Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 86: Đọc văn: Truyện Kiều

- Tác giả đã sử dụng những cụm từ bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh đẻ miêu tả cuộc sống của Thuý Kiều.

Đó là cuộc sống xô bồ, nhơ nhớp, đầy tủi nhục chốn lầu xanh

 + Kiều trở thành đối tượng tiêu khiển của khách làng chơi.

 + Hết ngày đến đêm, tháng này đến tháng khác chìm trong những cuộc say, trận cười.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 86: Đọc văn: Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 86 - Đọc văn:Truyện KiềuĐoạn trích: Nỗi thương mình(Nguyễn Du)I. Đọc - hiểu khái quát1. Vị trí đoạn trích:- Đoạn trích tả cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều khi ở lầu xanh của mụ Tú Bà.- Từ câu 1229 - 12482. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:3. Bố cục văn bản:- Đoạn 1: 4 câu đầu miêu tả cảnh sống của Thuý Kiều- Đoạn 2: 8 câu tiếp, thể hiện tâm trạng đau đớn tự giày vò của Thuý Kiều- Đoạn 3: 8 câu cuối, thái độ của Kiều trước những thú vui ở lầu xanhII. Đọc - hiểu chi tiết1. Hoàn cảnh sống của Thuý Kiều:- Tác giả đã sử dụng những cụm từ bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh đẻ miêu tả cuộc sống của Thuý Kiều.- Đó là cuộc sống xô bồ, nhơ nhớp, đầy tủi nhục chốn lầu xanh + Kiều trở thành đối tượng tiêu khiển của khách làng chơi. + Hết ngày đến đêm, tháng này đến tháng khác chìm trong những cuộc say, trận cười.2. Tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh sống ở lầu xanh- Giật mình xót xa về sự thay đổi đến mức thảm hại của bản thân: + Xưa: 	Phong gấm rủ là + Nay: 	Tan tác 	Dày gió dạn sương- Sự giật mình của Kiều chính là sự tự ý thức chua chát về nỗi đau, nỗi nhục nhã ê chề trên cơ sở sự trỗi dậy của nhân phẩm của bản chất tốt đẹp vốn có trong Kiều.3. Những thú vui chốn lầu xanh và thái độ của Kiều- Những thú vui chốn lầu xanh:+ Ngắm cảnh: 	• Gió	• Hoa	 Vẻ đẹp của thiên nhiên	•Tuyết	•Trăng+ Cầm, kì, thi, hoạ- Thái độ của Kiều:+ Gượng ép, gượng gạo trước những thú vui của khách làng chơi (vui gượng)+ Thờ ơ với cảnh, buồn với cảnh, cảnh đeo nỗi sầu của con người (cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – người buồn cảnh có vui đâu bao giờ)- Nguyên nhân của thái độ này+ Trong cuộc sống ở chốn lầu xanh, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm.+ Giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp ấy mà Kiều vẫn hoàn toàn một mình, cô đơn, không có ai là tri âm, tri kỉ.4. Nghệ thuật đoạn trích- Sử dụng cụm từ đan xen: Bướm lả ong lơi (Bướm ong lả lơi), dày gió dạn sương (Dày dạn gió sương), Bướm chán ong chường (bướm ong chán chường). Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thường xuyên lặp đi lặp lại.- Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, điệp, tiểu đối:+ ẩn dụ: bướm lả ong lơi, Tống Ngọc, Trường Khanh.+ Điệp: Bướm, ong, sao (khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao  những câu hỏi không lời đáp).+ Tiểu đối: Sớm – tối, khi – lúc, khi sao – giờ sao. Góp phần diễn tả sâu sắc cảnh sống và tâm trạng của KiềuIII. Kết luận1. Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện sâu sắc cảm giác đau đớn, xót xa của Kiều trước sự thay đổi của bản thân từ đó thấy được ý thức về nhân phẩm của nàng. Qua đoạn trính này, người đọc cũng thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du và sự mới mẻ, tiến bộ của ông (tập trung miêu tả nội tâm nhân vật)2. Nghệ thuật: Đoạn trính thể hiện tài năng trong sử dụng ngôn ngữ tinh tế, đạt hiệu quả cao trong biểu đạt tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • pptNoi_thuong_minhTruyen_KieuCuc_hay.ppt