Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết học 47: Cảm xúc mùa thu

Nội dung thơ:

 Ông để lại 1580 bài thơ với nội dung sâu sắc, phong phú.

 Phản ánh hiệm thực xã hội sinh động .

 Chan chứa lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết học 47: Cảm xúc mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
hân hạnh chào đón GV: HOÀNG THỊ DIỆPKIỂM TRA BÀI CŨ: Em hãy đọc thuộc bài thơ: “ Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng” Và nêu giá trị nội dung bài thơ?Tiết 47: Cảm xúc mùa thu “Thu hứng” Đỗ phủI. Vài nét về tác giả, tác phẩm.1. Vài nét về tác giả.Đổ Phủ: (712 – 770), quê: Huyện củng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học, và thơ ca lâu đời.Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc, chí lớn, phò vua giúp nước không thành và chết trong bệnh tật.Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới.Em hãy nêu những nét chính về Đổ Phủ?Em hãy nêu nội dung trong thơ Đỗ Phủ?Nội dung thơ: Ông để lại 1580 bài thơ với nội dung sâu sắc, phong phú. Phản ánh hiệm thực xã hội sinh động . Chan chứa lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo. Về nghệ thuật thơ Đỗ Phủ có gì đáng ghi nhận?Nghệ thuật: Thơ Đỗ Phủ đạt tới trình độ điêu luyện với phong cách trầm uất.2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.Em biết gì về hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chiến tranh li loạn, đất nước kiệt quệ, Đỗ Phủ lưu lạc tới Ba Thục, Quỳ Châu, Tứ Xuyên nơi núi non hùng vĩ, xa cách quê hương, đã khơi nguồn cho nhà thơ viết chùm thơ thu gồm 8 bài “ Thu Hứng “ là bài đầu tiên. “Quỳ Châu-tứ xuyên”II. Đọc hiểu văn bản. Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,        Vu Sơn, Vu Giáp, khí tiêu sâm.        Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,        Tái thượng phong vân tiếp địa âm        Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,        Cô chu nhất hệ cố viên tâm.        Hàn y xứ xứ thôi đao xích,        Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. Phiên âmDịch thơ Cảm xúc mùa thu        Lác đác rừng phong hạt móc sa,        Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.        Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,        Mặt đất mây đùn cửa ải xa.        Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,        Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.        Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,        Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.Em hãy cho biết bài thơ có thể loại gì, bố cục như thế nào, nội dung của từng phần?1.Thể loại và bố cục.Bố cục2 phần tiền giải: 4 câu đầu: tả cảnh mùa thu ở Quỳ Châuhậu giải: 4 câu sau: tả tình - Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh thu ở Quỳ ChâuThể loại: Thất ngôn bát cú đường luật2. Bức tranh mùa thu.(4 câu thơ đầu)Em hãy cho biết 4 câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?Cảnh thiên nhiên:Rừng phong lá đỏ hạt móc xaNúi non hiu hắt Sóng rợn lưng trờiMây dùn cửa ảiEm có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên được nhà thơ miêu tả ở đây?Bức tranh thiên nhiên rất hùng vĩ bởi có núi non, có sông nước, có rừng phong lá đỏ. Nhưng tất cả lại nhạt nhòa hiu hắt trong khí thu.Nuùi VuCảnh sắc thiên nhiên ấy gợi cho em liên tưởng gì?Theo em nhà thơ đứng ở đâu để quan sát cảnh thiên nhên này? Nhà thơ đứng ở rất xa mới nhìn dòng sông xa ngút tầm mắt(lưng trời), mặt đất như hòa nhập với bầu trời.Bốn câu thơ đầu ta nhận ra bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng tâm cảnh, tất cả được diễn tả nỗi buồn thu. Đất nước chìm ngập trong loạn li. Nhà thơ cảm nhận được nỗi đau khổ của mọi người, mọi cảnh ngộ, trong đó có cả nỗi xót xa của riêng mình.3. nỗi lòng nhà thơ(4 câu thơ cuối)   Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,        Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.        Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,        Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.Nếu ở 4 câu thơ đầu tác giả đứng ở xa để nhìn cảnh vật thì ở những câu tiếp theo điểm nhìn được thay đổi từ xa đến gần. Gắn với những hình ảnh của thiên nhiên, và thông qua phương pháp ẩn dụ , tác giả đã nói lên điểm nhìn và cảm xúc của mình.Khóm CúcLệ cũNhìn hoa cúc nở trông như xòe ra những cánh hoa bằng nước mắtNhững giọt nước mắt hiện tại và những giọt nước mắt lúc xa quê chan hòa vào nhauCon thuyền Tình nhà Con thuyền lẽ loi đơn chiếc thắt buộc lòng người với quên nhà. Ngày ra đi và ngày trở về phải chăng cũng là một con thuyền.Qua hai câu thơ 5 và 6 em hãy cho biết tâm trạng cảu nhà thơ lúc nay như thế nào?Xa quê bởi chiến tranh, li loạn, nỗi nhớ quê hương cứ day dứt mãi trong lòng tác giả đó cũng chính là tâm trạng của người dân trung quốc trong cảnh li tán. Hai câu thơ cuối tác giả miêu tả âm thanh gì? Âm thanh đó gợi lên điều gì? Đó là tiếng chày dập vải dồn dập để may áo rét càng thuc giục khao khát con người trở về với quê cũ Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,Thành Bạch, chày vang bóng ác tà. Em có nhận xét gì về cách tả ở hai câu thơ cuối? Hai câu thơ cuối bao trùm nhiều dư vị và có vẽ đột ngột. Nhà thơ không lất thúc bằng cảm xúc chủ quan mà tả cảnh thực Cảnh chiều thu thanh bạch đế, tiếng chày dập áo nghe dồn dậpIII. Tổng kết. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và cuối, toàn bài với nhau đề thu hứng?Mối quan hệ:- đó là mối quan hệ nhất quán trong cảm xúc.Khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần.Nỗi buồn riêng không tách rời khỏi nổi đau chung. Nỗi nhớ quê hương không tách rời khỏi loạn li đất nước.Trong mỗi câu thơ đều có chất thu. Ghi nhớ: bài thơ là nỗi lòng riêng tư của nhà thơ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ đường ở đây đạt tới trinh độ mẫu mực.IV. Củng cố, dặn dò.Bài học đến đây là kết thúc chúc quý thầy cô và các em một ngày tốt lành 

File đính kèm:

  • pptthu_hung.ppt