Bài giảng Môn mỹ thuật: Quy trình 2- Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện

Có một cách khác nữa để tạo bố cục, đó là:
Lấy một tờ giấy to. Hình thức này được áp dụng ở những lớp có cửa kính to .
Có một cách khác nữa để tạo bố cục, đó là:
Lấy một tờ giấy to. Dán 4 góc lên tấm kính cửa. Chọn một dáng trong ngân hàng rồi luồn bên dưới tờ giấy to, chọn tiếp một dáng khác mà ta thấy có sự liên quan đến dáng ban đầu .ta dịch chuyển các dáng đó sao cho có một bố cục hợp lý nhất, sau đó thì tô lại các nét trên tờ

pptx23 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn mỹ thuật: Quy trình 2- Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 22/09/2014 ‹#› QUY TRÌNH 2- VẼ CÙNG NHAU VÀ SÁNG TẠO CÁC CÂU CHUYỆN: HOẠT ĐỘNG 1: Vẽ theo quan sát Mời nhóm 1-2 cữ mỗi nhóm 1 HV lên tạo dáng ở giữa phòng (chú ý tạo dáng đẹp và sinh động từ các tình huống trong hoạt động hàng ngày như hoạt động vui chơi, học tập, thể thao…). Các HS còn lại vẽ phác họa nhanh các dáng người làm mẫu, mỗi mẫu trên 1 tờ A4 (2-3 phút)Chú ý vẽ mẫu theo góc nhìn của mỗi người.Mời nhóm 3-4 cữ mỗi nhóm 1 HS lên tạo dáng.Các HS còn lại vẽ phác họa nhanh các dáng người làm mẫu (2-3 phút)Mời nhóm 5-6 cữ mỗi nhóm 1 HS lên tạo dáng đôi.Các HS còn lại vẽ phác họa nhanh các dáng người làm mẫu (3-5 phút) Mời nhóm 7 cữ 2 HS lên tạo dáng đôi.Các HS còn lại vẽ phác họa nhanh các dáng người làm mẫu (3-5 phút)Đặt một số câu hỏi để HS tập trung quan sát: Dáng người mẫu đứng như thế nào?Phần cơ thể nào cuả mẫu gần bạn nhất? Phần cơ thể nào xa bạn nhất? Vì sao?Các động tác của tay và chân ra sao?Theo hướng nhìn thấy phía nào của người mẫu?Đâu to như thế nào so với thân người?Tay kết thúc ở điểm nào?Có thể vẽ nét hoặc đậm nhạt để phát triển khả năng quan sát hình khối. HOẠT ĐỘNG 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh- Mỗi cá nhân trưng bày theo hàng dọc từ bài đầu tiên đến bài cuối để thấy được sự tiến bộ cuả chính bản thân mình.Quý thầy cô có muốn đặt câu hỏi gì người đứng làm mẫu cho mình vẽ không?Khi đứng tạo mẫu cho các bạn vẽ quý thầy cô cảm thấy như thế nào? Khi đứng làm mẫu ta thấy mỏi nhất ở phần nào? Khi mỏi thì dáng người thế nào? Có thể cho các HV khác thử đứng mẫu để có trải nghiệm về sự thay đổi cuả cơ thể.Cho các HV quan sát các dáng vừa vẽKhi kí họa các tư thế, bộ phận người ta có chú ý không?Học sinh Tiểu học khi kí họa các tỉ lệ các bộ phận không quan trọng mà quan trọng sự cân đối trong bài vẽ của các em. Hình nào trông đơn giản quá, hình nào vẽ diễn tả đậm nhạt tốt? Tại sao?Chọn bức hình nào có tỉ lệ tốt nhất trong nhóm mình?Bức ký hoạ nào trông giống dáng tạo mẫu nhất?Bức vẽ nào trông hài hước hay vui , buồn, ngộ nghĩnh…? HOẠT ĐỘNG 3 – Tạo bố cục bức tranh từ ngân hàng hình ảnh Chọn một dáng người trong ngân hàng hình ảnh, từ dáng người đó tạo ra một hành động cụ thể có logic, chọn một dáng khác có liên quan đến dáng ban đầu và cứ thế tạo thành một bố cục…..từ bố cục vừa hình thành, các thành viên của nhóm thảo luận về một câu chuyện ( chủ đề). Trong câu chuyện sẽ có các nhân vật. Các nhân vật có liên quan đến nhau theo quan hệ làng xóm hay bạn bè….Các nhân vật có tên tuổi, tính cách. …..câu chuyện xảy ra ở đâu ? Khi nào?) Các nhóm có thể chọn dáng của nhóm mình hay sao chép dáng của các nhóm khác lưu ý ko lấy được lấy luôn tranh của nhóm bạn. Có một cách khác nữa để tạo bố cục, đó là:Lấy một tờ giấy to. Hình thức này được áp dụng ở những lớp có cửa kính to…..Có một cách khác nữa để tạo bố cục, đó là:Lấy một tờ giấy to. Dán 4 góc lên tấm kính cửa. Chọn một dáng trong ngân hàng rồi luồn bên dưới tờ giấy to, chọn tiếp một dáng khác mà ta thấy có sự liên quan đến dáng ban đầu….ta dịch chuyển các dáng đó sao cho có một bố cục hợp lý nhất, sau đó thì tô lại các nét trên tờ  Gợi ý một số câu để HV chú ý khi hình thành nhân vật, cảnh vật trong tranh:+ Tạo những hình ảnh chồng chéo ở những vị trí xa gần khác nhau để tạo không gian ba chiều.