Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 04: Đọc văn - Bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

1.Câu ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ ( mận: chỉ người con trai, đào: chỉ người con gái, vườn hồng: chỉ hôn nhân) -> lời ướm hỏi, lời tỏ tình, cũng như lời đáp lại trở nên kín đáo, tế nhị.
2. Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ (giọt máu đào: chỉ người có quan hệ huyết thống, ao nước lã: chỉ người không có quan hệ huyết thống), ngôn từ giàu hình ảnh -> quan niệm đạo đức được thể hiện một cách cụ thể, sinh động.

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 04: Đọc văn - Bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Thiết kế Giáo án điện tửNăm học 2006-2007 Trường THPTBC Chu Văn An Tổ Văn  Giáo viên: Nguyễn Thị Ngát Tiết 04- ĐỌC VĂNBài: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAMA/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. (Đây là mục tiêu quan trọng nhất của bài học). - Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, tư đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam ( nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống)B/ Phương tiện thực hiện:Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học và máy chiếuC/ Phương phápGiáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp phương pháp qui nạp và diễn giảng.D/ Tiến trình tổ chức dạy họcI. Ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ: Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam III. Dạy bài mới1. Giới thiệu bài mới: Văn học dân gian Việt Nam là một trong hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát nhất về bộ phận văn học này.2. Tiến trình dạy bài mới:. Học sinh nhận xét, đánh giá về tính nghệ thuật của ngôn từ trong hai ví dụ sau: Bây giờ mận mới hỏi đào,Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. ( Ca dao)Một giọt máu đào hơn ao nước lã ( Tục ngữ)1.Câu ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ ( mận: chỉ người con trai, đào: chỉ người con gái, vườn hồng: chỉ hôn nhân) -> lời ướm hỏi, lời tỏ tình, cũng như lời đáp lại trở nên kín đáo, tế nhị.2. Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ (giọt máu đào: chỉ người có quan hệ huyết thống, ao nước lã: chỉ người không có quan hệ huyết thống), ngôn từ giàu hình ảnh -> quan niệm đạo đức được thể hiện một cách cụ thể, sinh động..I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng)- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. - Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng:+Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường được sáng tạo thêm. + Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác; truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác+ Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian. Các hình thức của diễn xướng là nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian. Học sinh lấy một số ví dụ về sự truyền tụng những câu nói dân gian trong cuộc sống.	. Học sinh đọc phần 2: Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. 	. Vì sao văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể? 	. Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?	. Lực lượng chính tạo ra kho tàng văn học dân gian là lực lượng nào?2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể).- Tập thể : là một nhóm người ( nghĩa hẹp), một cộng đồng dân cư ( nghĩa rộng).- Quá trình sáng tác tập thể: một người khởi xướng, tác phẩm hình thành -> tác phẩm được truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác -> dần dần, tác phẩm văn học dân gian trở thành của chung. mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.- Nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra kho tàng văn học dân gian. - Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.+ Văn học dân gian đóng góp vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó.+ Văn học dân gian gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc. Minh họa Nắng lên rồi căng buồm cho khoái, gác chèo lên ta nhắm khô khoai, hò ơ ..., nhậu cho tiêu hết mấy chai, khoan hỡi khoan hò, bỏ ghe mà nghiêng ngả ớ ... hơ ... hờ ... hờ. Không ai mà ai chống chèo, không ai chống chèo, ơ ... hò ... ơ ... hò là hò ơi... (Hò kéo lưới- Dân ca Nam Bộ). Văn học dân gian Việt Nam có nhứng thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại?. Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian?II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian (sách giáo khoa, trang 17 và 18)III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.1. Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. 3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.	1. Trong kho tàng tục ngữ, mỗi câu tục ngữ là một kinh nghiệm quí báu.2. Kết thúc những câu chuyện cổ tích : thiện thắng ác, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân.3. Trong kho tàng ca dao dân ca, mỗi bài ca dao là một viên ngọc sáng, là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đặc sắc, hấp dẫn. Dựa vào những gợi ý trên, học sinh về nhà tìm dẫn chứng để minh họa cho những giá trị cơ bản của văn học dân gian.. Học sinh nắm nội dung bài học.. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho các kiến thức phần II, III.. Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

File đính kèm:

  • pptTiet_04_DOC_VANBai_KHAI_QUAT_VAN_HOC_DAN_GIAN_VIET_NAM.ppt