Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

3. Dịch giả:

- Có người cho rằng tác phẩm do Phan Huy ích (người ở trấn Nghệ An, nay thuộc Hà Tĩnh) dịch. Ông đã từng đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi, một người nổi tiếng văn chương thời bấy giờ.

- Nhiều người lại cho rằng dịch giả đáng tin cậy nhất là Đoàn Thị Điểm(1705-1748) hiệu là “Hồng Hà nữ sĩ”. Người ở trấn Kinh Bắc(nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Một người nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Có thể bà là người đã dịch “Chinh phụ ngâm” từ chữ Hán sang chữ Nôm.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích: Chinh phụ ngâm)Đọc văn:Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị ĐiểmI. Phần Tiểu dẫn: 1. Tác giả: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? gồm có 3 nội dung: Tác giả , tác phẩm và dịch giả.- Đặng trần Côn (không rõ năm sinh năm mất).Quê : làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì -Hà Nội(nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân- Hà Nội).Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.Đậu Hương Cống , đã từng làm: Huấn Đạo, Tri huyện, cuối đời nhận chức Ngự sử “Đài chiếu khám” thời Lê-Trịnh.Sáng tác: Ngoài “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm nổi bật ông còn có một số bài phú.Tất cả đều viết bằng chữ Hán. Chinh phụ ngâm Nguyên văn chữ Hán Phiên âm chữ Hán Dịch thơ Nôm 天 地 風 塵紅 顏 多 屯Thiờn địa phong trầnHồng nhan đa truõnThuở trời đất nổi cơn gió bụiKhách má hồng lắm nỗi truân chuyên2.Tác phẩm : Gồm 478 câu thơ viết bằng chữ Hán, theo thể “Trường đoản cú”(Câu ngắn , dài đan xen).- Hoàn cảnh ra đời:Dưới thời Lê Hiển Tông nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phỉa cử quân đi đánh dẹp. Trai tráng phải từ giã người thân ra trận:mẹ, cha mất con; vợ mất chồng...cảm động trước những tình cảnh đau khổ đó, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”Em hiểu biết gì về hình thức sáng tác và nội dung của tác phẩm?- “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng ra trận: diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn lo âu và khát vọng được đoàn tụ hạnh phúc vợ chồng của nàng.3. Dịch giả: - Có người cho rằng tác phẩm do Phan Huy ích (người ở trấn Nghệ An, nay thuộc Hà Tĩnh) dịch. Ông đã từng đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi, một người nổi tiếng văn chương thời bấy giờ.- Nhiều người lại cho rằng dịch giả đáng tin cậy nhất là Đoàn Thị Điểm(1705-1748) hiệu là “Hồng Hà nữ sĩ”. Người ở trấn Kinh Bắc(nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Một người nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Có thể bà là người đã dịch “Chinh phụ ngâm” từ chữ Hán sang chữ Nôm.II. Đọc - tìm bố cục và đại ýBố cục: gồm hai phần:a, Câu 1-16: Tâm trạng buồn, cô đơn, chờ đợi, đứng ngồi không yên.b, Câu 17-24: Giãi bày nỗi nhớ chồng da diết. Cảnh vật thiên nhiên càng làm tăng nỗi buồn ảm đạm.Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? ý của mỗi phần là gì?Em hãy nêu đại ý đoạn trích?2. Đại ý: Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn,đau xót, nỗi buồn chán nản và nỗi nhớ nhung chồng da diết. Đồng thời cũng nói lên khát vọng được đoàn tụ hạnh phúc của người chinh phụ sau giờ phút biệt ly tiễn chồng ra trận.Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụiii. Đọc hiểu văn bản- Có hai loại thơ phổ biến: Thơ tự sự và thơ trữ tình:+ Thơ tự sự là thơ thiên về miêu tả, kể sự kiện diễn ra bên ngoài một cách khách quan. Ví dụ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh... (Lượm-Tố Hữu)+ Thơ trữ tình là thơ thiên về miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Nếu có kể sự việc cũng là để tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Ví dụ: Hương gượng đốt hồn đà mê mải, Gương gượng soi lệ lại châu chan.Theo em bản dịch thơ thuộc thể loại thơ tự sự hay trữ tình?