Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp

Đây là một trong những vị thần làm nên vẻ đẹp kì diệu của thần thoại Hy Lạp khi sắc đẹp và sự quyến rũ thuần khiết của nàng được ngợi ca và tôn thờ qua hàng nghìn năm. Nàng có chiếc thắt lưng kì diệu chinh phục mọi người.

 

 

ppt39 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CAÙC VÒ THAÀN TRONG THAÀN THOAÏI HY LAÏPTÀI LIỆU BỔ SUNG BÀI THUYẾT TRÌNHNHÓM 1-TỔ 3VĂN 3B-(Năm học 2009-2010)Zeús, hay Dzeús, (tiếng Hy Lạp: Ζεύς) hay Dias (tiếng Hy Lạp: Δίας), vị thần tối cao, thần thống lĩnh trên đỉnh Olympơ, thần Công lý và Định mệnh. Zeus điều khiển hoạt động của các vị thần khác thông qua quyền năng của mình và ban phát cho thế gian những đặc ân mà Zues cho là cần thiết.ZuesZuesZuesQuyền năng của ZuesAphroditesAphroditesTrong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (tiếng Hy Lạp:	 Ἀφροδίτη) là thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh nở; và cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Venus.Đây là một trong những vị thần làm nên vẻ đẹp kì diệu của thần thoại Hy Lạp khi sắc đẹp và sự quyến rũ thuần khiết của nàng được ngợi ca và tôn thờ qua hàng nghìn năm. Nàng có chiếc thắt lưng kì diệu chinh phục mọi người.Thần Mặt trời Helliot, vị thần tối cao của Ánh sáng, chân lý và nghệ thuật. Thần Mặt trời tiêu biểu cho sự ngưỡng vọng của người Hy Lạp cổ đối với một trong những nguồn sống của con người: Mặt trời!Thần Mặt trời HelliotHelliot Trong thần thoại Hy Lạp Mặt Trời được nhân hóa thành Helios ( Ἥλιος / ἥλιος). Homer thường gọi ông ta là một Titan và Hyperion. Thần là con của hai Titan: Hyperion và Theia và là anh của nữ thần Mặt Trăng Selene và nữ thần bình minh Eos. Helios được miêu tả là một vị thần đẹp trai với vầng hào quang của tai nắng Mặt Trời trên đầu, cưỡi một chiếc xe ngựa đi trên bầu trời. Homer kể rằng nó được kéo bằng những con bò mặt trời; sau đó Pindar cho rằng nó được kéo bằng con ngựa có mào lửa. Sau đó, những con ngựa được đặt bằng những cái tên: Pyrois, Aeos, Aethon và Phlegon.Trong thần thoại Hy Lạp, Ares (tiếng Hy Lạp: Άρης) là vị thần của chiến tranh, hay chính xác hơn là vị thần của những kẻ cuồng loạn hiếu chiến. Là một vị thần bất tử nhưng Ares đã bị Heracles đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ Aloadae giết chết. Khi bị thương trong cuộc chiến thành Troy, thần đã không được phụ vương Zeus đoái hoài gì đến.	AresAres Thần Ares có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Thần thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Tương truyền chiếc ngai của thần trên đỉnh Olympus được bọc kín bằng da người.	 Thần Mars trong thần thoại La Mã và thần Ares được xem là như nhau. Mars là cha của Romulus và Remus, hai huyền thoại sáng lập ra thành Roma. Vì vậy đối với dân La Mã thần Mars có vị trí quan trọng hơn và được sùng kính hơn. Artemis là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp, là con của thần Zeus và nữ thần Leto, là người chị sinh đôi với Apollo. Artemis tượng trưng cho Mặt Trăng khuyết và sự lạnh lùng. Nữ thần này không bao giờ yêu và có một tấm thân trinh trắng. Thần bắn cung rất giỏi và cũng là vị thần của sự săn bắn. Mỗi khi Artemis vào rừng săn bắn là có một đoàn tiên nữ (nymph) đi theo và chẳng bao giờ họ trở về tay không.	