Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Trường Thpt Quang Trung

 Chú ý: Dạng lời nói tái hiện thể hiện trong các tác phẩm văn học. Đó là những mô phỏng các lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào đó mang tính ước lệ, mang tính cách điệu có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật .VD: lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Trường Thpt Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNGVĂN HỌC LỚP:10GV: TRẦN KIM LANKiểm tra bài cũ*Đặc điểm ngôn ngữ nói:Là ngôn ngữ âm thanh, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mục đích trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm...+ Có vai nói – nghe (luân phiên vai nói - nghe)+Ngưòi nói có thể thay đổi lời nói căn cứ vào thái độ và phản ứng của người nghe, ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.+ Người nghe phải tiếp nhận tức thời nên ít có điều kiện suy ngẫm. Phân tích kỹ.+Sử dụng các phương tiện hỗ trợ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói trầm bổng nhanh - chậm, mạnh - yếu, liên tục - ngắt quãng...Từ ngữ: Từ khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy, chêm xen... Câu: câu tỉnh lược, rườm rà có yếu tố trùng lặp... Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói?Tiết PPCT: 38 Tiếng Việt Phong c¸ch ng«n ng÷ sinh ho¹tPhân tích VD( SGK): ( Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học)Hương ơi! Đi học đi!( im lặng)Hương ơi! Đi học đi! ( Lan và Hùng gào lên)Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! ( tiếng một người đàn ông nói to)- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với !... Nhanh lên con, Hương ! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn)- Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!... ( tiếng Hùng tiếp lời)I. Ngôn ngữ sinh hoạt1.Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt-Cuộc hội thoại đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Không gian: Tại khu tập thể X Thời gian: buổi trưa. Các nhân vật giao tiếp là ai ? Quan hệ giữa họ như thế nào ?Nhân vật chính: (Lan, Hùng, Hương) quan hệ bạn bè, bình đẳng về vai giao tiếp. Nhân vật phụ: (người đàn ông hàng xóm, mẹ Hương) quan hệ ruột thịt hoặc quan hệ xã hội (vai bề trên lớn tuổi hơn Lan, Hùng, Hương)Nội dung, hình thức và mục đích cuộc hội thoại này là gì?- Nội dung: báo đến giờ đi học. Hình thức : gọi- đáp. Mục đích: Đến lớp đúng giờ quy định.Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?- Sử dụng nhiều từ hô - gọi, tình thái: ơi, rồi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi... Sử dụng những từ ngữ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ: Chúng mày, lạch bà lạch bạch... Sử dụng câu ngắn, câu tỉnh lược: Hương ơi! ra đây rồi, hôm nào cũng chậm...Căn cứ kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, hãy cho biết ngôn ngữ sinh hoạt là gì? Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.Những đặc điểm ở VD trên em thường thấy ở đâu? Đó là những đặc điểm thường thấy trong ngôn ngữ sinh hoạt. * Đoạn Văn:Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:- Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)Đoạn văn trên có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt không? Nó được thể hiện như thế nào? Vậy ngôn ngữ sinh hoạt còn biểu hiện ở trường hợp nào nữa? Chú ý: Dạng lời nói tái hiện thể hiện trong các tác phẩm văn học. Đó là những mô phỏng các lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào đó mang tính ước lệ, mang tính cách điệu có chức năng như các tín hiệu nghệ thuật .VD: lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết... Ngôn ngữ sinh hoạt có những dạng biểu hiện nào?* Dạng nói: lời độc thoại, đối thoại* Dạng viết: (nhật ký, hồi ức cá nhân, thư từ). Ghi nhớ: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.3. Luyện tập:Phát biểu ý kiến của mình về nội dung các câu sau.Lời nói chẳng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.“ Chẳng mất tiền mua”: ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, không mất tiền mua, ai cũng có thể sử dụng.“ Lựa lời”: Phải biết lựa chọn, dùng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức, phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.“ Vừa lòng nhau”: Tìm ra tiếng nói chung, không xúc phạm nhau, không a dua theo những điều sai trái. Khuyên chúng ta nói năng thận trọng và có văn hoá.Vàng thì thử lửa thử than,Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.“ Chuông”: là vật chất có thể gõ để nghe âm vang của tiếng để xác định chất liệu tốt hay xấu.“Người ngoan”: Phẩm chất năng lực không thể thử bằng các phương tiện vật chất như: đo, gõ...mà phải “ thử lời”, tức là thông qua hoạt động giao tiếp bằng lời nói chúng ta có thể biết trình độ, nhân cách ,quan hệ...của người đó.  Đó là căn cứ để đánh giá người đó” ngoan” hay “không ngoan”“ Vàng”: là vật chất có thể thử bằng lửa, than để biết chất liệu tốt hay xấu.  Đánh giá con người thông qua giao tiếp bằng lời.Phát biểu ý kiến của mình về nội dung các câu sau. Trong đoạn trích dưới ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào?Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích nàyĐoạn văn:Ông Năm Hên đáp:Sáng mai sớm, đi cũng không muộn.Tôi cần một người dẫn đường đếnao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồnghồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt ? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó.... Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế. Theo Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh HạTrả lời:- Đoạn trích trên biểu hiện dưới dạng văn bản. Tác giả mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt ở vùng Nam Bộ, cụ thể là lời ăn tiếng nói của người dân chuyên bắt cá sấu. Cách mô phỏng này làm cho văn bản mang dấu ấn văn hoá địa phương, đồng thời khắc hoạ những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên. - Dùng nhiều từ ngữ địa phương: quới, chén (bát). ngặt, nghe,rượt...*Củng cố bài học:=> Nắm được khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện.=> Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.*Hướng dẫn H tự học ở nhà: Học bài Tập xây dựng đoạn văn có sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt. Chuẩn bị bài “ Tỏ lòng”	 + Sơ nét về tác giả.	 + Đọc 3 văn bản và tìm hiểu chú thích + Phân tích hình ảnh người trai và quân đội thời Trần trong câu 1,2.	 + Phân tích nỗi lòng của tác giả trong câu 3,4. HÕT Xin ch©n thµnh c¸m ¬n!

File đính kèm:

  • pptPhong_cach_ngon_ngu_sinh_hoat_Tiet_1.ppt