Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 47: Đọc văn: Tỏ lòng

PHIÊN ÂM

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu,

 Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.

 Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,

 Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 47: Đọc văn: Tỏ lòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kiểm tra bài cũ1.Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn?A. MộtB. HaiC. BaD. Bốn2. Những tư tưởng lớn nào xuyên suốt toàn bộ 10 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam?A. Yêu nước và hiện thựcB. Yêu nước và nhân đạoC. Yêu nước và lãng mạnD. Nhân đạo và hiện thựccâu3. “Hào khí đông A” là cụm từ dùng để chỉ?A. Hào khí thời ĐinhB. Hào khí thời TrầnC. Hào khí thời LíD. Hào khí thời LêTiết 47, đọc văn Tỏ lòng( Thuật hoài) Phạm Ngũ LãoI. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Hoàn cảnh sáng tácII. Đọc - hiểu 1. Hai câu đầu: 2. Hai câu cuối:III. Tổng kết1. Nghệ thuật2. Nội dung 3. ĐọcIV. Luyện tậpVẻ đẹp hùng dũng của người tráng sĩ đời TrầnKhát vọng lập nhiều chiến công vì đất nước, dân tộc12-Thể thơ tứ tuyệt súc tích. Bút pháp gợi, biện pháp tu từ so sánh, nói quá.- Hình ảnh thơ mạnh mẽ, gây ấn tượng đậm nét, mang âm hưởng sử thi hùng tráng. - Tài, chí, tâm của người tráng sĩ đời Trần. - Quan niệm nhân sinh của Phạm Ngũ Lão.34 Sinh năm 1255 mất 1320, người làng Phù ủng, huyện Đường Hào nay là Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, thuộc tầng lớp bình dân. Là nhân vật lịch sử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Là người văn võ toàn tài.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão1. Tác giả- Tác phẩm còn lại hai bài thơ: “Tỏ lòng” , và “ Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”I. Tìm hiểu chungEm hãy nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão?Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân dân đời Trần khi giặc Nguyên - Mông sang xâm lược đất nước ta. Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão2. Hoàn cảnh sáng tácBài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào?Phiên âmHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.Dịch nghĩa: Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu, Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu. Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh, Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Công danh nam tử còn vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Bùi Văn Nguyên (dịch)Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão3. ĐọcThể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán (bản dịch cũng theo thể thơ ấy) + Chia làm 2 phần:	- Hai câu đầu	- Hai câu cuối+ Cũng có thể đọc - hiểu theo từng câu:Câu 1 (khai)Câu 2 (thừa)Câu 3 (chuyển) Câu 4 (hợp)Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoBài thơ được làm theo thể thơ gì? Với thể thơ này ta nên đọc - hiểu theo hướng nào cho phù hợp?II. Đọc – hiểu ( Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu,Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.)( Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. )Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Hai câu đầu Hình ảnh: - Người tráng sĩ- Ba quânHình ảnh người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo trấn giữ non sông đất nước.Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoCầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu, Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.Hình ảnh người tráng sĩ có hành động như thế nào?Hai câu thơ đầu em chú ý đến hình ảnh nào? Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, sẵn sàng chủ động chiến đấu.- Cây trường giáo này phải được đo bằng chiều dài của non sông.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoEm hãy nhận xét về tư thế này của người tráng sĩ?Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa của cụm từ kháp kỉ thu như:+ Là mùa thu của một năm.+ Là mùa thu của nhiều năm.+ Tượng trưng cho nhiều năm.Chọn cách hiểu thứ ba “kháp kỉ thu” là nhiều năm vì như vậy sẽ thấy chiều dài lịch sử từ các triều Đinh, Lí, qua đó thấy được tinh thần chiến đấu ngoan cường trải qua nhiều năm tháng của quân dân nhà Trần.Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoQua hình ảnh này, người tráng sĩ đời Trần đã hiện lên như thế nào?- Đây là những người dũng sĩ với tư thế hiên ngang, dũng mãnh đã ngoan cường chiến đấu nhiều năm tháng để bảo vệ tổ quốc, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng.Ba quân trong câu thơ “ Ba quân hùng khí nuốt trôi trâu” gồm những đội quân nào? Hình ảnh này có ý nghĩa gì?Ba quân: Ba đạo quân gồm+ Tiền quân (đội quân đi trước )+ Trung quân (đội quân đi giữa)+ Hậu quân (đội quân đi sau)Hình ảnh ba quân được miêu tả như thế nào?