Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Rama buộc tội (trích sử thi Ramayana)

Trước công chúng, Rama đã tuyên bố:

 + Lí do phát động chiến tranh.

 + Ruồng bỏ Xita.

a.Lí do phát động chiến tranh

- Lí do: Bảo vệ danh dự của chàng và danh dự dòng họ cao quý.

- Từ ngữ: Danh dự, nhân phẩm, uy tín, tiếng tăm, tài nghệ, gia đình cao quý, dòng họ lẫy lừng.

- Giọng điệu: Lạnh lùng, trịnh trọng của một đấng quân vương.

 Lấy tư cách một vị vua, Rama giải quyết xung đột của cộng đồng, không phải xung đột cá nhân.

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Rama buộc tội (trích sử thi Ramayana), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI ĐIỀU KIỆN VĂN HỌC CHÂU Á 2Đề bài: Soạn giảng trích đoạn “Rama buộc tội”(trích sử thi Ramayana)Họ và tên: Nguyễn Bích NguyệtLớp: Văn C – K60Rama buộc tội(Trích Ramayana)Sử thi RamayanaTác giả ValmikiI.TIỂU DẪN1.Sử thi RamayanaRamayana là một trong hai bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ, có ảnh hưởng sâu rộng và lâu bền tới văn học Ấn Độ và một khu vực rộng lớn của thế giới.Hình thành trong vào khoảng thế kỉ III TCN, do nhiều thế hệ đạo sĩ sáng tạo và Valmiki là người cuối cùng hoàn thiện.-Dung lượng: Khoảng 24 000 câu thơ đôi.Nội dung: Ramayana là bộ sử thi kể về kì tích của chàng hoàng tử Rama trên con đường hành binh chinh phạt phương nam cứu vợ là công chúa Xita bị quỷ vương Ravana bắt cóc đem về đảo Lanka.Tóm tắt: Con trưởng - đi đày- Xita bị cướp - chiến đấu - chiến thắng - nghi ngờ - sum họp - lên ngôi - hạnh phúc. - Ý nghĩa: Qua những hình mẫu con người lí tưởng, sử thi có giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn, giúp con người trở nên thánh thiện, cao thượng hơn.2.Đoạn trích Rama buộc tội- Vị trí: Thuộc khúc ca thứ 6, chương 79. Ngay sau chương Rama chiến thắng quỷ Ravana, thuộc phần cuối của sử thi.Bố cục: 	+ Phần 1(Từ đầu đến “chịu đựng được lâu”): Rama buộc tội Xita.	+ Phần 2(Còn lại): Xita chứng minh mình trong sạch.II.Đọc – hiểu văn bản1.Hoàn cảnh tái hợpSau chiến thắng Rama và Xita gặp lại nhau trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó tác động như thế nào tới hai người?- Không gian gặp gỡ: Không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến đông đảo anh em, bằng hữu, quân đội khỉ Vanara, dân chúng trên đảo Lanka. Cuộc gặp gỡ giữa hai người không chỉ là cuộc gặp gỡ riêng tư giữa hai vợ chồng mà trở thành một sự kiện trọng đại của đất nước. Tư cách kép:	+ Rama: Chồng + vua	+ Xita: Vợ + hoàng hậu.2.Hình tượng nhân vật RamaCách xưng hô của Rama với Xita có gì lạ? Trước công chúng Rama đã tuyên bố những gì với Xita?Trước công chúng, Rama đã tuyên bố:	+ Lí do phát động chiến tranh. 	+ Ruồng bỏ Xita.a.Lí do phát động chiến tranh- Lí do: Bảo vệ danh dự của chàng và danh dự dòng họ cao quý.- Từ ngữ: Danh dự, nhân phẩm, uy tín, tiếng tăm, tài nghệ, gia đình cao quý, dòng họ lẫy lừng.- Giọng điệu: Lạnh lùng, trịnh trọng của một đấng quân vương. Lấy tư cách một vị vua, Rama giải quyết xung đột của cộng đồng, không phải xung đột cá nhân.b.Ruồng bỏ XitaVì sao Rama ruồng bỏ Xita?Bổn phận, danh dự của Rama: Không chấp nhận một người vợ đã “từng sống trong nhà kẻ khác”.Ghen tuông: “Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ravana, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn khắp người nàng”.Cuối cùng, xử nàng án lưu đày: “Nàng muốn đi đâu thì tùy ý, Nàng có thể để tâm đến Lakmana” Ngôn ngữ gay gắt, lạnh lùng tàn nhẫn, lời xúc phạm nặng nề đối với Xita và anh em bằng hữu mà Rama luôn yêu mến.Xita lên giàn hỏa thiêu.Không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”, “nom chàng khủng khiếp như thần chết” Dường như Rama đang phải chịu sự thử thách dữ dội, đau đớn xót xa khi phải nói những lời tàn nhẫn với người vợ mà chàng yêu quý.Khi Xita lên giàn hỏa thiêu, hành động của Rama ra sao?Hành động, lời nói và tâm trạng của Rama có sự mâu thuẫn. Nguyên nhân: Rama bị đặt vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa bổn phận với cộng đồng và tình yêu cá nhân.	