Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 25: Đọc văn tam đại con gà và nhưng nó phải bằng hai mày

* - Đối tựơng gây cười: là thầy đồ dốt nhưng lại khoe mình giỏi

* Mâu thuẫn trái tự nhiên.

* -Cái cười được thể hiện nhiều lần với nhiều tình huống gây cười khác nhau:

* + Lần thứ nhất :Thầy không nhận ra mặt chữ “kê”. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều

* dốt kiến thức sách vở, dốt kiến thức thực tế.

* + Lần 2 : Thầy sợ người khác biết cái dốt của mình, nên bảo học trò đọc khẽ

* dấu dốt một cách láu cá.

* + Lần 3 : Thầy tìm đến Thổ Công để xin quẻ âm dương, được Thổ công “giúp đỡ”, thầy đắc ý cho học trò đọc to

* Cái dốt đã được khuếch đại.

* +Lần 4 : Chạm trán với chủ nhà.

* Thói dấu dốt bị lật tẩy.

 

ppt22 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 25: Đọc văn tam đại con gà và nhưng nó phải bằng hai mày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
NHiƯt liƯt chµo mõng c¸c thÇy c« vỊ dù héi gi¶ng chµo mõng ngµy nhµ gi¸o ViƯt Nam 20-11Gi¸o viªn :Bïi ThÞ OanhTr­êng THPL Ðåi Ng« Lơc Nam –B¾c GiangTIẾT 25 - ĐỌC VĂN TAM ĐẠI CON GÀvàNHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀYI/Tìm hiểu chung: 1/ Khái nịêm về truyện cười:*Trên cơ sở phần phân loại của VHDG, em hãy nhắc lại một cách ngắn gọn về khái niệm của Truyện cười? -Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội. 2/Phân lọai truyện cười:*Căn cứ vào tiểu dẫn sgk và những hiểu biết về truyện cười, em hãy cho biết có mấy loại truyện cười? Đặc điểm của từng loại? -Có 2 loại truyện cười:+Truyện khôi hài : chủ yếu nhằm mục đích giải trí ( tuy vẫn có ý nghĩa giáo dục).+Truyện trào phúng : có mục đích phê phán mà đối tượng phê phán chủ yếu là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.Ngoài ra cũng có khá nhiều truyện phê phán thói hư, tật xấu của nhân dân lao động.*Hai truyện cười “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện cười nào?Nội dung phê phán của hai truyện cười này là gì?- “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện cười trào phúng.- Nội dung của hai câu chuyện: phê phán thầy đồ dốt chữ và quan lại quan nhũng.II/Đọc hiểu: A/ Truyện “Tam đại con gà”: 1/ Đọc – giải nghĩa từ khó: -Đọc diễn cảm và sáng tạo thể hiện được không khí khôi hài. 2/ Tìm hiểu nội dung – nghệ thuật: a.Đối tượng và các tình huống gây cười: *Đối tượng của truyện cười là ai? Cái gây cười của đối tượng ấy được kể lại như thế nào?- Đối tựơng gây cười: là thầy đồ dốt nhưng lại khoe mình giỏi Mâu thuẫn trái tự nhiên.-Cái cười được thể hiện nhiều lần với nhiều tình huống gây cười khác nhau: + Lần thứ nhất :Thầy không nhận ra mặt chữ “kê”. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều dốt kiến thức sách vở, dốt kiến thức thực tế. + Lần 2 : Thầy sợ người khác biết cái dốt của mình, nên bảo học trò đọc khẽ  dấu dốt một cách láu cá. + Lần 3 : Thầy tìm đến Thổ Công để xin quẻ âm dương, được Thổ công “giúp đỡ”, thầy đắc ý cho học trò đọc to Cái dốt đã được khuếch đại. +Lần 4 : Chạm trán với chủ nhà.  Thói dấu dốt bị lật tẩy.**Có ý kiến cho rằng :ThÇy đồ khá thông minh, nhanh trí trong việc “lấp liếm” sự dốt nát của mình.Theo em, điều này có đúng không?-Điều này hòan toàn không đúng. Bởi lẽ, thầy càng “lấp liếm” thì càng trở nên thảm hại, vì đó chỉ là “lý sự cùn”.* Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên qua cách giải quyết các tình huống của thầy đồ đã được thể hiện như thế nào?- Đó là mâu thuẫn giữa cái dốt với sự dấu dốt.Bản chất của cái dốt càng được ra sức che đậy thì càng bị lộ tẩy. b/Ý nghĩa phê phán của truyện:* Theo em, qua truyện “Tam đại con gà” nhân dân ta muốn phê phán điều gì? - Truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân : + Dốt mà còn sĩ diện hão để làm thầy người khác. +Biết dốt mà còn che đậy sự dốt nát, không khiêm tốn học hỏi.->D«t mµ lµm thÇy ,®i d¹y trỴ hËu qu¶ kh«n l­êng - Truyện còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ cũng mắc bệnh dốt- sĩ diện trong xã hội hôm nay. 3/ Ghi nhớ :* Theo em, qua câu chuyện này, bài học mà mỗi người chúng ta cần ghi nhớ là gì?- Cái dốt không bao giờ che đậy được, mà càng dấu thì nó lại càng lộ ra và càng làm trò cười cho thiên hạ.