Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 85: Truyện Kiều (tt)

2. Diễn biến tâm trạng của Kiều trong 14 câu giữa

 a. 6 câu: “Chiếc vành . . . ngày xưa”

- Những kỉ vật

 + “Chiếc vành”: đồ trang sức của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho Kiều để làm tin.

 + “Bức tờ mây”: tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề chung thuỷ giữa Kim – Kiều.

 Kiều muốn củng cố lòng tin ở em về tình yêu trong sáng của mình và chàng Kim đồng thời để Thúy Vân không phải ngại ngùng.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 85: Truyện Kiều (tt), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NGỮ VĂN KHỐI 10Giáo viênNguyễn Thị Ngọc ThuậnTrường THPT Tháp MườiGIÁO ÁN1Tiết: 85 Đọc văn TRUYỆN KIỀU (tt)Nguyễn Du Các đoạn tríchTRAO DUYÊNNGỮ VĂN 10 - BAN CƠ BẢN2I. TIỂU DẪN1. Vị trí đoạn trích	- Từ câu 723 – 756	- Sau đêm Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền, đính ước. Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú. Gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Đến trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đau đớn trao lại tình duyên cho em gái mình là Thúy Vân. Nhờ Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. Đoạn trích tập trung thể hiện bi kịch tình yêu của nhân vật Thúy Kiều.32. Bố cục đoạn tríchChia làm 3 đoạn - Đoạn 1: 12 câu đầu	Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.- Đoạn 2: 14 câu giữa	Kiều trao kỉ vật và dặn dò em.- Đoạn 3: 8 câu cuối	Kiều đau đớn đến ngất đi.4II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN1. Diễn biến tâm trạng của Kiều trong 12 câu thơ đầu a. Hai câu đầu: 	“Cậy em em có chịu lời	 	 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”	- Từ ngữ	+ “Cậy” : thể hiện niềm tin của Kiều đối với em – vì tin mà nhờ.	+ “Chịu” : buộc người mình tin tưởng không thể từ chối-vì cảm thông mà nhận.	Sự khéo léo, tinh tế của Nguyễn Du trong việc lựa chọn từ ngữ, thể hiện sự thông minh, sắc sảo của Thúy Kiều.	Hãy chỉ ra những từ ngữ được Nguyễn Du sử dụng đặc sắc nhất?5- Hành động: 	+ “Lạy”, “thưa” : thể hiện sự trang trọng,thái độ cung kính của Thuý Kiều,phi lý mà lại rất hợp lý.	+ “Lạy”: đức hi sinh cao cả của Thúy Vân.	Tấm lòng biết ơn của Thúy Kiều.	Là người thông minh, tinh tế, sâu sắc không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động, việc làm.- Thúy Kiều đã thực hiện những hành động gì ở hai câu thơ này? - Suy nghĩ của em trước những hành động đó ?Qua hành động của Kiều, hãy cho biết Kiều là người như thế nào?6b. 6 câu tiếp: “Giữa đường đứt gánh. . . em hãy còn dài” 	- Sử dụng các điển tích, điển cố	+ Keo loan	+ Quạt ước, chén thề	+ Hiếu tình	- Từ ngữ bình dân: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa”.	Sự kết hợp khéo léo, điêu luyện giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ này?7c. 4 câu: “Ngày xuân . . . thơm lây”	-Thuyết phục 	 	Nhấn mạnh tuổi trẻ củaThúy Vân và tình chị em để tìm sự cảm thông.Ngày xuân . . . còn dàiXót tình máu mủNgậm cườiThơm lây	- Tác giả sử dụng câu chỉ nguyên nhân – kết quả buộc Vân phải nhận lời.	Kiều vẫn còn bình tĩnh, vẫn rất sắc sảo, thông minh thuyết phục Thúy Vân và đặt Thúy Vân vào tình huống bất khả kháng. Kiều là người vẹn tình vẹn hiếu.- Thúy Kiều đã dùng những lý do nào đểthuyết phục Thúy Vân?- Cách thuyết phục đó cho thấy tâm trạng của Kiều lúc này ra sao?82. Diễn biến tâm trạng của Kiều trong 14 câu giữa	a. 6 câu: “Chiếc vành . . . ngày xưa”- Những kỉ vật	+ “Chiếc vành”: đồ trang sức của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho Kiều để làm tin.	+ “Bức tờ mây”: tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề chung thuỷ giữa Kim – Kiều.	Kiều muốn củng cố lòng tin ở em về tình yêu trong sáng của mình và chàng Kim đồng thời để Thúy Vân không phải ngại ngùng.- Kiều đã trao những kỉ vật tình yêu nào cho Thúy Vân? - Việc trao lại những kỉ vật này có ý nghĩa gì?9- Những từ ngữ:+ “Của chung”: kỉ vật tình yêu đã trao nhưng nàng muốn giữ lại một phần của mình trong đó.+ “Của tin”: vật để làm tin,là linh hồn và tình yêu Kiều dành cho Kim Trọng. Tình yêu ấy mang theo cho đến chết.+ “Người mệnh bạc”: người có số phận bạc bẽo,không may,đầy bất hạnh.Sự đấu tranh giữa tình cảm và lý trí, sự ý thức được bi kịch của đời mình. Kiều như đang nói với chính mình. Đây là tiếng nói đau khổ thổn thức của con tim.Em hiểu thế nào về hai từ “của chung” và “của tin”? Hãy phân tích tâm trạng của Kiều qua hai từ đó?10b. 8 câu tiếp: “Mai sau . .. thác oan.”- “Hiu hiu gió”- “Hồn”- “Nát thân bồ liễu”- “Dạ đài”- “Cách mặt khuất lời”- “Thác oan”	Từ ngữ, hình ảnh nói đến sự chết chócKiều không còn bình tĩnh. Tâm trạng đau đớn và đầymâu thuẫn.Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói đến cái chết? Tại sao Kiều trao duyên cho em mà lại nói đến cái chết?113. Diễn biến tâm trạng của Kiều trong 8 câu thơ cuối- Sử dụng câu cảm thán (6 lần) Nhịp thơ dồn nén thể hiện tâm trạng đau đớn trào dâng.- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ+ “Phận bạc như vôi”	+ “Nước chảy hoa trôi”- Từ cảm thán	+ “Ôi! hỡi!”	+ “Kim Lang!”Ý thức về thân phận đau khổ, 	bất hạnh của mình và lên án 	xã hội bất côngTiếng kêu thống thiết của Thúy KiềuHãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?12- So sánh hai lần “lạy” của Kiều“Lạy” Thúy Vân+ “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”+ Vì nghịch cảnh nên chị phải lạy em+ Để mang ơn, tạ ơn.“Lạy” Kim Trọng+ “Trăm nghìn gởi lại tình quân”+ “Lạy” để bái vong, từ biệt trong tâm tưởng+ Để nhận lỗi, tạ lỗi. Thúy Kiều là người trọn tình vẹn nghĩa. Thể hiện sự đau xót trong tâm trạng Thúy Kiều. Đó chính là lời tâm sự của nàng	So sánh sự khác nhau giữa hai lần lạy của Thúy Kiều (“lạy” Thúy Vân và“lạy” Kim Trọng ?Cho biết đoạn thơ thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều như thế nào?13III. TỔNG KẾT- Đoạn trích thể hiện bi kịch về tình yêu, sự cảm thông, thương xót trước số phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.- Thành công trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật và tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?14Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều?15

File đính kèm:

  • ppttiet_85_Truyen_KieuNguyen_Du.ppt