=>Hai câu thơ kể về chuyện đốt hương, soi gương của chinh phụ, nhưng thực ra muốn nói về tâm trạng của nàng. Các từ “gượng” đều diễn tả sự miễn cưỡng, chán chường. Buồn khổ lên đến cực điểm.Hương gượng đốt hồn đà mê mải,Gương gượng soi lệ lại châu chan.a,Tâm trạng thể hiện qua những cử chỉ và hành động của nàng.Bước đi: “Thầm gieo từng bước” => thể hiện sự nặng nề mệt mỏi bởi trong lòng tràn đầy nỗi nhớ, nỗi đau, buồn lẻ loi.Cử chỉ và hành động được lặp đi lặp lại một cách vô hồn: “Rèm thưa rủ thác đòi phen”=> chiếc rèm buông xuống rồi lại kéo lên nhiều lần.- Các việc làm đều mang tính gượng ép:1. Tâm trạng cô đơn lẻ loi của người chinh phụ sau giờ phút biệt ly chồng ra trận:Bước đi của chinh phụ được miêu tả qua những từ ngữ nào? Gợi cho em những suy nghĩ gì?Cử chỉ, hành động của nàng được nhà thơ miêu tả có gì không bình thường nữa?Đốt( hương)=> hồn mê mảiSoi(gương)=> lệ châu chanGảy(đàn)=> sợ dây đứt, ngại phím chùngGượng=> Tóm lại: mọi cử chỉ và hành động của nàng đều được làm theo thói quen và phản xạ, còn tâm hồn của nàng lại ở nơi khác-nơi đang có chồng nàng ở. Chỉ đến khi “gượng gảy ngón đàn” nàng mới chợt giật mình vì sợ dây đàn “chùng”, “đứt” đồng nghĩa với sự xui xẻo, tan vỡ hạnh phúc.b, Tâm trạng còn thể hiện qua cảnh vật, thời gian và không gian chờ đợi:Nàng vẫn sống trong sự chờ đợi tin tức của chồng nhưng bặt vô âm tín: “thước chẳng mách tin”Ngọn đèn dầu ánh sáng vốn đã yếu ớt, giờ đây ánh sáng như càng tàn lụi thêm: “hoa đèn” cùng với “bóng người” càng làm cho không gian đêm tối thêm rộng lớn, làm tăng thêm sự cô đơn trống vắng.- Âm thanh “eo óc” của tiếng gà gáy cùng với bóng hòe phất phơ lại càng góp phần tăng thêm sự vắng 	vẻ lụi tàn.Cảnh vật qua sự cảm nhận của nàng chinh phụ?Những câu thơ nào nói về sự cảm nhận về thời gian, không gian của nàng? Cảm nhận đó như thế nào?Cảm nhận về thời gian và không gian qua các hình ảnh so sánh càng làm tăng thêm mối sầu trong tâm trạng: + Khắc giờ đằng đẵng = như niên + Mối sầu dằng dặc = miền biển xacác từ “đằng đẳng”, “dằng dặc” kết hợp với các hình ảnh “như niên”, “miền biển xa” diễn tả nỗi đau nặng trĩu kéo dài theo thời gian và bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Tóm lại: không có nỗi buồn đau nào bằng nỗi buồn đau tâm trạng của người vợ phải sống xa chồng khi người chồng ra trận. Bởi người ra trận có mấy ai đi mà trở lại.Nàng nhờ “gió đông”, ngọn gió tốt lành mang tới chồng tấm lòng “nghìn vàng” của mình.Nàng tưởng tượng chồng mình đang ở phương Bắc xa xôi- nơi “non Yên” .=> cách nói, hình ảnh mang tính ước lệ, nhưng khắc họa một không gian nhớ nhung vô cùng tận. Câu thơ như đúc một mối tình, bay khỏi căn phòng hòa điệu với bát ngát vô tận của không gian.2. Nỗi buồn nhớ chồng tha thiết, cảnh vật càng làm tăng thêm nỗi buồn nhớNàng gửi đến chồng nỗi nhớ, tấm lòng mình như thế nào? Nhận xét về cách nói và hình ảnh các câu thơ?Nỗi nhớ đó còn được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào nữa?Đốt( hương)=> hồn mê mảiSoi(gương)=> lệ châu chanGảy(đàn)=> sợ dây đứt, ngại chùngGượngNỗi nhớ“Thăm thẳm”, “bằng trời” hình ảnh so sánh cả về chiều sâu và chiều dài của không gian và thời gian“Đau đáu”  nỗi nhớ thường trực không lúc nào nguôi trong tâm tưởngCảnh vật buồn, lòng người thiết tha (đau đớn)Vừa nhìn vừa nghe được: “sương đượm”(nhìn thấy), “tiếng trùng”(nghe được), “mưa phun”(vừa nhìn thấy vừa nghe được).=> Những câu thơ được hiện ra dưới bút pháp mượn cảnh ngụ tình: mượn cảnh vật để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ vào lúc này: nỗi nhớ chồng càng tăng, nỗi buồn càng thêm ảm đạm. Đó cũng chính là tâm trạng là sự cảm thông của tác giả và dịch giả.Nàng cảm nhận cảnh vật với tâm trạng như thế nào?Iv. tổng kết: Đoạn trích đã miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ trong lòng người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.Qua đoạn trích đã học em ghi nhận được những điều gì?

File đính kèm:

  • pptt6869.ppt