Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 88: Đọc văn: Chí khí anh hùng
Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, đã thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng?
Hoài Thanh nói : Từ Hải không phải là người của một nhà, một họ, một làng mà là người của bốn phương.Thật chí lí.
Ở đây, hình ảnh anh hùng Từ Hải gần với hình ảnh chinh phu trong đoạn đầu Chinh phụ ngâm:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP TIẾT HỌC HÔM NAY ! TỔ VĂN TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG BUÔN MA THUỘTCâu hỏi kiểm tra bài cũ :Đọc thuộc lòng đoạn trích Nỗi thương mình và hãy cho biết những câu thơ nào khiến em xúc động nhất ? Hãy phân tích.Lời dẫn vào bài : Râu hùm, hàm én, mày ngài,Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.Đường đường một đấng anh hào,Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.Đội trời đạp đất ở đời,Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông ;Giang hồ quen thói vẫy vùng,Gươm đàn nửa gánh non sông một chèoQua chơi nghe tiếng nàng Kiều,Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng . . .Trai anh hùng, gái thuyền quyên,Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng...Tiết 88 - Đọc văn :CHÍ KHÍ ANH HÙNG(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du )Kết quả cần đạt : Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du. Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du.I. Đọc - Tìm hiểu chung :Vị trí đoạn trích : Từ câu 2213 đến câu 2230.2. Đọc phân vai diễn cảm :3. Đọc chú thích từ khó : 4. Bố cục : 3 đoạn : + 4 câu đầu : cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống. + 12 câu tiếp : cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ. + 2 câu cuối : Từ Hải dứt áo ra đi. II. Đọc hiểu văn bản :1. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải :Được thể hiện qua những từ ngữ : + Trượng phu (đại trượng phu) : chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca. + Động lòng bốn phương : chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây...) tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời trung đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn,quyết mưu sinh sự nghiệp phi thường. + Mặt phi thường : chỉ phẩm chất xuất chúng, phi phàm của người anh hùng. + Thoắt : nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ, chỉ cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải rất dứt khoát. Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, đã thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng? Hoài Thanh nói : Từ Hải không phải là người của một nhà, một họ, một làng mà là người của bốn phương...Thật chí lí. Ở đây, hình ảnh anh hùng Từ Hải gần với hình ảnh chinh phu trong đoạn đầu Chinh phụ ngâm:Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,Xếp bút nghiên theo việc đao cung...Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. Câu nói của Thuý Kiều thể hiện tâm trạng, tâm lí rất hiện thực: với Từ Hải, Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng. Theo quan niệm phong kiến: phu xướng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu, Kiều đã nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Từ Hải. Sau những năm tháng khổ ải, lang thang và nhục nhã, đây là thời gian hạnh phúc như trong mơ của nàng. Kiều không muốn xa người chồng yêu quí, không muốn sống cô đơn. Đó là tâm lí bình thường dễ hiểu. Cũng có thể hiểu như GS Lê Đình Kị : Kiều muốn ra đi cùng để chia sẻ, cùng tiếp sức và gánh vác công việc với chồng.Câu trả lời của Từ Hải mới đáng chú ý. Phân tích nội dung và cách nói của Từ trong đoạn trả lời Kiều. Có thể xem đây là lời thuyết phục Kiều của Từ? Có thể xem đây là lời tự bộc bạch chí khí? Người anh hùng Từ Hải đã phần nào thể hiện qua đoạn lời này ? Trước câu nói của Kiều, yêu cầu chính đáng của