Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thu hứng, Đỗ Phủ


- Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.
Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước.


ppt74 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Thu hứng, Đỗ Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Thu hứng  Đỗ PhủTIỂU DẪNI. TÁC GIẢ:1) Tiểu sử:- Đỗ Phủ (712 – 770), tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường An.- Xuất thân trong một gia đình quý tộc đã sa sút, có truyền thống nho học và thơ ca lâu đời2) Cuộc đời: Đa phần những gì chúng ta biết về cuộc đời Đỗ Phủ là thông qua các bài thơ của ông.- Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.- Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước. - Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia thi nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt. Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.Cuối cùng, năm 755 ông được chỉ định coi kho vũ khí.- Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì loạn An Lộc Sơn năm 755.- Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Năm 757, ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều đình. - Mùa hè năm 758, ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu.- Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp theo.Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. - Năm 762 ông rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn, chỉ quay lại vào mùa hè năm 764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống lại người Tây Tạng.- Vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi sông Dương Tử, với ý định quay về Lạc Dương. - 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi. Tháng 3 năm 768 ông lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59 trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền rách nát.  Đỗ Phủ có cuộc đời sống phiêu dạt nhiều năm. Chính lí do đó ảnh hưởng đến các tác phẩm sau này của ông.Nhà Đỗ Phủ3) Sự nghiệp:- Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc.- Thời trẻ ông đã học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. - Trước khi trở nên nổi tiếng, những tác phẩm của ông bị ảnh hưởng nhiều từ cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Trước cuộc binh biến An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đã viết được một số bài thơ dài, có giá trị hiện thực cao như “Binh xa hành”, “Lệ nhân hành” - Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12 năm 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm. Nó đã tàn phá nặng nề xã hội Trung Quốc.  Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông. Trong sự biến An Lộc Sơn, thơ hiện thực của ông đã đạt tới đỉnh cao như “Tam lại”, “Tam biệt” . Phần lớn thơ Đỗ Phủ là thơ luật, biểu hiện những tâm trạng khác nhau của nhà thơ.Thơ ông được gọi là thi sử vì lần theo thơ ông qua các thời kì, ta có thể thấy hình bóng xã hội thời Đường dần hiện lên như một bức tranh. Đỗ Phủ đã đạt được một trình độ rất cao trong việc vận dụng ngôn ngữ thơ. Thơ ông có phạm vi sử dụng từ vựng rộng lớn, từ cách nói trực tiếp và thông tục cho đến cách nói bóng và ngôn ngữ văn chương. Nội dung chính trong thơ đã thay đổi khi ông phát triển phong cách của mình để thích hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. 4) Nhận xét: Theo truyền thống, phê bình văn học Trung Quốc nhấn mạnh trên sự hiểu biết kỹ lưỡng về cuộc sống của tác giả khi xem xét tác phẩm. Điều này càng trở nên quan trọng trong trường hợp tác giả như Đỗ Phủ, bởi vì trong các tác phẩm thơ của ông, đạo đức và lịch sử chiếm một phần quan trọng. Các nhà phê bình Trung Quốc đặt cho Đỗ Phủ là “thi thánh”, ngang hàng với Khổng Tử. Ông là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc. Ở bất cứ hình thức nào ông đều mang lại những tiến bộ vượt bậc. Ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác tác phẩm của Đỗ Phủ. Yuan Zhen là người đầu tiên lưu ý tới mức độ to lớn của các tác phẩm của Đỗ Phủ. Năm 813 Yuan Zhen nói: “Đỗ Phủ đã thống nhất trong tác phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ”.- Thi hào Nguyễn Du tôn vinh Đỗ Phủ là “Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời”. - Zhang Jie đã viết rằng: “Đối với Đỗ Phủ, mọi thứ trên thế giới này đều là thơ“.II. TÁC PHẨM:a, Hoàn cảnh sáng tác:- Baøi thô ñöôïc saùng taùc trong thôøi gian Ñoã Phuû ñang ñöa gia ñình ñi chaïy naïn ôû Quøy Chaâu.- Vị trí:“Caûm höùng muøa thu” laø baøi thô thöù nhaát trong chuøm thô Thu höùng (goàm 8 baøi ), laø baøi thô coù vò trí ñaëc bieät trong caû chuøm thô, bao quaùt caû baûy baøi sau, được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ.b, Bố cục: 2 phần + 4 câu đầu: cảnh sắc mùa thu. + 4 câu sau: nỗi lòng nhà thơ. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN秋興其一 白 寒 孤 叢 塞 江 巫 玉帝 衣 舟 菊 上 間 山 露城 處 一 兩 風 波 巫 凋高 處 繫 開 雲 浪 峽 傷急 催 故 他 接 兼 氣 楓暮 刀 園 日 地 天 蕭 樹砧 尺 心 淚 陰 湧 森 林 PHIÊN ÂM:Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,Tái thượng phong vân tiếp địa âm.Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,Cô chu nhất hệ cố viên tâm.Hàn y xứ xứ thôi đao xích,Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.DỊCH NGHĨA:Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong,Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt.Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời,Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất.Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngàytrước,Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.DỊCH THƠ:Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,Mặt đất mây đùn cửa ải xa.Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.CHÚ THÍCH:- “phong” : một loại cây về mùa thu lá vàng hoặc đỏ, các nhà thơ Trung Quốc xưa thường dùng hình ảnh “rừng phong vàng úa” để tả cảnh sắc mùa thu hoặc nỗi sầu li biệt.- “núi Vu, kẽm Vu” : hai địa danh ở vùng thượng lưu sông Trường Giang (thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), kẽm Vu là phần sông hẹp, nước chảy xiết, hai bờ vách núi dựng đứng, về mùa thu, khí trời âm u mù mịt.- “Thành Bạch Đế” : thành do Công Tôn Thuật xây bằng đá ong ở trên núi Bạch Đế ( thuộc huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên), quanh thành thường có mây bao phủ.1) Cảnh sắc mùa thu: Hai câu đề: - Câu 1: + “sương móc” là những hình ảnh tượng trưng cho mùa thu. “rừng cây phong” là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc, là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ, tuy mang tính ước lệ, nhưng rất gợi cảm thi vị.+ Có lẽ sương không “lác đác” mà hẳn phải dày đặc mới có thể làm “tiêu điều”, héo hon, điêu tàn cả một rừng phong bao la. “rừng cây phong” là đối tượng bị “sương móc” vùi dập một cách tàn nhẫn. Hình ảnh “rừng cây phong” - Câu 2:  + “Núi Vu, kẽm Vu” ở Quỳ Châu mịt mờ khí thu (khí tiêu sâm) cũng là một nét thu hiu hắt buồn. Nguyễn Công Trứ đã thay “Vu Sơn, Vu Giáp” bằng 2 chữ "ngàn non" là một sự sáng tạo, tuy nhiên lại làm mờ nhạt bản sắc của phong cảnh Quỳ Châu đương thời.  Vu sơn Vu hiệpVu sơnVu HiệpHai câu thực: Ta có thể thấy không gian dành lại cho con người đã dồn ép tới mức nào khi mà trên dòng sông thu, những đợt sóng cuồn cuộn vọt lên, vỗ lên tận lưng trời. Khắp cửa ải, mây từng lớp từng lớp đùn lên, sa sầm giáp mặt đất. Hình tượng thơ kỳ vĩ, “sóng” và “mây” đối nhau, cái hướng về trời cao, cái sa xuống đất để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Một bức tranh thu nói về dòng sông và con sóng, về cửa ải và mây đã mang tầm vóc vũ trụ, hoành tráng: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,Tái thượng phong vân tiếp địa âm" Các chữ “rợn” và “đùn” ở bản dịch đã truyền đạt thành công không khí hãi hùng của khung cảnh song vẫn khó thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của nguyên tác. “Đùn” là bị đẩy từ trong ra hay từ dưới lên.  