+ Chấp nhận Xita mà không có sự tẩy uế =>chàng sẽ bị kết tội là «ngu xuẩn, dâm đãng», không đủ tư cách cai trị vương quốc.	+ Nói những lời tàn nhẫn với Xita=>có thể mất đi người vợ thương yêu. Rama đã chọn bổn phận với cộng đồng, hi sinh tình cảm cá nhân để bảo vệ danh dự, đạo đức xã hội => Vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng. KẾT LUẬN: Ở chương 80, thần lửa đã không thiêu cháy Xita. Thần đã bế nàng ra khỏi ngọn lửa trao lại cho Rama và khẳng định nàng không mảy may phạm tội. Rama vui mừng đón Xita và thần dân ca tụng chàng như ca tụng chiến công mà chàng mới lập được. Đó là chiến thắng bổn phận vị tha, cao thượng trước lợi ích cá nhân. Đây là biểu tượng chiến thắng vinh quang nhất của anh hùng Ấn Độ.Rama đã trở thành biểu tượng cho lòng trung thành với bổn phận của người Ấn Độ.3.Hình tượng nhân vật XitaTâm trạng của Xita:	+ Mọi thứ dường như sụp đổ, khiến Xita “đau đớn đến nghẹt thở, như dây leo bị vòi voi quật nát”.	+ Tiếp đó, nàng cảm thấy “xấu hổ cho số kiếp của nàng”, “muốn tự chôn vùi cả hình hài lẫn thân xác”.Nghe Rama nói, tâm trạng của Xita ra sao? Cuối cùng Xita đã quyết định hành động thế nào?	+ Nỗi xấu hổ nhục nhã trào dâng không thể kiềm chế: “nước mắt nàng đổ ra như suối”.	+ Dần dà lấy lại tự chủ: “Lấy tà áo lau nước mắt rồi nghẹn ngào nức nở, nàng nói”.Tâm trạng đau khổ, diễn ra theo chiều hướng tăng cấp, tuy nhiên đến cuối nàng lại bình tĩnh đưa ra quyết định.Xita đáp lại lời của Rama để thanh minh cho mình:	+ Trước hết, nàng khẳng định phẩm hạnh cao quý của mình, trách Rama đánh đồng nàng với hạng phụ nữ thấp hèn dễ thay lòng đổi dạ.	+ Xita khẳng định nguồn gốc cao quý của mình: Nàng là con của đất mẹ thần thánh(“Tên thiếp là Gianaki.mẹ của thiếp thôi).	+ Nàng khẳng định tình yêu son sắt của mình dành cho Rama.	+ Nàng nhắc đến một nhân chứng quan trọng là Hanuma – người đã tận mắt chứng kiến quãng thời gian nàng bị Ravana bắt cóc.	+ Cuối cùng nàng yêu cầu Lakmana lập cho nàng một giàn hỏa thiêu, yêu cầu thần Lửa chứng minh cho phẩm tiết của nàng. Hành động này đã chứng tỏ rõ tình yêu sâu đậm mà Xita đã dành cho Rama. Đối với Xita, Rama chính là cuộc đời của nàng. Khi Rama ruồng rẫy Xita, cuộc đời của nàng cũng chấm dứt. Hình tượng Xita là hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ, có tình yêu vô bờ với chồng, có lòng thủy chung son sắt.III. TỔNG KẾTNgười anh hùng lí tưởng là người hết lòng vì danh dự, bổn phận với cộng đồng.Người phụ nữ lí tưởng là người vợ thương yêu, thủy chung son sắt.Qua hình tượng Rama và Xita, em hiểu thế nào về hình tượng người hùng lí tưởng và người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ?Về nghệ thuật, hình tượng nhân vật Rama và Xita được tác giả khắc họa qua:	+ Hành động, lời nói.	+ Đặt nhân vật vào trong tình huống mâu thuẫn gay gắt để bộc lộ phẩm chất. Đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi.IV.ÔN TẬPSo sánh hình mẫu nhân vật lí tưởng của Ấn Độ và Hi Lạp qua hai hình tượng Rama và Uylixo.

File đính kèm:

  • pptvhca của nguyệt.ppt