-Tác giả dân gian đã rất thành công trong việc khai thác mâu thuẫn trái tự nhiên này để làm bật lên tiếng cười phê phán một cách hóm hỉnh, sâu sắc, đậm chất bình dân. B/Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” : 1/ Đọc và giải nghĩa từ khó: - Đọc chính xác và sáng tạo đúng với giọng các nhân vật.Đặc biệt phải nhấn mạnh các yếu tố khôi hài như “năm đồng”, “mười đồng” , “bằng hai mày” - Giải nghĩa từ khó : SGK2/ Tìm hiểu nội dung- ý nghĩa của truyện: a. Nhân vật thầy Lý và việc xử kiện: a1.Nhân vật thầy Lý : *Đọc truyện, em thấy nhân vật thầy Lý là người như thế nào?-Thầy Lý là một viên quan xử kiện, đại diện cho sự công bằng của luật pháp.-Thầy được tiếng là xử kiện giỏi.a2.Việc xử kiện của thầy Lý:* Tình huống dẫn đến việc xử kiện của thầy Lý được kể lại như thế nào?- Cải và Ngô đánh nhau và cùng tìm đến thầy Lý để kiện.C¶ C¶i vµ Ng« ®Ịu ®Õn ®ĩt lãt thÇy Lý.-Kết quả xử kiện của thầy Lý căn cứ vào số tiền mà Cải và Ngô đút lót.-Lẽ phải mà thầy xử thuộc về Ngô, vì Ngô đút lót tiền cho thầy “bằng hai” số tiền của Cải đút lót quan.a3.Nghệ thuật gây cười trong việc xử kiện của thầy Lý:*Nét đặc sắc trong nghệ thuật gây cười của việc xử kiện là gì? - Đó là cách tạo các mâu thuẫn gây cười đầy kịch tính thông qua cử chỉ và hành động gây cười: + Cử chỉ của Cải khi xòe năm ngón tay và nhìn thầy Lý khẽ bẩm. + Cử chỉ của thầy Lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt. - Đó còn là hình thức chơi chữ để gây cười được thể hiện qua câu nói của thầy Lý ở cuối truyện: “Tao biết mày phảinhưng nó phải bằng hai mày!”.(“phải” trong câu nói mang nhiều nét nghĩa : thứ nhất chỉ lẽ phải ; thứ hai là chỉ điều bắt buộc cần phải có) **Đặc biệt là cách xử kiện của thầy lí trong tác phẩm đã thể hiện bản chất của tiếng cười như thế nào ?-Thầy lí xử kiện vừa bằng lời nói lại vừa bằng cử chỉ ( “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” và nói : “Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!” ). Lẽ phải = ngón tay = tiền Từ đó có thể suy ra : Lẽ phải = tiền.b.Nhân vật Cải và Ngô trong câu chuyện xử kiện:* Xuất hiện trong câu chuyện này, Cải và Ngô là những người thế nào?*Theo em, nguyên nhân dẫn đến bi – hài kịch của họ là do đâu? - Trong câu chuyện này, Cải và Ngô là những người đi kiện nhau chỉ vì một xích mích nhỏ.-Họ đã dùng cách đút lót cho quan để rồi họ tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm trong tấn bi-hài của việc xử kiện .=>Họ vừa đáng thương lại vừa đáng trách. c.Ý nghĩa phê phán của tác phẩm:*Qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì ?- Truyện phê phán một cách trào lộng mà thâm thúy nạn tham nhũng của những viên quan lại xử kiện trong xã hội phong kiến.-Đồng thời câu chuyện cũng đưa ra bài học cho những người dân thường : đừng vì quyền lợi riêng mà tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm bi kịch cho những viên quan tham nhũng.3/Ghi nhớ :*Qua truyện này, em cần ghi nhớ điều gì? - Tác giả dân gian đã rất thành công trong việc kết hợp lời nói với cử chỉ cùng với lối chơi chữ độc đáo để vạch trần thói tham nhũng của thầy Lý. - Đồng thời cũng thể hiện được tình cảnh bi-hài, vừa đáng thương lại vừa đáng trách của người lao động trước tệ nạn tham nhũng. III/ TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP: 1/ Những đặc sắc trong nghệ thuật gây cười của hai truyện:* Qua hai tác phẩm truyện cười dân gian, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện gây cười của người bình dân xưa? - Mỗi truyện đều tạo được những mâu thuẫn gây cười riêng, độc đáo hóm hỉnh và sâu sắc. - Ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, súc tích. - Kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ trong mỗi truyện đều phục vụ mục đích gây cười. 2/ Luyện tập : - Sưu tầm trong câu chuyện cười có ý nghĩa phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, sách báo, trong cuộc sống .Hướng dẫn chuẩn bị bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”.-Đọc tiểu dẫn và nêu khái niệm, nội dung – nghệ thuật của ca dao. - Đọc diễn cảm tất cả các bài ca dao và biết những bài ca dao ấy thể hiện những chủ đề tình cảm gì của người bình dân?- Nhận xét và phân tích về nghệ thuật biểu đạt nội dung ở từng bài, cụm bài.-Sưu tầm thêm những bài ca dao có nội dung và mô típ nghệ thụât tương đồng với các bài ca dao trong bài học.xin cH¢N THµNH C¶M ¥N quÝ THÇY C¤ Vµ C¸C EM!

File đính kèm:

  • pptTiet_25_TAM_DAI_CON_GA_VA_NHUNG_NO_PHAI_BANG_HAI_MAY.ppt