Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình

2, Đoạn 2 (16 câucòn lại): Nỗi lòng của Kiều

a, Nỗi đau xót, tủi nhục của Kiều sau khi tiếp khách (8 câu đ*ầu)

CH 4: Kiều tỉnh dậy vào thời gian và không gian nào ? Thời gian và không gian ấy có ý nghĩa gì ?

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh ,

Giật mình mình lại thương mình xót xa .

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Nỗi thương mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự hội giảng năm học 2008-2009Giáo viên thực hiện : Lê Thị Hoà Đọc văn: Nỗi thương mình ( Trích “Truyện Kiều “ - Nguyễn Du )  chị em thuý kiềuchị em thuý kiều .. 2, Đại ý Miêu tả cảnh sống ô nhục, trác táng ở chốn lầu xanh và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều .- -,.3, Bố cục. + Đoạn 1(4 câu đầu ) .Cảnh sống của Kiều giữa chốn lầu xanh. + Đoạn 2 ( 16 câu cuối ). Nỗi lòng của Kiều1, Vị trí đoạn trích .-Từ câu 1229-1248 trong phần “gia biến và lưu lạc ”.I, Tìm hiểu chungCH 1: Em hãy nêu vị trí, đại ý, bố cục của đoạn trích ?II. Phân tíchBiết bao bướm lả ong lơi ,Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm .Dập dìu lá gió cành chim,Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.1, Cảnh sống của Kiều giữ chốn lầu xanhCH 2: Cuộc sống của Kiều giữa chốn lầu xanh diễn ra như thế nào ?.Biết bao bướm lả ong lơi ,Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm .Dập dìu lá gió cành chim,Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. *Cuộc sống lầu xanh. Nơi đêm , ngày diễn ra những cảnh suồng sã ,lả lơi ,ái ân , cợt nhả của khách làng chơi với người kĩ nữ . Và Kiều cũng buộc phải đắm mình trong những “cuộc say” và “trận cười” ấy . * ý nghĩa:+ Tả thực được cuộc sống xô bồ , trác táng ở chốn thanh lâu và số phận thực tế của Kiều .+ Mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của Kiều.+ Thái độ trân trọng , cảm thông của Nguyễn Du đối với Kiều.bướm lả ong lơiCuộc saytrận cườiTống NgọcTrường KhanhCH 3: ý nghĩa của đoạn trích ?.. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh ,Giật mình mình lại thương mình xót xa .2, Đoạn 2 (16 câucòn lại): Nỗi lòng của Kiềua, Nỗi đau xót, tủi nhục của Kiều sau khi tiếp khách (8 câu đ*ầu)CH 4: Kiều tỉnh dậy vào thời gian và không gian nào ? Thời gian và không gian ấy có ý nghĩa gì ?Thời gian : Đêm khuya 	 Vắng lặng, cô liêuKhông gian: Lầu xanh 	 Tác dụng để cho nhân vật thể hiện chiều sâu suy nghĩ khi đối diện với chính mình,Giật mình mình lại thương mình xót xa.*Điệp từ mình nhắc lại trong một câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau đớn ê chề : chỉ mình Kiều biết ,chỉ mình Kiều đau và chỉ mình Kiều thương Kiều . CH 5:Tại sao Kiều lại giật mình khi nhìn lại cảnh ngộ của mình?a/. Kiều thảng thốt, đau đớn nhận ra sự tàn phá đến thảm hại về thể xác và phẩm cách của mình ở chốn lầu xanh.b/. Kiều nhận ra sự cô đơn lẻ loi của mình ở chốn lầu xanh.c/. Kiều nhận ra sự yếu đuối, bất lực của mình trước bao nhiêu sự xấu xa, cạm bẫy đang bủa vây mình mà không thể chống đỡ.d/. Cả a, b, c.CH 6: Điệp từ “mình” nhắc lại ba lần trong một câu có tác dụng gì ?Câu hỏi a. Bằng nghệ thuật đối xứng cho ta thấy sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại về cảnh ngộ và thân phận của Kiều ? Cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều qua bút pháp nghệ thuật này ?Câu hỏi b. Những câu hỏi tu từ trên được thể hiện qua từ ngữ nào ? Và nó diễn tả được sắc thái giọng điệu nào của nhân vật ?Câu hỏi c. Hãy chỉ ra các thành ngữ được vận dụng sáng tạo ở đoạn thơ trên .Sự vận dụng các thành ngữ một cách sáng tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật. Khi sao phong gấm rủ là,Giờ sao tan tác như hoa giữa đường .Mặt sao dày gió dạn sương ,Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ?Thảo luận theo nhúm.Câu a: Bằng nghệ thuật đối xứng cho ta thấy sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại về cảnh ngộ và thân phận của Kiều như thế nào ? Cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều qua bút pháp nghệ thuật này ?. Quá khứ thì êm đềm , hạnh phúc . Còn hiện tại thì đau đớn , phũ phàng vì Kiều ý thức được về thân phận tan nát , sự bẽ bàng chua chát của mình , nhận ra sự ê chề , mệt mỏi đến chán chường của thể xác và tinh thần ở chốn lầu xanh này . Tâm trạng đau đớn , xót xa , dằn vặt , nuối tiếc .Câu hỏi b . Những câu hỏi tu từ trên được thể hiện qua từ ngữ nào ? Nó diễn tả được sắc thái giọng điệu nào của nhân vật ? Thể hiện qua các điệp từ : khi sao , giờ sao, thân sao, mặt sao . Tạo cho giọng thơ có sắc thái đa giọng điệu vừa nuối tiếc xót xa vừa đau đớn dằn vặt .Câu hỏi c. Hãy chỉ ra các thành ngữ được vận dụng sáng tạo ở đoạn thơ trên ? Sự vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật ?  Các thành ngữ : Dạn dày gió sương  dày gió dạn sương Ong bướm chán chường  bướm chán ong chường Nhấn mạnh về thân phận bẽ bàng , nỗi đau về sự thay đổi giá trị con người Kiều và nỗi niềm thương thân tiếc thân của Kiều . Đồng thời gợi lên nỗi niềm xót xa đối với người đọc . Thái độ của nhà thơ . + Nguyễn Du có sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của Kiều , ông đã đau nỗi đau của Kiều và nhập thân vào Kiều để nói nên nỗi đau đó . +Tiếng nói đòi quyền sống ,quyền hạnh phúc cho con người đặc biệt là thân phận của người kĩ nữ tài hoa bạc mệnh như Kiều .Đây cũng là khía cạnh mới mẻ trong CNNĐ của Nguyễn Du.CH 7:Mộng Liên Đường viết : “ Nguyễn Du viết Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút , có nước mắt thấm qua tờ giấy .” Từ nhận định trên , em hiểu được thái độ gì của Nguyễn Du trong khi miêu tả tâm trạng nhân vật ? b, Sự thờ ơ, cô độc của Kiều trong cuộc sống lầu xanh (8 câu cuối) CH 8: Trước một phong cảnh trữ tình , trước những thú vui tao nhã ở chốn lầu xanh mà kiều chỉ: Vui là vui gượng kẻo là .Ai tri âm đó mặn mà với ai ? Tại sao Kiều lại có thái độ ,tâm trạng đó ? Đòi phen gió tựa hoa kề ,Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu . Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu , Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ? Đòi phen nét vẽ câu thơ ,Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa . Vui là vui gượng kẻo là , Ai tri âm đó mặn mà với ai ?  Tâm trạng , thái độ của Kiều : Vui gượng – vui một cách miễn cưỡng nghĩa là Kiều phải đóng kịch với chính mình , phải biểu hiện không thực với lòng mình .Đó chính là bi kịch đau đớn giằng xé giữa con người bên ngoài với con người bên trong của Kiều . Tình thương sâu sắc của Nguyễn Du dành cho Kiều nên Nguyễn Du mới nói nên được tận sâu thẳm cõi lòng của Kiều như thế . III. Tổng Kết2. Giá trị nghệ thuật : nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Bút pháp ước lệ .Nghệ thuật đối xứng ( Tiểu đối trong cấu trúc bốn chữ , tiểu đối trong câu , đối giữa hai câu lục và bát).Ngôn ngữ kể , tả : dùng lời nửa trực tiếp Dùng các cụm từ đan xen , các điệp từ ..1.Nội dung.Nỗi thương thân xót phận và sự tự ý thức cao về nhân phẩm của Kiều .Qua đó thấy được tâm hồn cao đẹp của Kiều .Tấm lòng cảm thông trân trọng của Nguyễn Du đối vối Kiều cũng như kiếp kĩ nữ tài hoa bạc mệnh nói chung .CH 9: Nhận xét chung của em về nội dung và nghệ thuật ? Câu 2. Theo em trong thời đại ngày nay có còn thân phận của người kĩ nữ như Kiều không ? Em có suy nghĩ gì về thân phận của người kĩ nữ ngày nay .Bài tập . Câu 1. Qua đoạn trích “ Nỗi thương mình ” Anh ( chị ) hãy phân tích những biểu hiện mới mẻ trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du ?IV. Củng cố V- DặN DòVề nhà học thuộc lòng đoạn tríchSoạn bài mới ở nhà : Lập luận trong văn nghị luận.Xin cảm ơn sự lắng nghe của các Thầy cô giáo và các em học sinh.

File đính kèm:

  • pptNoi thuong minh2.ppt
Bài giảng liên quan