Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối - Lê Hoàng Khanh

Điệp thanh:

 Vd: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.

 Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

 (Tây tiến)

Điệp vần:

 Vd: Điệp vần “eo” trong bài thơ “thu điếu” của (Nguyễn Khuyến).

Điệp từ:

 Vd: "Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển

 Xanh trời, xanh cả những ước mơ". (Tố Hữu)

Điệp cấu trúc:

 Vd: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô
lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay,
Một dân tộc đã gan góc đứng về phe
Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
 (Hồ Chí Minh)

 

ppt25 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối - Lê Hoàng Khanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 10 TẬP 2THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐIGVTH: LÊ HOÀNG KHANHI. Luyện tập về phép điệp1/ Ngữ liệu 1	 Trèo lên cây bưởi hái hoa,	 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.	 Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.	Ba đồng một mớ trầu cay,	 Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng,Như chim vào lồng như cá mắc câu.	 Cá mắc câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra.	(Ca dao)I. Luyện tập về phép điệpa.	Có 3 điệp ngữ: Nụ tầm xuânCá mắc câuChim vào lồngNếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi. - Mặt khác, nói tới “hoa” là chỉ chung người con gái. Nhưng nói “nụ” là khẳng định người con gái đang ở độ tuổi trăng tròn - thời đẹp nhất. Vả lại, “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. “Hoa” chỉ có tàn thôi. “Nụ” nở ra “hoa". Vì thế không thể thay thế “hoa” vào “nụ” được.“Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ sự so sánh của cô gái, hoàn cảnh của cô gái (nhấn mạnh tình thế phụ thuộc; sự lặp lại này âm vang cái day dứt, tiếc nuối đến xót xa của nhân vật).I. Luyện tập về phép điệp	2/ phép điệp	a/ Khái niệm  - Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.	b/ Đặc điểm	- Có nhiều cách phân chia phép điệp:+ Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp vần, điệp câuI. Luyện tập về phép điệpĐiệp thanh:	Vd: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.	 Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Tây tiến)Điệp vần: 	 Vd: Điệp vần “eo” trong bài thơ “thu điếu” của (Nguyễn Khuyến).Điệp từ:	Vd: "Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh cả những ước mơ". (Tố Hữu)Điệp cấu trúc:	Vd: Một dân tộc đã gan góc chống ách nôlệ của Pháp hơn tám mươi năm nay,Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!  (Hồ Chí Minh) I. Luyện tập về phép điệp+ Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp liên tiếp, điệp vòng tròn.Điệp đầu câu: Vd: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt I. Luyện tập về phép điệpĐiệp liên tiếp:	Vd: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa	Thương em, thương em, thương biết mấy. (Phạm Tiến Duật) Điệp vòng trònVd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?... (Chinh phụ ngâm)	c/ Tác dụng:- Câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng, dễ nhớ.I. Luyện tập về phép điệp3/ Phân tích ngữ liệuVd1- Này chồng, này vợ, này cha,Này là em ruột, này là em dâu.Vd2- Lúa mới cấy được mấy ngày, lúa đã bén chân.Vd3- Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu và mẹ thầm hỏi con đang làm gì. Ba ví dụ điệp từ, điệp câu ở trên nhưng không mang sắc thái tu từI. Luyện tập về phép điệp⃰ Chú ý: khi sử dụng điệp ngữ cần phân biệt với hiện tượng lặp từ. Và đôi khi lặp từ còn là một lỗi của việc dùng từ.	- Vd: ông ấy là một nhà chính trị gia có nhiều đóng góp cho tổ quốc.I. Luyện tập về phép điệp4/ Ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.- Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là,Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương,Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)I. Luyện tập về phép điệpHoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau. (Chinh Phụ Ngâm) Mai về miền Nam, thương trào nước mắt. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác)II. Luyện tập về phép đối1/ phân tích ngữ liệu	vd1 - Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.	vd2 - Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.	vd3 - Vì sương nên núi bạc đầu	 Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa. (Ca dao) Cách sắp xếp từ ngữ ở các ví dụ trên có tính chất đối xứng hài hòa thanh, nhịp điệuII. Luyện tập về phép đốiVị trí của các từ loại (danh từ, động từ, tính từ) tạo ra sự cân đối khiến người đọc không chỉ thỏa mãn về mặt thông tin mà còn thỏa mãn về mặt thẩm mĩ - Sự gắn kết giữa về âm vế nhờ sử dụng các từ cùng trường nghĩa hoặc trái nghĩa.II. Luyện tập về phép đốiVd4- Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du)Vd5- Trời sanh con mắt là gương Người ghét ngó ít, người thương ngó nhiều.II. Luyện tập về phép đối	- Đối về từ: Khuôn trăng/nét ngài (dt); đầy đặn/nở nang (tt); Hoa/ngọc (dt); cười/thốt (đt); mây/tuyết (dt); thua/nhường (tt); nước tóc/màu da (dt).Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát). - Đối về nghĩa:ghét/ thương; ngó ít/ ngó hoàiII. Luyện tập về phép đối 2/ Ví dụ về phép đối trong văn học:* Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo) Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa. 	* Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):	- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.- Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi.- Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. II. Luyện tập về phép đối Truyện Kiều (Nguyễn Du)	-Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.- Người lên ngựa, kẻ chia bào.- Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thơ Đường luật	- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan) II. Luyện tập về phép đối3/ phép đối a. Khái niệmĐối là cách sắp xếp từ ngữ , cụm từ, câu văn ở vị trí cân xứng nhau để tạo ra hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh, và sự hài hòa trong diễn đạt( Cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh, cộng hưởng về ý nghĩa)II. Luyện tập về phép đối	b. Đặc điểm + Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.	 + Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.	Vd: chuối sau, cau trước. + Về từ loại:Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).	Vd: người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. + Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..Vd: gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. II. Luyện tập về phép đốic/ Phân loại Dựa vào quy mô cấu tạo của các yếu tố đối, trong thơ cổ người ta chia làm hai loại đối:+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng. Ví dụ: Người lên ngựa, kẻ chia bào. (Nguyễn Du)+ Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng. (Tú Xương)II. Luyện tập về phép đốiTác dụng: - Gợi sự phong phú về ý nghĩa (do sự tương đồng và tương phản). 	- Sự cân đối trong sắp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.- Tạo ra sự hài hoà về thanh.- Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ. II. Luyện tập về phép đối4/ Phân tích phép đối trong tục ngữThuốc đắng dã tật, sự thật mất lòngĐối thanh: tật/lòng (trắc/bằng) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần, anh em/láng giềng.- Phép đối trong tục ngữ nhằm làm phong phú thêm cho phán đoán (một câu tục ngữ thông thường là một phán đoán) 	+ Nó làm rõ nghĩa: tương đồng hoặc tương phản. 	+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.	+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ II. Luyện tập về phép đốiII. Luyện tập về phép đốiChú ý: không phải phép đối nào cũng có giá trị tu từ .Vd: chim có tổ, người có tông.Không có giá trị tu từVd: đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo. Có giá trị tu từ.CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptTHUC_HANH_CAC_PHEP_TU_TU_PHEP_DIEP_VA_PHEP_DOIKHA_HAY_DAY.ppt