nàng, Từ Hải từ chối. Đó là điều bình thường của người anh hùng chân chính không bị xiêu lòng trước nữ sắc, gia đình làm vướng bận. Nhưng điều lí thú ở đây là cách nói của Từ. + Từ hỏi Kiều, câu hỏi có ý hàm trách sao lại có thể thường tình nhi nữ như vậy? Từ Hải ngay buổi đầu gặp gỡ, luôn xem Kiều là người tri kỉ, người hiểu Từ hơn ai hết, là người tâm phúc tương tri, hơn hẳn người vợ bình thường. + Từ nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường. Tất nhiên người anh hùng thời phong kiến có khuynh hướng võ nghệ thì ước mơ thành đại tướng cầm mười vạn tinh binh cũng không có gì khó hiểu.Những hình ảnh: tiếng chiêng dậy đất, bóng chiêng rợp đường là hình ảnh tưởng tượng của Từ về tương lai, thể hiện khát vọng lớn lao, lí tưởng cao cả, niềm tin thành công của người anh hùng. + Từ Hải còn khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công qua câu nói : Đành lòng chờ đó ít lâu,Chầy chăng là một năm sau vội gì! Một lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch, tương ứng với chữ thoắt ở trên.Và đó cũng là lời động viên an ủi chân tìnhcủa một người chồng chí khí nhưng cũng rất con người, rất tâm lí. Đến hai câu cuối, hình ảnh Từ Hải lại trở về với thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, do dự, quyết lời dứt áo ra đi,không để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước. 2. Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải. - Lí tưởng hoá, lãng mạn hoá với cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ. Xây dựng hình tượng người anh hùng có kích thước phi thường, được hiện lên trong một không gian mênh mông rộng lớn, với cảm hứng ngợi ca, khâm phục. Nghệ thuật tả người anh hùng có tính ước lệ, với những từ ngữ và hình ảnh gợi liên tưởng đến không gian vũ trụ, gây ấn tượng hoành tráng, kì vĩ (“động lòng bốn phương”,”trông vời trời bể mênh mang”, bốn bể, chim bằng, gió mây). Đó cũng là hình tượng người anh hùng truyền thống trong văn học trung đại đã từng thấy ở Nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão. Người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ ngắn gọn, dứt khoát : “thoắt”, “thẳng rong”, “dứt áo ra đi”. Đây là chỗ mới và khác so với hình ảnh người anh hùng chinh phu trong Chinh phụ ngâm : Nhủ rồi, tay lại cầm tay - Bước đi một bước giây giây lại dừng.Câu hỏi thảo luận : Hãy so sánh, đối chiếu với nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân : “Lúc ấy có một hảo hán tên Hải họ Từ, tự là Minh Sơn, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tì thiếp coi thường, lại còn tinh cả lục thao tam lược, nỗi danh cái thế anh hùng. Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sau mới xoay ra thương mại, tiền của có thừa, lại thích kết giao với những giang hồ hiệp khách”(hồi 17).Nhưng khi Từ Hải đã thành sự nghiệp, Kiều trở thành phu nhân , “phu nhân khuyên chàng nên cấm binh sĩ không được đốt nhà cướp của, gian dâm phụ nữ, giết hại trẻ già, Minh Sơn nghe theo hếy thảy, mỗi khi đại binh tới đâu, đều hạ lệnh cấm nghiêm, địa phương không hề bị hại đều là nhờ ơn của người đàn bà ấy vậy”(hồi 18).Định hướng trả lời : Từ Hải của Kim Vân Kiều truyện được tả rất trần trụi, có nét tướng cướp, lại từng thi hỏng, đi buôn...Những chi tiết ấy làm giảm cảm tình ở người đọc đối với Từ. Khác hẳn Kim Vân Kiều truyện, Truyện Kiều của Nguyễn Du nhất quán tả Từ Hải là người anh hùng phi thường, những chi tiết trần trụi, tầm thường đều bị Nguyễn Du lược bỏ, thay bằng cách tả ước lệ, nêu bật tầm vũ trụ của người anh hùng này, với một sự cảm phục không che giấu. Như vậy qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm quan niệm và mơ ước về người anh hùng lí tưởng. Cho nên : Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Học thuộc lòng đoạn thơ - Đọc thêm đoạn trích Thề nguyền
File đính kèm:
- tiet_88_CHI_KHI_ANH_HUNG.ppt