Bản dịch làm người đọc cảm nhận sóng và mây vận động cùng chiều trong khi ở nguyên tác, chúng vận động ngược chiều (làm lấp kín không gian, gây ấn tượng xao động dữ dội)“Mây đùn của ải xa” 2 câu đề- hướng nhìn di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.- cảnh sắc đẫm màu bi thương, tàn tạ. 2 câu thực- hướng nhìn lại chuyển từ lòng sông lên vùng quan ải và bao quát theo chiều dọc.- cảnh sắc có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội.  Hai cặp câu như bổ sung cho nhau, lột tả được hai nét đặc sắc của phong cảnh vùng Quỳ Châu vốn vừa âm u, vừa hùng vĩ. Mặt khác thể hiện được những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ giai đoạn cuối đời: trầm uất, bi tráng. Bốn câu thơ đầu tuy tác giả chưa nói tới cảnh đời, nhưng nó đã thấp thoáng, ẩn hiện sau hình ảnh cánh rừng phong điêu tàn vì sương móc vùi dập, cảnh đất trời đảo lộn trên sóng nước Trường Giang và mây mù vùng quan ải. Cảnh tượng ấy gợi lên nỗi niềm, bao cảm xúc đối với kẻ tha hương và một nhà thơ như Đỗ Phủ không thể không nhớ về quê cũ.2, Nỗi lòng thi nhân: Cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất chữ tình. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, màu thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: "Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ". Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền, những chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: "Cô chu nhật hệ cố viên tâm". “Cố viên tâm” (Nỗi lòng quê cũ) trước hết chỉ là “nỗi nhớ Lạc Dương-quê của Đỗ Phủ, cũng là một trong những thành phố phồn hoa nhất ở thời Đường”. Đặt trong văn cảnh, nó còn chỉ “nỗi nhớ Trường An, kinh đô nhà Đường” và rộng hơn nữa còn là biểu hiện của một tình yêu quê hương đất nước. Trong bảy bài “Thu hứng” tiếp theo, nhà thơ chỉ nói đến nỗi nhớ Trường An, Trường An những ngày còn thái bình thịnh trị, lúc Đỗ Phủ còn là quan chức của triều đình cũng như Trường An đương thời, nơi đang “thay đổi luôn luôn như một cuộc cờ”, nơi đang diễn ra những cuộc tranh chấp giành giật quyền bính giữa các thế lực phong kiến quân phiệt có sự can thiệp của các thế lực ngoại tộc. Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú. Lời thơ đẫm lệ:	“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ	Cô chu nhất hệ cố viên tâm.” Trong bụng, tác giả nghĩ đến "dao thước" (đao xích) trong nhà mà trong tai thì chỉ nghe thấy tiếng "châm" thành Bạch Đế, khách xa nhà vì thế mà rất mực thê lương.Hình ảnh “khóm cúc nở hoa”- Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền, nhưng chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người: "Cô chu nhật hệ cố viên tâm". Nói về nỗi nhớ quê nhà, nỗi buồn li hương thì đó là hai câu thơ tuyệt cú.  Baèng caùch ñoàng nhaát nhieàu söï vaät hieän töôïng:+ Ñoàng nhaát giöõa tình vaø caûnh ( nhìn hoa cuùc nôû troâng nhö xoøe ra nhöõng caùnh hoa baèng nöôùc maét)+Ñoàng nhaát giöõa hieän taïi vaø quaù khöù ( gioït leä hieän taïi cuõng laø gioït leä cuûa quaù khöù gaàn – quaù khöù xa).+Ñoàng nhaát giöõa söï vaät vaø con ngöôøi ( daây buoäc thuyeàn cuõng laø daây thaét loøng ngöôøi laïi)  Hai caâu thô bieåu hieän loøng nhôù queâ moät caùch sinh ñoäng vaø tha thieát, saâu laéng cuûa nhaø thô.