Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 41: Nhàn

Tư thế tâm thế của tác giả trước cuộc sống ấy như thế nào? Cơ sở nào giúp ta cảm nhận được điều đó.

Điệp từ “một” được tính đếm một cách rành rọt, dứt khoát, thể hiện tư thế sẵn sàng,chủ động.

Thơ thẩn” thể hiện sự ung dung thanh thản

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết số 41: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TỔ VĂNTRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNHNgười soạn: Hồ Nguyễn Ngọc Giáng Tuyền Lê Thị Sen	Đặng Thị Lan PhươngNHÀN NGUYỄN BỈNH KHIÊMTiết 41ĐỌC VĂN Kiểm tra bài cũCảm hứng chủ đạo của bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là gì ?ALòng yêu thiên nhiên.BLòng yêu đời, yêu cuộc sống.CKhát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.2. Giới thiệu bài mớiSống gần trọn thế kỉ XVI (1491- 1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến việt Nam Lê, Mạc, Trịnh. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người: -Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi. -Đời nay những trọng người nhiều của Bằng đến tay không ai kẻ vìKhi làm quan ông vạch tội bọn gian thần dâng sớ xin vua chém 18 tên lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lí. “ Nhàn một ngày là tiên một ngày”.Để hiểu quan niệm sống “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài thơ “nhàn” của ông.I. Giới thiệu1. Tác giả-Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), Hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê ở Hải Phòng.-Ông có nhiều đóng góp tích cực cho triều đình, đất nước ( Mạc, Trịnh)-Ông là một người thầy nổi tiếng.Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm??Di sản văn học của Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho đời.Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại 2 tập thơ: “ Bạch Vân am thi tập”(chữ Hán), “cII. Đọc – Tìm hiểu văn bản1. Đọc Văn bản Một mai, một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao.2. Tìm hiểu văn bảnBài thơ được viết theo thể loại nào? Xuất xứ của tác phẩm.?Triết lí “ sống nhàn”?Em hãy nhận xét cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua hai câu đề: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” - Đó là cuộc sống lao động tự cung tự cấp, cuộc sống của một lão nông tri điền: Một mai cuốc cần câu + Điệp từ “một” được tính đếm một cách rành rọt, dứt khoát, thể hiện tư thế sẵn sàng,chủ động.+ “Thơ thẩn” thể hiện sự ung dung thanh thản Vậy với Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế là sống “Nhàn”Tư thế tâm thế của tác giả trước cuộc sống ấy như thế nào? Cơ sở nào giúp ta cảm nhận được điều đó.?- Đó là cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Có ý kiến cho rằng cuộc sống ấy thật khắc khổ, ép xác( ông vốn là một đại quan). Ý kiến của em thế nào qua hai câu luận.Thảo luận“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”+ Đạm bạc: Ở những thức ăn dân dã (Măng Trúc, Giá) Ở sinh hoạt bình thường, giản dị như người 	 dân( tắm ao, tắm hồ)+ Thanh cao: trong sự trở về với thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên. Tác giả tìm về với cuộc sống thuần hậu, chất phác, và tự nhận mình là “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Còn Người khôn, người đến chốn lao xao”Em hiểu như thế nào là “ nơi vắng vẻ”, thế nào là “chốn lao xao”Với ông như thế cũng là sống “Nhàn”( giọng thơ chậm rãi, thư thái; hình ảnh thơ trang nhã..)Nơi vắng vẻChốn lao xao- Là nơi tĩnh lặng của thiên nhiên trong sạch.- Là nơi thảnh thơi của tâm hồn.- Là chốn công quyền, chốn lợi danh, (đi liền với đó là những bon chen luồn lọt, sát phạt)Thảo luậnTheo em như thế có phải là Nguyễn Bỉnh Khiêm “dại thật”, còn người đời “khôn thật.” Qua đó em hiểu gì về Bạch Vân cư sĩ?Tác giả chọn lối sống về với thiên nhiên thuần hậu, thoát ra ngoài vòng danh lợi , để tâm hồn an nhiên khoáng đạt. Đó là “cái dại” của một nhân cách cao cả ( đây là cách nói ngược hóm hỉnh đầy ẩn ý thường gặp trong thơ của Cụ Trạng)Làm người có dại mới nên khôn Chớ dại ngây si chớ có khôn Khôn được ích mình, đừng rẻ dại Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn. 	 (Thơ Nôm – bài 94)Chọn cách sống ấy, vì tác giả nhận thức phú quí tựa chiêm bao( công danh của cải là cái không tồn tại thực, nó chỉ thoảng qua như “giấc mộng cành hoè” – điển cố văn học Trung Quốc). Còn cái tồn tại mãi là nhân cách của con người.Tác giả quan niệm như thế nào về công danh phú quí mà lại chọn cho mình lối “sống nhàn”??Tác giả quả là người có trí tuệ vô cùng tỉnh táoNhư vậy “Triết lí sống nhàn là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ lớn “III.Tổng kết?Quan niệm “sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nhàn sống hoà hợp với tự nhiên Phủ nhận danh lợi Giữ cốt cách thanh cao?Qua tác phẩm vẻ đẹp Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như thế nào.Nhàn vẻ đẹp cuộc sống vẻ đẹp nhân cách vẻ đẹp trí tuệBài tập kiểm tra kiến thức bài học:

File đính kèm:

  • pptMON VAN BAI NHAN.ppt