- Mạnh như hổ báo- Khí thế nuốt trôi trâuTiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoQuân sĩ nhà TrầnNếu là em, em thích cách dịch nào hơn? Vì sao?+ Khí thế hùng mạnh của ba quân như hổ báo có thể nuốt trôi trâu.+ Khí thế hào hùng của ba quân vang động lên đến tận trời xanh, làm át, làm mờ cả sao ngưu. Đó là khí thế của đội quân “phụ tử chi binh” ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi, một khí thế mang tầm cao của bầu trời, vũ trụ.Biện pháp nghệ thuật gì đã sử dụng trong câu thơ? Tác dụng của nó?- Thủ pháp phóng đại, so sánh khái quát hoá sức mạnh vũ bão của chiến binh nhà Trần mang trong mình tinh thần hào khí Đông A.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoTượng trưng cho dân tộc, cộng đồngHình ảnh ba quân không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của quân lính nhà Trần mà còn thể hiện cho lực lượng nào nữa?+ Chiều cao của vũ trụ, bầu trời.+ Chiều rộng của non sông.+ Có chiều dài của lịch sử.Có nhận xét cho rằng: hai câu thơ đầu mở ra vẻ đẹp không gian ba chiều: chiều dài, chiều rộng chiều cao. Vậy em hiểu thế nào về chiều dài, chiều rộng, chiều cao trong khẳng định trên?Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoGiữa cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Qua mối quan hệ đó, nhà thơ thể hiện thái độ gì?- Cá nhân, cộng đồng có mối liên hệ mật thiết, hài hoà với nhau.- Niềm tự hào và đặc biệt là niềm tin vào sức mạnh ba quân có khí thế hào hùng, có tinh thần quyết chiến, quyết thắng sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì dân tộc.Như vậy câu thơ thứ nhất nói về cá nhân người trai thời Trần; câu thơ thứ hai nói về dân tộc cộng đồng.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoBằng một văn ngắn hãy đặt tiêu đề cho hai câu thơ đầu?Vẻ đẹp hào hùng của tráng sĩ đời Trần.2. Hai câu cuốiNam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.( Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.)( Công danh nam tử còn vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoĐọc hai câu thơ này, em chú ý đến từ ngữ nào?Công danhDòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ công danh? Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Theo luân lí Khổng Mạnh “đạo làm trai phải giữ lấy cương thường” và nam nhi phải “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” quan niệm lập công danh trở thành quan niệm lí tưởng của nam nhi thời phong kiến. Sau này Nguyễn Công Trứ khẳng định:Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sôngVì sao thời phong kiến lại có quan niệm này?A. Chiến công và danh lợiB. Công lao và danh tiếngTiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoCó tác dụng tích cực và to lớn cổ vũ những người làm trai chống quân Nguyên - Mông để cứu dân, cứu nước, bảo vệ tổ quốc ngàn đời của dân tộc.Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc đó, điều này có ý nghĩa gì?Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoChí làm trai không kể tuổi tác, ở triều đại này có một thiếu niên bằng tuổi như các em bây giờ đã tỏ rõ chí làm trai của mình? Theo em đó là ai? Em học tập gì ở nhân vật đó? Đó chính là Trần Quốc Toản mới 16 tuổi: đã giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá Cường Địch Báo Hoàng Ân” và sau này trở thành một vị tướng tài ba xuất chúng trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Lập công danh thời nay có khác gì so với xã hội phong kiến?Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngLập công danh ngày nay là của tất cả mọi người và không chỉ khi đất nước có giặc ngoại xâm mà trong hoà bình vẫn cần lập công danh.Em có biết Vũ Hầu là ai không ?Theo em cái tâm đó được thể hiện như thế nào ở câu thơ cuối?Nỗi thẹn vì chưa được như Vũ HầuVũ Hầu là Gia Cát Lượng, Khổng Minh, đây là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, từ một chàng trai cày đất Nam Dương trở thành một quân sư tài ba của Lưu Bị. Ông là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, đã từng giúp Lưu Bị đánh bại bao đối thủ tài giỏi khác.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoVì sao Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn với Vũ Hầu?Vì tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài - đức lớn lao ấy, vì chưa giúp được nhà Trần khôi phục giang sơn đất nước.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoCó ý kiến cho rằng: Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn vì chưa lập được công danh để lại cho đời? ý kiến của em như thế nào? 	