Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 82: Đọc văn: Truyện Kiều

• Sáng tác bằng chữ Hán

• Thanh Hiên thi tập (78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn)

• Nam trung tạp ngâm.

• Bắc hành tạp lục.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 82: Đọc văn: Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày 12/1/2007Tiết 82   Đọc văn Truyện KiềuPhần ITác giả Nguyễn DuGiáo viên: Đỗ Thị Bảo ThoaTrường: THBCDTNT Tây NguyênI. Cuộc đời Nhóm 1: Hãy dựa vào SGK để thuyết trình về cuộc đời của tác giả Nguyễn Du.Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.Quê: Nghi Xuân, Hà Tĩnh.Cha là Nguyễn Nghiễm, mẹ là Trần Thị Tần, quê Bắc Ninh.Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống trong gia đình quyền quý.10 năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại , bị bắt rồi được tha, về ẩn dật tại quê nội.Làm quan bất đắc dĩ dưới triều Gia Long.Mất vào ngày10- 8 năm Canh Thìn.Năm 1965, Hội đồng hòa bình thế giới đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông.Em nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du Cuộc đời Nguyễn Du long đong , lận đận. Nhưng chính hoàn cảnh sống ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, và tâm hồn sâu sắc. Đó là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của một đại thi hào dân tộc.II. Sự nghiệp văn học1. Các sáng tác chính của Nguyễn DuNhóm 2: Thuyết trình các sáng tác chính của Nguyễn Du?a. Sáng tác bằng chữ HánThanh Hiên thi tập (78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn)Nam trung tạp ngâm.Bắc hành tạp lục.b. Sáng tác bằng chữ Nôm Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)Nhóm 3: Thuyết trình một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du?2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn DuNội dung	-Đề cao tình ( Truyện Kiều , văn chiêu hồn ) , thể hiện tình cảm chân thành , thương yêu .- Triết lý về nỗi đau với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.- Khái quát bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến . ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời , tình người bao la của nhà thơ . - Nguyễn Du là người đầu tiên trong VHTĐ nêu lên một cách tập trung về thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật .- Nguyễn Du đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên , trần thế .  Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ XVIII . b. Nghệ thuật. Thơ chữ Nôm: Ông góp phần trau dồi ngôn ngữ VH dân tộc, việt hoá nhiều yếu tố ngoại nhập, làm giàu cho tiếng Việt.Phát huy , phát triển thể thơ lục bát dân tộc lên đến đỉnh cao.Thơ chữ Hán: Nguyễn Du nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc: Ngũ ngôn cổ thi, Ngũ ngôn luật, Thất ngôn luật, Ca, Hành.Qua bài học, em nhận xét gì về tác giả nguyễn du ? Ghi nhớ	Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học .Luyện tậpSự đánh giá nào sau đây không phù hợp đối với sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?A. Nguyễn Du là nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc.B. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc có tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung.C. Nguyễn Du là nhà thơ có vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân tộc.D. Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn từ và là người đã sáng tạo ra nhiều thể thơ độc đáo.Bài học kết thúc ! Chào các em

File đính kèm:

  • ppttiet_81_Truyen_Keu_Tac_gia_Nguyen_Du_Phan_I.ppt