Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tình yêu trong thơ Xuân Diệu

l Đề bài : Phân tích tứ thơ độc đáo của bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

 

 Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời, câu nói ngỡ như một trò chơi chữ này của người xưa hoá ra đã thể hiện được mối tương thông kì lạ giữa mùa thu và thơ ca. Có phải vì thế mà trong bốn mùa, thơ ca thiên vị với mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân nhiều thi tứ hơn? Mùa thu gắn bó với thi ca đến nỗi chỉ cần xem xét thơ viết về mùa thu của các thời đại cũng phần nào thấy được những thời đại thơ ca Kể tên những áng thơ thu đẹp nhất trong thơ tiếng Việt, người ta phải nhắc đến những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu và không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Thoạt nhìn, dễ nghĩ Xuân Diệu chỉ là thi sĩ của mùa xuân . Đọc bài Xuân không mùa, thậm chí, chúng ta có thê nói : Xuân không mùa – ấy là Xuân Diệu. Thực thì, Xuân Diệu còn là thi sĩ của mùa thu, không chỉ vì ông có nhiều bài thơ thu đặc sắc. Điều cốt yếu là, với thi sĩ, xuân hay thu cũng đều là mùa tình .

(Trích “217 Đề và bài làm văn”_GS Nguyễn Đăng Mạnh)

 

 

ppt18 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tình yêu trong thơ Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiểu sử xuân diệu:Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (bút danh Trảo Nha). Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916, tại huyện Tuy Phước- tỉnh Bình Định. Sau khi đậu tú tài, năm 1940, ông làm viên chức tại Mĩ Tho. Năm 1943 xin thôi việc ra Hà Nội.Năm 1944 tham gia phong trào Việt Minh. Sau cách mạng hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc, thư kí toà soạn báo Tiên Phong. Kháng chiến chống Pháp ông công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam. Là thư kí toà soan tạp chí Văn nghệ, là Uỷ viên thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam( các khoá I, II, III). Đại biểu Quốc hội Khoá I, Viện sĩ thông tấn Viện hàm lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức (1983). Ông đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất (1985).Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng văn học Hội nhà văn Việt Năm 1954-1955 ( Tập thơ “Ngôi sao”); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật (đơt I, 1996). Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội.Sự nghiệp văn chươngThơ: Thơ thơ (1983, 1939, 1968, 1970); Gửi hương cho gió (1945, 1967); Ngọn Quốc kì (1945, 1961); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng (1949); Sáng (1953); Mẹ con (1954(; Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960)Truyện ngắn: Phấn thông vàng (1939)Bút kí: Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947), Việt Nam nghìn dặm (1946); Việt Nam trở dạ (1948); Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954); Ba thi hào dân tộc (1959); Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961); Thơ Trần Tế Xương; Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971); Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet (1962); V.I. Lênin (1967), Những nhà thơ Bungari (1978, 1985), Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982)Phụ lục về xuân diệu Đề bài : Phân tích tứ thơ độc đáo của bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. 	Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời, câu nói ngỡ như một trò chơi chữ này của người xưa hoá ra đã thể hiện được mối tương thông kì lạ giữa mùa thu và thơ ca. Có phải vì thế mà trong bốn mùa, thơ ca thiên vị với mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân nhiều thi tứ hơn? Mùa thu gắn bó với thi ca đến nỗi chỉ cần xem xét thơ viết về mùa thu của các thời đại cũng phần nào thấy được những thời đại thơ ca Kể tên những áng thơ thu đẹp nhất trong thơ tiếng Việt, người ta phải nhắc đến những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữuvà không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Thoạt nhìn, dễ nghĩ Xuân Diệu chỉ là thi sĩ của mùa xuân . Đọc bài Xuân không mùa, thậm chí, chúng ta có thê nói : Xuân không mùa – ấy là Xuân Diệu. Thực thì, Xuân Diệu còn là thi sĩ của mùa thu, không chỉ vì ông có nhiều bài thơ thu đặc sắc. Điều cốt yếu là, với thi sĩ, xuân hay thu cũng đều là mùa tình.(Trích “217 Đề và bài làm văn”_GS Nguyễn Đăng Mạnh)Đề bài: Sức hấp dẫn của bài thơ “Vội vàng” Trong Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh đã có nhận xét thật xác đáng về một đặc điểm của thơ Xuân Diệu: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình . Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua bài Vội vàng, rút trong tập Thơ thơ(Trích “217 Đề và bài làm văn”_GS Nguyễn Đăng Mạnh)Đề bài : Phân tích bài Thơ Duyên của Xuân Diệu.	 Nếu Thơ duyên là một bài thơ rất Xuân Diệu, thì xem ra những lời bình mà các tá giả Thi nhân Việt Nam dành cho thi phẩm này cũng hết sức Hoài Thanh. Cơ chừng bởi ấn tượng với mấy câu thơ đượ ngòi bút phê bình tài hoa tinh tế kia nảy ra, nhiều người mới tìm đọc toàn bài. Còn trước đó ít ai ngó ngàng dến cả thi phẩm. Đến khi dành được một chỗ trong sách giáo khoa, người ta mới thấy Thơ duyên được giới phê bình si mê hơn . Thơ duyên là bén duyên với Hoài Thanh mà vẫn luôn mặn duyên với giới phê bình ! 	Như cái tên của nó, Thơ duyên có một bình diên nội dung dễ thấy là giãi bày mối giao cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với tạo vật và con người với con người như một cuộc giao duyên, một cuộc hoà thơ huyền diệu trên thế gian này. Cảm hứng giãi bày ấy đã cuốn theo nó mối quan tâm của phần đông những ngòi bút phê bình kia. Thế cũng dễ hiểu . Cảm hứng này đã khiến bài thơ hiện ra như một thể sống động, tràn ngập cảm xúc (Trích “217 Đề và bài làm văn”_GS Nguyễn Đăng Mạnh)Một số hình ảnh về Xuân DiệuTập thơ đầu tay của Xuân DiệuXuân Diệu làm việc tại NXB Văn họcMột trong những sách tiêu biểu viết về Xuân DiệuXuân Diệu trong “Thi nhân Việt nam”Xuân Diệu trong Tự lực văn đoàn (thứ 1 từ trái sang)Xuân Diệu và “Thơ Duyên”Phố mang tên Xuân Diệu

File đính kèm:

  • pptTinh_yeu_trong_tho_Xuan_dieu.ppt