Bài giảng Môn mĩ thuật: Bài 9: Thường thức mỹ thuật

Tượng được làm từ thời nhà Lê (cách đây khoảng 600 năm), là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Chất liệu : gỗ, phủ sơn son thếp vàng.

Diễn tả Phật có nhiều con mắt và cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy và che chở, cứu giúp mọi người. Những cánh tay xếp thành nhiều lớp vòng tròn như ánh hào quang. Trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt. Kỹ thuật chạm khắc thật khéo léo

ppt17 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn mĩ thuật: Bài 9: Thường thức mỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Thấy gì trong ảnh ? Bài 9. Thường thức mỹ thuật : 1.Vài nét về điêu khắc cổ - Điêu khắc là gì ? Thường thấy ở đâu ? + Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật truyền thống, gồm tượng và phù điêu. Thường thấy ở đình, chùa, công viên,... - Thế nào là điêu khắc cổ ? + Điêu khắc cổ (cổ xưa) do những nghệ nhân ngày xưa làm ra, thường để ở chùa, đình, miếu phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng. - Tượng và phù điêu cổ thường làm bằng chất liệu gì ? + Tượng, phù điêu cổ thường làm bằng gỗ, đá, đồng, đất nung,... 2. Một số tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam nổi tiếng. a) Tượng: - Tượng Phật A-di-đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh) - Chất liệu : đá xanh. Cao 2,7m, đặt ở gian chính chùa Phật Tích. - Tượng được làm từ thời nhà Lý (một nghìn năm trước đây). Là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ nhất của nước ta. - Pho tượng diễn tả Phật ngồi trên toà sen, tư thế ngồi xếp bằng tròn (thiền định); khuôn mặt và hình dáng biểu hiện vẻ dịu dàng, đôn hậu; các nếp áo cà-sa uốn lượn, mềm mại; hoa văn tinh xảo. Tượng Phật A-di-đà : Một số tượng khác ở chùa Phật Tích : - Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh) Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay : - Tượng được làm từ thời nhà Lê (cách đây khoảng 600 năm), là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất Việt Nam. - Chất liệu : gỗ, phủ sơn son thếp vàng. - Diễn tả Phật có nhiều con mắt và cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy và che chở, cứu giúp mọi người. Những cánh tay xếp thành nhiều lớp vòng tròn như ánh hào quang. Trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt. Kỹ thuật chạm khắc thật khéo léo. Hình những bàn tay và con mắt của Phật Bà Quan Âm : Tượng Hoàng hậu Lê Thị Ngọc Duyên Tượng nhà sư Minh Hành Tượng Hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Trúc Tượng và phù điêu khác ở chùa Bút Tháp Tượng và phù điêu khác ở chùa Bút Tháp - Tượng vũ nữ Chăm (đền Trà Kiệu, Mĩ Sơn, Quảng Nam) - Tượng do những nghệ nhân dân tộc Chăm làm từ thế kỷ thứ X (cách đây hơn 1000 năm). - Tượng tạc bằng đá, gắn liền với phần bệ là cột đền thờ lớn. - Diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. Bố cục cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng rất mềm mại, tinh tế. Tượng thần Kim cương Một số tượng khác của dân tộc Chăm Người cưỡi chim thần Một số tượng cổ bằng gỗ ở chùa Tây Phương (Hà Nội) Điệu nhảy Siva (phù điêu dân tộc Chăm) b) Phù điêu : Thần Shi-va (phù điêu dân tộc Chăm) Người cưỡi ngựa (đình Hạ Hiệp, Hà Tây) Chơi đàn (đình Hoàng Xá, Hà Tây) Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây) 3. Nhận xét chung về điêu khắc cổ Việt Nam. N1: Các tác phẩm điêu khắc cổ làm bằng những chất liệu gì ? Thường được đặt ở đâu ? N2: Những nhân vật để diễn tả của điêu khắc cổ là gì ? N3: Đường nét, hình khối của tượng và phù điêu cổ có đặc điểm gì nổi bật? N4: Hãy nêu nhận xét của em về tay nghề chạm khắc của nghệ nhân xưa ? Chất liệu làm tượng và phù điêu của cha ông ta xưa chủ yếu là đá, gỗ, đất nung. Những nhân vật (đối tượng) để diễn tả của điêu khắc cổ thường là Phật, Thần, Thánh, người lao động, con vật,... Đặc điểm chung của điêu khắc cổ là đường nét mềm mại, hình khối chắc khoẻ, bố cục cân đối. Các nghệ nhân ngày xưa đã có tay nghề chạm khắc rất tinh xảo, làm cho các tác phẩm có được cái hồn riêng, rất sống động. 

File đính kèm:

  • pptbai 9 MT5.ppt