ArtemitArtemitMột trong những chiến công của Artemis là việc trừng trị Tityos, kẻ đã can tội truy đuổi nữ thần Leto, mẹ của Apollo và Artemis, với mưu đồ ám muội. Tên khổng lồ này vốn là con của thần Zeus và Elara] đã được Hera xúi bẩy truy đuổi Leto. Artemis và Apollo giết Tityos rồi ném xác xuống địa ngục Hades. Xác của Tityos nằm che kín 9 mẫu đất, hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụng ăn bộ gan khổng lồ của nó.Asclepius Thần Y học	 Asclepius là vị thần cai quản về sức khỏe. Thần biết ai là người có thể vượt qua bệnh tật, ai là người sẽ chết. Thần có trái tim nhân hậu và cái đầu rất nhạy bén.Asclepius Demeter, thần Nông, là nữ thần cai quản mùa màng, nông nghiệp.	 Nàng cân đối lượng nước các sông, tạo ra sự điều hòa về thời tiết để mang lại những vụ mùa bội thu cho con người. Nàng là biểu tượng được người Hy Lạp cổ đại rất kính trọng!DemeterDemeterDionysus  Dionysus là Thần Rượu và cũng là Thần Sinh sản. Thần được xem là người mang lại những hạt giống sinh sôi trên mặt đất, và là vị thần tạo ra những hương vị rượu rất lạ, không ai bắt chước được.Dionysus Đây là vị thần vô cùng quen thuộc với mọi người, thần tình yêu Cupidon. Với hình ảnh một cậu bé bụ bẫm, vác bên mình cung tên Tình yêu, đây được xem là biểu tượng đẹp nhất của nhân loại về khát vọng tình yêu và hạnh phúc.CupidonCupidonHades,hay còn gọi là Aides, là một trong những người anh em của thần Zeus. Ông là của vị thần cai quản địa ngục. Ông còn có tên khác là Pluto.	HadesHadesCũng như các vị thần khác, ông cũng có món vũ khí riêng cho mình là cây dĩa hai đầu. Theo ông là một con chó ba đầu tên là Ceberus. Ông là một người rất hung tàn sẵn sàng trừng phạt những ai trái ý mình. Những người đã xuống địa ngục thì không bao giờ có thể quay trở lai trừ một số vị anh hùng như Heracles, Achilles,... Ngay cả vợ ông là Persephone cũng không tình nguyện lấy ông mà là do ông bắt cóc.Trong thần thoại Hy Lạp, Hephaistos (tiếng Hy Lạp: Ἥφαιστος Hephaistos) là vị thần của kỹ thuật, bao gồm nghề rèn, thủ công, điêu khắc, kim loại và luyện kim, và lửa. Thần được thời phụng trong khắp các trung tâm chế tạo và công nghiệp ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athena. Thần Vulcan trong thần thoại La Mã tương tự như Hephaestus.HephaestusHephaestusNgay từ khi sinh ra Hephaistos, Hera nhìn thấy cậu quá xấu xí liền quẳng cậu xuống trần gian. Điều này đã giải thích vì sao vị thần này bị thọt một chân và từ đó về sau ông ta rất căm giận về người mẹ độc ác của mình. Thần rơi mãi đến một vùng biển và tại đây cậu được các nữ thần Eurynome và thần biển Thetis thương tình đem về nuôi đến lúc khôn lớn. Lớn lên, thần Hephaistos là một người có thân hình vạm vỡ và đôi tay rắn chắc nhưng vô cùng khéo léo mà nhờ nó chàng đã chế tạo và dạy cho con người làm ra những đồ kim khí, những công trình xây dựng từ đơn giản đến phức tạp nhất. Chàng còn làm những đồ trang sức bằng vàng và bạc tặng cho các nữ thần biển để cảm tạ ơn cứu sống và nuôi dưỡng mình khôn lớn nên người. Dân chúng Hy Lạp kính trọng và tôn chàng làm vị thần thợ rèn hay vị thần lửa của họ, là ông tổ của nghề đúc đồng, làm gốm, luyện kim và xây dựng. Những nghề trên là nhữn nghề quan trọng trong nền văn hóa của người Hy Lạp cổ đại cho thấy thần Hephaistos có ảnh hưởng sâu rộng tới mức nào trong tâm linh những người Hy Lạp xưa.Hermes (tiếng Hy Lạp: Ἑρμῆς) là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp.	