+ Chú ý các mối quan hệ giữa các nhân vật trong tranh.+ Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào?... Ví dụ: Chọn dáng 2 bạn đang vui chơi thì vui chơi trong không gian nào? Thời gian nào? ở nơi nào? Cảnh vật xung quanh ra sao? … theo một câu chuyện.Các nhóm tự sáng tác một bức tranh theo câu chuyện của nhóm thống nhất trên giấy A0.Tô màu để tạo không gian cho bức tranh.  Trưng bày tranh lên góc học tập. Giáo viên nêu câu hỏi+ Em có thấy hài lòng với bố cục và màu sắc của bức tranh trong nhóm? Vì sao?+ Màu sắc trong bức tranh của nhóm là gam màu gì? Các thành viên có thảo luận về màu sắc trước khi thực hiện không?+ Vì sao các bạn lại thống nhất tô màu theo gam màu đó? + Chủ định của các bạn sử dụng sắc độ đó để nói lên điều gì? HOẠT ĐỘNG 4: Chia sẻ nội dung câu chuyệnTrong khi các nhóm thảo luận về câu chuyện, GV đi quanh lớp để tìm các nhân tố có năng lực thuyết trình và các HS rụt rè, nhút nhát. GV gợi ý các HS có năng lực giúp đỡ các HS khác để các HS nhút nhát thuyết trình được câu truyện của nhóm mìnhCác nhóm tham quan vài phút. Chúng ta có cảm xúc gì qua hoạt động vẽ này? (vui vẻ, tự do chọn nội dung theo ý thích…)Chia sẻ cảm nhận, tập thuyết trình trước lớp về nội dung câu chuyện theo tranh của mình.Các nhóm đặt câu hỏi trao đổi về nội dung câu chuyện, về hình dáng nhân vật, màu sắc, cách sắp xếp bố cục… trong tranh của nhóm bạn. Khi tạo các bức tranh này quý thầy cô tạo nhân vật trước hay tạo câu chuyện trong tranh trước?(nên tạo nhân vật cho tranh trước ) . Vì sao ta phải tạo nhân vật trước? ( Vì tạo nhân vật trước sẽ giúp HS phát triển tối đa trí tưởng tượng và óc sáng tạo -> các khối lớn)Không gian của bức tranh ngoài các hình ảnh cần có gì nữa để tạo cho tranh sinh động? (màu sắc trong tranh cần có sự đậm nhạt…) Câu hỏi này dùng trong khi HS thực hành vì đã xong tranh rồi thì khó sửa lại nữa…. Qua các hoạt động này các em phát triển được những kỹ năng gì? (kỹ năng hợp tác nhóm học tập, thuyết trình, biết hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành công việc được giao… )  HOẠT ĐỘNG 5: Tô màu và làm phong phú câu chuyện (Có thể ghép vào hoạt động 4)Cho HV đem tranh về trang trí thêm bằng sáp màu, hay cắt dán thêm… tạo câu chuyện hấp dẫn và sống động.(Có thể lại cho HS treo tranh để thảo luận về màu sắc)+ Bạn có thấy hài lòng với bố cục và màu sắc của bức tranh trong nhóm? Vì sao? + Màu sắc trong bức tranh của nhóm là gam màu gì? Các thành viên có thảo luận về màu sắc trước khi thực hiện không?+ Vì sao các bạn lại thống nhất tô màu theo gam màu đó? + Chủ định của các bạn sử dụng sắc độ đó để nói lên điều gì? HOẠT ĐỘNG 6: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranhThảo luận câu chuyện ngắn từ bức tranh của nhóm mình.Phân vai đóng kịch câu chuyện của nhóm.Các nhóm diễn kịch câu chuyện của nhóm theo nội dung tranh.Các nhóm chú ý nghe và đặt câu hỏi phỏng vấn chia sẻ về nội dung kịch, cách tạo nhân vật… ( Ở phần này GV chú ý để HS kết thúc câu chuyện hay vở kịch một cách mang tính giáo dục cộng đồng cao)Theo quý thầy cô cách phân nhóm 9-10 HS như lớp chúng ta khi tổ chức các hoạt động vẽ này có thuận lời và khó khăn gì không? (nhóm đông mà có sự phân công hợp lí công việc hoàn thành nhanh hơn tuy nhiên GV cần theo dõi hỗ trợ những học sinh chưa tích cực hay nhút nhát…) Chúng ta có thể tổ chức hoạt động vẽ cùng nhau ở lớp nào?Có thể thay mẫu là người bằng các mẫu khác không? Việc đó thực hiện như thế nào? (quả cây, các đồ vật…-> cho sắp đặt một bố cục đẹp vào bài…)Khi kể chuyện, sắm vai, diễm kịch trước đám đông chúng ta thấy có khó khăn gì? (kỹ năng diễn đạt thuyết trình trước đám đông chưa tốt…) 

File đính kèm:

  • pptxQUY TRINH VE CUNG NHAU.pptx