Vì từ một chàng trai thôn dã bình thường ở làng Phù ủng ông đã trở thành một vị tướng tài, tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 2, lần 3, nổi tiếng là người đánh đâu thắng đấy. Cho tới khi 63 tuổi ông vẫn hăng hái xung phong cầm quân, dẹp tan bọn xâm lược quấy rối biên giới phía Tây Tổ quốc.	Cho nên Thẹn với Vũ hầu không phải là so sánh mình với Vũ hầu mà là soi vào tấm gương ấy để nỗ lực phấn đấu, khát khao có được tài mưu lược giúp nhà Trần trừ giặc, cứu nước.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoQua nỗi thẹn này giúp em hiểu thêm điều gì về con người Phạm Ngũ Lão?- Có cái tâm chân thành, trong sáng của người anh hùng.- Phạm Ngũ Lão là người có nhân cách cao đẹp, có khát vọng vươn lên.Em học tập được đức tính gì của Phạm Ngũ Lão?- Sự khiêm tốn Khát vọng vươn lên Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoCảm hứng chủ đạo của bài thơ là “ tỏ lòng”. Có ý kiến cho rằng: cách “tỏ lòng” ở hai câu đầu là gián tiếp và ở hai câu kết là trực tiếp. Em có đồng ý với khẳng định đó không? Vì sao?Hai câu đầu bày tỏ một cách gián tiếp: vẽ ra hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo và hình ảnh ba quân bừng bừng khí thế chiến đấu, để qua đó tỏ lòng tự hào và tin tưởng vào tướng sĩ nhà Trần.Hai câu cuối bày tỏ một cách trực tiếp: Khát khao phụng sự đất nước bằng một ý thức trách nhiệm trước tổ quốc và nỗi thẹn cao cả.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão Khát vọng lập nhiều chiến công vì đất nước, dân tộc.Qua phần đã tìm hiểu, em hãy khái quát nội dung của hai câu cuối?Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoIII. Tổng kết1. Nghệ thuật Bài thơ đã đạt được những thành công gì về giá trị nghệ thuật?Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoNhững thủ pháp nghệ thuật đó giúp em hiểu gì về nội dung bài thơ? Thể thơ tứ tuyệt súc tích. Bút pháp gợi, biện pháp tu từ so sánh, nói quá.- Hình ảnh thơ mạnh mẽ, gây ấn tượng đậm nét, mang âm hưởng sử thi hùng tráng.2. Nội dung - Tài, chí, tâm của người tráng sĩ đời Trần. - Quan niệm nhân sinh của Phạm Ngũ Lão.IV. Luyện tậpTiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoMôn ngữ văn, lớp 7, học kì 1, các em đã học bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải. Em hãy so sánh cách thể hiện hào khí đông A trong từng bài thơ?Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoMúa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Công danh nam tử còn vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.Tụng giá hoàn kinh sưTrần Quang KhảiTrương Dương cướp giáo giặc,Hàm Tử bắt quân thù.Thái bình nên gắng sức,Non nước ấy ngàn thu.Giống nhau: Khí thế hào hùng, mạnh mẽ đánh đâu thắng đấy, mang tầm vóc sử thi hoành tráng, ghi lại mốc son chói lọi trong lịch sử.Khác nhau: + Tụng giá hoàn kinh sư: Bài ca khải hoàn, khích lệ tinh thần bảo vệ và xây dựng nền độc lập.+Thuật hoài: để có được nền độc lập đó ta cần khắc sâu hình ảnh cao đẹp của các tráng sĩ đời Trần. Khát vọng lập công danh vì giang sơn xã tắc.	Lí tưởng công danh của phạm ngũ lão qua bài Tỏ lòng có gì giống với lí tưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài Nợ nam nhi sau đây:IV. Luyện tậpTiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoTang bồng hồ thỉ nam nhi trái,Cái công danh là cái nợ lần.Nặng nề thay đôi chữ quân thần,Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ !Cũng rắp điền viên vui thú vị,Trót đem thân thế hẹn tang bồng.Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung,Hết hai chữ trung trinh báo quốc.Một mình để vì dân vì nước,Túi kinh luân từ trước để nghìn sau.Hơn nhau một tiếng công hầu.Tiết 47, đọc văn Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoTỏ lòngNợ nam nhi+ Trí nam nhi xông xáo tung hoành, đánh đông dẹp bắc góp phần bảo vệ đất nước+ Tự hào về sức mạnh và tin tưởng ở ba quân+ Khát vọng vươn lên hơn nữa để trả nợ cho đất nước+ Nghĩ mà hổ thẹn vì chưa được như Vũ Hầu+ Trí nam nhi tung hoành giữa trời cao đất rộng+Có trách nhiệm với vua và cha mẹ+ Hoàn thành sứ mạng của đạo làm con, làm bề tôi+ Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung lí tưởng+ Trọn vẹn trung thành với tổ quốc để được phong tước phong hầu.Tỏ lòngNợ nam nhi Nói ngắn gọn , lấy gương Vũ Hầu để noi theo.Không dựa vào tấm gương cổ nhân nào. Tự tin vào bản thân thực hiện được giấc mộng công danh.Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Công Trứ đều thể hiện quan niệm về chí làm trai, theo em cách biểu hiện có gì khác nhau?Thể thơ tứ tuyệt súc tích. Bút pháp gợi, biện pháp tu từ so sánh, nói quá.- Hình ảnh thơ mạnh mẽ, gây ấn tượng đậm nét, mang âm hưởng sử thi hùng tráng.- Tài, chí, tâm của người tráng sĩ đời Trần.- Quan niệm nhân sinh của Phạm Ngũ Lão.

File đính kèm:

  • ppttiet_47_van_10.ppt