Vị thần của hoàng hôn, các con đường; là vị thần bảo hộ của bọn trộm cướp, người du lịch, của các mục đồng; một sứ giả của các thần và một người ăn trộm tài giỏi.HermecHermecHermec - Thần đưa tinHesstia, thần sưởi ấm, là con gái Zeus. Thần cai quản và chăm lo cho bếp lửa gia đình. Đây là một trong những vị thần có ảnh hưởng sâu sắc tới tâm linh của người Hy Lạp cổ đại, bởi họ cho rằng lửa chính là nguồn sống kì diệu mà các thần linh đã ban phát cho con ngườiHesstiaHesstiaHymen, thần Cưới hỏi, là vị thần rất quan trọng, cai quản việc cưới xin của cả thế giới và được một số bộ lạc cổ ở Hy Lạp thờ cúng như tổ tiên của mình, mong thần sẽ mang lại may mắn cho việc cưới xin của con cái họ.HymenHymenIrene, thần Hòa bình, được các Vị thần trên đỉnh núi Olympơ xem là người bảo mệnh cho sự yên ổn của đỉnh núi cũng như loài người. Thông điệp của thần chính là những lời nói mang đến sự yên ổn, hòa hợp. Thần Hòa bình và thần Chiến tranh là hai thần đối lập.IreneIreneThần dê, Pan, là bán thần nửa người nửa dê, sống trên đỉnh Olympơ, làm mục đồng, tính tình ôn hòa và chuyên chăm lo cho việc chăn nuôi gia súc của đỉnh Olympơ.	PanPanPersephone, vị thần của Mùa xuân và đồng thời cũng là thần Chết. Tuy nhiệm vụ của thần có vẻ trái ngược nhau, nhưng đó là một trong những cách phân chia của Zeus. Thần thường xuất hiện với tấm vải choàng màu đen ở trên đầu PersephonePersephonePoseidong, thần Đại dương, em ruột Zues là vị thần cai quản biển cả với cây đinh ba bằng vàng và một sức mạnh phi thường hiếm thấy. Thần thường cưỡi trên các ngọn sóng để thực hiện nhiệm vụ của mình.PoseidongPoseidongTrong thần thoại Hy Lạp, Poseidon là vị thần của biển cả, ngựa và "người rung chuyển trái đất", của những trận động đất. Những vị thần biển Rodon trong thần thoại Illyria, Nethuns trong thần thoại Etrusca, và Neptune trong thần thoại La Mã đều tương tự như Poseidon. Poseidon còn có nhiều người thân như Zeus, Hera, và các con của mình.. Athena là vị thần bảo hộ của thủ đô Athena của Hy Lạp. Nguyên hình của vị nữ thần này xuất phát từ hình dạng của loài chim với dấu hiệu chính là con cú. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Minerva	. Theo Thần phả (Θεογονία-Theogonia) của Hesiod thi Zeus kết hôn với Metis, người con gái thông thái của Okeanos. Khi nàng mang thai, Zeus đã được cảnh báo từ các nữ thần Vận Mệnh rằng đứa con sinh ra từ Metis sau này sẽ lật đổ ông ấy cũng giống như ông ấy đã từng đoạt ngai vàng của bố mình (Cronos) trước kia	 AthenaAthenaVì thế, Zeus đã nuốt cả Metis lẫn cái thai trong bụng. Liền sau đó Zeus phải cố gắng vật lộn với những cơn nhức đầu triền miên, Zeus đành mời gọi thần Hephaestus. Hephaestus đã chẻ trán của Zeus ra bằng cái rìu của mình và Athena từ đó đã vọt ra với đầy đủ vũ khí, y phục do Metis chuẩn bị cho nàng trước khi sinh (trong người thần Zeus).Một người con gái trần gian thêu thùa, dệt lụa rất đẹp. Có người nói nàng học từ nữ thần Athena. Cô ta phạm thượng trả lời: "Tôi tự có năng khiếu bẩm sinh chứ ai cần cô ta dạy bảo!" Nữ thần Athena rất tức giận, biến thành một cụ già đến khuyên bảo nhưng cô ta không nghe, Athena bèn thi tài với cô ta. Athena thêu dệt lại hình ảnh 12 vị thần trên đỉnh Olympus còn cô ta thì thêu hình ảnh thần Zues đang ngoại tình với các cô gái. Athena vô cùng tức giận. "Ngươi thật phạm thượng!", thần nói, rồi biến cô ta thành con nhện. Con cháu của cô ta cũng là giống nhện, mãi mãi thêu thùa những chiếc mạng nhện mà ta thấy ngày nay.	