Bài giảng môn Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa

 Tại sao chúng ta không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc ?

Vì: đeo nghĩa là mang đồ vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.

ppt15 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 3: Luyện tập về từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂULỚP 5 1. Kiểm tra bài cũ:2. Đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng đồng ?1. Tìm một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng”). 3. Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn ?Bài 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống giữa đây: Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ  trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà  túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai  một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở  thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì  trong mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)váckhiêngkẹpxáchđeovác,khiêng)(kẹp,xách,đeo, Các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì ?Bài tập1 Tại sao chúng ta không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc ? Vì: đeo nghĩa là mang đồ vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhỏ và nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp.Bài tập1Luyện tập về từ đồng nghĩaBài tập 2a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.b) Lá rụng về cội.c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.(làm người phải thuỷ chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau:Đây là hình ảnh lá rụng về cội. Vậy, cội có nghĩa là gì (hiểu theo nghĩa gốc) ?Cội: có nghĩa là gốc.Bài tập 2 Đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ trên. VD: Ông tôi ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi. Ông bảo: “Lá rụng về cội, ông muốn về chết ở nơi quê cha đất tổ.”Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa. Bài tập 3 Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có màu sắc của những sự vật nào ?Bài tập 3Bài tập 3	 Có những màu sắc lộng lẫy, sang trọng nhưng cũng có màu sắc bình dị, thanh tao. Em rất yêu màu đen. Gây ấn tượng nhất là màu đen nhánh của than – vàng đen của tổ quốc, màu đen láy của đôi mắt bé yêu, màu đen ngòm của bầu trời khi sắp mưa bão. Những đêm không có trăng, sao mọi vật đều đen trùi trũi, đến cả con chó, con mèo cũng một màu đen nhẻm. Trong các màu sắc Việt Nam em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải nhẹ trên đường. Màu vàng gợi sự no ấm, bình yên. Những cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn, lắc lư những chùm khế, quả cam vàng lịm.TRÒ CHƠI:* Mỗi tổ tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa và đặt ít nhất 2 câu với từ về tìm được.VD: Em sẽ tặng chị một chiếc mũ đỏ nếu chị sinh con gái. Em sẽ biếu chị một chiếc mũ xanh nếu chị đẻ con trai.VD: tặng, biếu; sinh, đẻ; quả, trái; ........ KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔMẠNH KHỎE - HẠNH PHÚC- CHÚC CÁC EM HỌC GIỎI

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_3_luyen_tap_ve_tu_d.ppt
Bài giảng liên quan