Bài giảng Môn Lịch sử lớp 8 - Tiết 7 – Bài 4: Phong trào các công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Tuổi chưa lao động,

Tuổi vàng ấu thơ

Mà sao em phải làm ngơ

Bánh xe xưởng máy vật vờ quay quay.

Nhớ cánh đồng vàng, bị trói tay

Cái thân nô lệ mệt nhoài là em!

Ước gì ra nội cỏ êm,

Kéo tràn một giấc cho quên nhọc nhằn.

Vui vào cái buổi tầm tan,

Về nhà lại cảnh nghèo nàn lo âu

Gục đầu, ngực mẹ xanh xao

Càng thêm lòng mẹ âu sầu tái tê.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Lịch sử lớp 8 - Tiết 7 – Bài 4: Phong trào các công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Trường :THCS Hạp Lĩnh GV:Ngô Thi Chuyên Môn :Lịch Sử Lớp :8A Tiết 7 – Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC Vì sao ngay từ khi ra đời công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tư sản? NGUYÊN NHÂN Công nhân bị bóc lột ngày càng nặng nề Họ phải làm việc nhiều mà lương thấp Điều kiện lao động và ăn ở tồi tàn Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Chỉ phải trả lương thấp, lao động nhiều giờ Trẻ em chưa có ý thức đấu tranh, sự phản kháng thấp hoặc hầu như không có Một cảnh bóc lột lao động trẻ em ở Anh Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc? (Máy móc làm cho lao động nhẹ nhàng, đơn giản, chứ không phải làm cho đời sông người lao động được nhẹ nhàng thoải mái hơn. Bọn tư bản lợi dụng máy móc để tăng cường bóc lột công nhân) “Lực lượng sản xuất máy móc làm cho lao động trở nên nhẹ nhàng và đơn giản ư? Bon tư bản nói: Hay lắm! Bây giờ ta có thể thuê những công nhân không có kiến thức, thuê cả đàn bà và trẻ em, thật là tiện lợi!” “Lực lượng sản xuất máy móc làm cho lao động trở nên nhẹ nhàng và đơn giản ư? Bon tư bản nói: Hay lắm! Bây giờ ta có thể kéo dài ngày lao động đến 10, 12, 14, 16 thậm chí đến 18 giờ!” ...vào bất cứ một nhà máy sợi nào vào năm 1830 ở Anh, Đức hoặc Mỹ đều thấy cảnh tượng như sau: Đàn ông và đàn bà đứng chen chúc nhau, có cả trẻ em độ 12, 15 tuổi hoặc chỉ 5 và 4 tuổi giúp việc bên cạnh. Không khí dày đặc bụi bông và bụi cát làm ai nấy đều ho và chảy nước mắt. Một em bé 7 tuổi ngủ gật vì nó đã làm việc 12 giờ liền. Mẹ nó chưa biết thì tên cai đã đánh thức đứa bé dậy. Bỗng một tiếng kêu thét. Một thiếu nữ mắt quầng sâu và ốm yếu, vì kiệt sức đã ngã vào máy đang chạy và bàn tay cô bị nghiến nát. Tên cai đến và chửi inh ỏi, nào là như thế làm giảm số lãi, nào là máy phải ngừng chạy để lau chùi. Nó chửi mãi cho đến khi một cô gái khác đến đứng máy thay cho người bị nạn. Trước cảnh tượng đó, rất nhiều người căm giận và công phẫn Nhưng làm gì bây giờ?Họ trút nỗi căm hờn vào máy móc ... Urgen Kutsinxki_ “Từ cây gậy đến nhà máy tự động” Em hãy sắp xếp lại các hình thức đấu tranh của công nhân theo thứ tự từ thấp đến cao. a.Đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản. b.Đập phá máy móc và bãi công. c.Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.  	 

File đính kèm:

  • pptTiet 7 PTCN va su ra doi CN Mactiet 1.ppt
Bài giảng liên quan