Sau này chính Athena đã hỗ trợ cho các anh hùng Perseus, Jason, Cadmus, Odysseus và Heracles trong những chuyến hành trình của họ. Đặc biệt trong cuộc chiến thành Troy, lúc quân Hy Lạp gần như vô vọng trong việc phá thành thì Athena đã giúp họ tạo ra con ngựa gỗ khổng lồ, kết quả là Troy lọt vào tay quân Hy Lạp ngay sau đó.	 Cả Athena và Poseidon đều muốn trở thành thần bảo hộ cho miền Atikes. Để xứng đáng với sự tôn kính của mình, Athena đã tạo ra một cây ôliu làm tươi tốt khắp các thành luỹ Atikes và cả vùng đất Acropolos.	 Poseidon cố gắng vượt qua Athena bằng cách dùng cây đinh ba của mình đâm xuyên qua mặt đất làm phun lên những cột nước khổng lồ, tuy nhiên vì ông ấy là vị thần của biển cả nên trong nước chỉ có... muối. Món quà của Athena với người dân Atikes xem ra hữu ích hơn, vì vậy Athena đã trở thành vị thần bảo hộ cho vùng đất này. Thành cũng được đổi tên thành Athena.	 Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera (tiếng Hy Lạp: Ἥρα) là thần của hôn nhân, thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Hera là vợ của thần Zeus và, cũng như chồng, có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng trên đỉnh Olympus. Tương đương của thần này trong thần thoại La Mã là Junon.Hera Hera không ưa Heracles vì chàng là con trai của chồng mình với một người phụ nữ trần gian. Khi chàng còn nhỏ, Hera đã cho rắn đến nôi tấn công chàng. Sau đó Hera đã khuấy đảo rừng Amazon để hãm hại chàng khi chàng đang đi săn. Theo truyền thuyết, thần Zeus đã đặt Hercules lên trên bầu vú của Hera khi bà đang ngủ, nhờ thế cậu bé bú được dòng sữa thần thánh của bà và trở thành bất tử. Hera thức dậy và nhận ra rằng cậu bé không phải con của bà: bà đẩy đứa trẻ ra và một dòng sữa từ bầu ngực bà phun lên bầu trời đêm, tạo ra Dải ngân hà. Trong khi đó Hera lại hỗ trợ người anh hùng Jason, vốn không thể nào đoạt được con cừu vàng nếu không có sự hỗ trợ của nàng. Trong thần thoại Hy lạp, Hera là vị nữ thần cai trị cung điện Olympus vì nàng chính là vợ của Zeus. Nhưng việc thờ cúng Hera lại xuất hiện trước việc thờ cúng Zeus khá lâu. Để hiểu rõ hơn, ta lùi lại cái thời mà những thế lực sáng tạo mà ta gọi là "thần" được quan niệm là người phụ nữ. Vị nữ thần mang nhiều hình dạng khác nhau, trong đó có loài chim. Hera được thờ cúng khắp Hy Lạp, những đền thờ cổ xưa và quan trọng nhất được hiến dâng cho nàng. Việc Hera chinh phục thần Zeus và miêu tả nàng như là người đàn bà đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại về một trong những thay đổi sâu sắc nhất trong tư duy loài người.KẾT LUẬN Như vậy thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không phải là lực lượng xa vời, có quyền uy tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con người. Thần của Hy Lạp cổ đại còn có tình cảm yêu ghét vui buồn, thậm chí cũng có ưu khuyết điểm như có khi thì rộng lượng có khi lại hẹp hòi, cũng đa tình, ghen tuông, Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, mỗi người một vẻ, đã làm nên thế giới thần kì diệu và đầy sức cuốn hút. Mỗi vị thần tiêu biểu cho một sức mạnh, một ước mơ, một ý thức về thế giới và vũ trụ mà người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên. Trí tưởng tượng diệu kì của người Hy Lạp đã khắc sâu vào lịch sử nhân loại những hình tượng không thể nào quên như thần Tình yêu Cupidon, Thần Trí tuệ AthenaĐó không chỉ là tài sản tinh thần của người Hy Lạp mà còn là tài sản chung của thế giới.TÀI LIỆU THAM KHẢO Wikipedia.com Thần thoại Hy Lạp (Nguyễn Văn Khỏa) Tài liệu Văn học phương Tây (Đại học Sư phạm Huế)

File đính kèm:

  • pptThan_thoai_Hy_Lap.ppt