- Phân tích tính chất tiến bộ của các tác phẩm văn học.
Chủ đề 3
CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Học sinh biết :
- Tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản.
- Một số phong trào tiêu biểu từ giữa thế kỉ XIX đến cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) : cuộc vận động Duy tân (1898), phong trào Nghĩa Hoà đoàn, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, các nước Đông Nam Á : cuộc khởi nghĩa Xi-pay, hoạt động của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh chống thực dân ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và ba nước Đông Dương.
- Cuộc Duy tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản trở thành một nước đế quốc.
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
I. ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh 
Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó :
- Quá trình thực dân Anh xâm lược 
+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ. 
+ Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. 
- Chính sách thống trị của thực dân Anh
+ Về chính trị, Chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ.
+ Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như "chia để trị", khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX :
a) Khởi nghĩa Xi-pay
- Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối.
- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay : ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
- Ý nghĩa : cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
b) Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX
- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ. 
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
- Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hoá thành hai phái, phái "ôn hoà" chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái "cấp tiến" do Ti-lắc cầm đầu thì kiên quyết chống thực dân Anh. 
- Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan : miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Ấn. Hành động này như lửa đổ thêm dầu, khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ.
- Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới. 
- Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến luỹ để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. Các phong trào tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.
- Quan sát hình 41 (SGK) và nhận xét tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
- Lập bảng niên biểu và trao đổi về điểm giống, khác nhau giữa phong trào do Đảng Quốc đại lãnh đạo và phong trào công nhân vào đầu thế kỉ XX.
II. TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX 
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé
Nhận biết được những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :
- Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông ; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử ; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông ; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc... 
- Quan sát hình 42 (SGK) và nêu nhận xét về việc các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc.
- Xác định trên lược đồ các vùng của Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm Trung Quốc. 
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Biết được những nét chính : tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa :
- Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 - 1864).
- Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội.
- Quan sát hình 43 - Lược đồ phong trào Nghĩa Hoà đoàn - SGK để tìm hiểu địa điểm diễn ra và diễn biến của phong trào.
3. Cách mạng Tân Hợi (1911)
Biết về Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân ; trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi : 
- Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân :
Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc. 
+ Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm "đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc".
- Nguyên nhân :
Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi.
- Diễn biến :
+ Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. 
+ Ngày 29 - 12 - 1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 – 1912). Cách mạng coi như chấm dứt.
- Ý nghĩa :
+ Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.
+ Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
+ Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng (thương lượng với Viên Thế Khải), không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Quan sát hình 44 (SGK), tìm hiểu nét chính về cuộc đời và hoạt động của Tôn Trung Sơn.
- Quan sát lược đồ hình 45 (SGK) để xác định phạm vi của cách mạng. Trình bày diễn biến dựa theo lược đồ.
- Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911.
III - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX -  ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Biết được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á :
- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. 
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia ; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
- Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.
- Quan sát lược đồ hình 46 (SGK), xác định tên các nước trong khu vực Đông Nam Á và tên các nước thực dân phương Tây xâm lược đối với khu vực này.
2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
Biết được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á : 
- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra :
+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
+ Ở Phi-líp-pin, cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.
+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.
+ Ở Việt Nam, sau khi triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần vương bùng nổ và quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp,...
- Rút ra đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
- Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
IV - NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Cuộc Duy tân Minh Trị
Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị :
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản ; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
- Quan sát hình 47 - Thiên hoàng Minh Trị (SGK) và nêu nhận xét về những cải cách của ông.
2. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến : chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận, Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Quan sát lược đồ 49 - Đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trong SGK để xác định được các vùng đất mà Nhật Bản xâm chiếm và nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
3. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản
Biết được vài nét về các sự kiện chủ yếu :
- Quần chúng nhân dân, tiêu biểu là công nhân vẫn bị bần cùng hoá.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới sự thành lập Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản năm 1901. 
Chủ đề 4
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914 - 1918)
A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
- Những nét chính về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự ở châu Âu : khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. 
- Sơ lược diễn biến của chiến tranh qua hai giai đoạn :
+ 1914 - 1916 : ưu thế thuộc về Đức, Áo - Hung.
+ 1917 - 1918 : ưu thế thuộc về Anh, Pháp.
- Hậu quả của chiến tranh.
B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Nguyên nhân của chiến tranh 
Biết rõ sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và giải thích được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất :
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên : chiến tranh Mĩ -Tây Ban Nha (1898) ; chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902) ; chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập : khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
2. Diễn biến của chiến tranh
Trình bày đượ

File đính kèm:

  • docxChuanKT,KN. THCS.2..docx
Bài giảng liên quan