Điểm nhìnNgoại cảnhTâm cảnh Cúc nở hoa Con thuyền lẻ loi- Tiếng chày đập áo Tuôn rơi nước mắt Ước vọng trở về quê Nhớ quê da diếtTâm trạng hoài cổ chứa chan tình đời, tình người sâu sắc“ Chiếc thuyền lẻ loi” là một ẩn dụ đích đáng không chỉ vì tính chất trôi nổi, đơn độc của nó mà còn vì nó là phương tiện duy nhất mà nhà thơ gủi gắm vào đó ước vọng về quê, là địa chỉ trú ngụ đích thực, là chiếc “nhà nổi” của Đỗ Phủ trên con đường chuyển dịch về phía Đông để kiếm cơ hội hồi hương.Hình ảnh “con thuyền lẻ loi” Hai câu kết đã kết thúc bài thơ một cách đột ngột mà vẫn bao hàm nhiều dư vị. Đột ngột vì tác giả không bộc lộ trực tiếp cảm xúc chủ quan như những câu kết thường lệ mà lại quay về tả những cảnh thực ngoài đời: không khí tấp nập của mọi người may áo rét và âm thanh vang động của tiếng chày đập áo khi mùa đông tới gần. Baèng caùch laáy caûnh nguï tình :- Caûnh roän ròp cuûa moïi ngöôøi may aùo reùt.- Caûnh moïi ngöôøi giaët aùo cuõ ñeå chuaån bò cho muøa ñoâng tôùi. Caûnh sinh hoïat cuûa ngöôøi daân nôi ñaát khaùch queâ ngöôøi laøm nao loøng ngöôøi khaùch tha höông, caøng daáy leân noãi nhôù queâ höông ñeán quaèn quaïi, tha thieát.  Nghĩ đến chuyện may áo rét mà lòng thêm sầu thương. Hai chữ "dao thước" (đao xích) trong câu 7 tả ít mà gợi nhiều. Lúc hoàng hôn nơi thành cao Bạch Dế, tiếng chày đập vả dồn dập vang lên “cấp mộ châm” nỗi lòng kẻ li hương càng thêm thổn thức. Tiếng vọng của âm thanh đời thường đã rung lên trong lòng nhà thơ bao cảm xúc bùi ngùi: "Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm"Hai câu luận được coi là linh hồn của tác phẩm và ba chữ “cố viên tâm” được coi là “mắt rồng” tức nơi tập trung linh hồn của cả chùm thơ. Nó là lời thơ đẫm lệ của tác giảThành Bạch Đế Nỗi lòng nhớ quê được biểu hiện một cách rất tinh tế, sâu sắc, cảm động bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật điêu luyện. Cảnh và tình, hiện tại và quá khứ, sự vật và con người, âm thanh và nỗi lòng, gần và xa.... các chi tiết nghệ thuật đã đan chéo vào nhau, hoà nhập vào nhau, để lại nhiều dư âm, chấn động trong lòng người đọc trên một nghìn năm nay, nhất là đối với những người đã trải qua những năm dài li hương, nếm trải nhiều cay đắng. Tính nhất quán cao của bài thơ được thể hiện ở bố cục. Có thể thấy thêm phương diện này qua mối quan hệ giữa các cặp câu trong một phần và giữa các câu trong một cặp. Bài thơ rất chặt chẽ về mặt cấu tứ. Bất cứ cặp câu thơ nào cũng bám chặt chủ đề, tức đều thể hiện hai yếu tố “cảm xúc” và “mùa thu” : không ai tả rừng phong vào mùa khác, cúc là biểu tượng của mùa thu TỔNG KẾTNỘI DUNGNGHỆ THUẬTCảnh thu đẹp nhưng buồn Nỗi nhớ quê hương, lo âu cho đất nước, ngậm ngùi, xót xa cho bản thân.Kết cấu chặt chẽBút pháp tả cảnh ngụ tình Ngôn ngữ thơ hàm xúc, cô đọng đa ý nghĩa, dùng quá khứ để nói hiện tạiBài tập nâng cao:Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ khá hay song có một vài chỗ chưa thật sát ý nguyên bản. Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra những nhận xét cần thiết.Gợi ý: Bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ đã chuyển tải được khá sát cái thần của nguyên tác. Tuy nhiên, cần đối chiếu một số điểm để hiểu thêm cái hay của bài thơ như chính nguyên tác đã thể hiện:“ Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong”  “ Lác đác rừng phong hạt móc sa”- Câu thơ dịch đã làm thay đổi cả cú pháp của câu thơ nguyên tác. “ Rừng phong” vốn là đối tượng tác động của “Sương móc” bị chuyển thành trạng ngữ chỉ địa điểm .- “ Lác đác” cúng không thể thay đổi cho “làm tiêu điều”- “Núi Vu, núi Kẽm” chuyển dịch thành “Ngàn non” làm giảm đi sắc thái cá biệt của cảnh thu ở Quỳ Châu.- “ Sóng vọt lên tận trời” dịch thành “Lưng trời sóng rợn” thì chưa lột tả hết đước cái hùng vĩ, dữ dội của nguyên tác.♥Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe!♥

File đính kèm:

  • pptthu_hung.ppt