Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Truyện Kiều (tiếp theo)

Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng Kiều lại bị Hoạn Thư-vợ cả của Thúc Sinh ghen ghét. Nàng phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- một kẻ buôn người. Nàng rơi vào lầu xanh lần 2.

pptx47 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Truyện Kiều (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
I- NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DU:Truyện Kiều của Nguyễn Du là kết tinh rực rỡ của văn học Việt Nam, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của ngôn ngữ văn học tiếng Việt.Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). - Tác phẩm được sáng tác trong một quá trình dài, bắt đầu từ năm 1789 cho đến khi Nguyễn Du ra làm quan dưới triều Nguyễn. 1.Nguồn gốcHình ảnh về đại thi hào Nguyễn DuHình ảnh về tác phẩm Truyện KiềuKim Vân Kiều truyện-Thanh Tâm Tài NhânTrên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn về nhiều mặt. Về nội dung, ông đã biến cốt truyện thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Lê – đầu Nguyễn.2.Sự sáng tạo của Nguyễn Du:- Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã lược bỏ một số chi tiết, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới so với bản gốc để tạo ra một thế giới nhân vật sống động như thật, biểu hiện nội tâm nhân vật sâu sắc hơn. Tác phẩm trở thành một bách khoa thư của muôn vàn tâm trạng, tác phẩm mang tên Đoạn trường tân thanh hay còn gọi là Truyện Kiều.II.Tóm tắt tác phẩm:Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ướcThúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màn che” bên cạnh cha mẹ và 2 emTrong buổi du xuân tiết Thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng. Giữa hai người chớm nở mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình, đính ước.Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạcKim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Nàng lại bị bọn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanhSau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng Kiều lại bị Hoạn Thư-vợ cả của Thúc Sinh ghen ghét. Nàng phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- một kẻ buôn người. Nàng rơi vào lầu xanh lần 2.Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy nàng làm vợ. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, rượu ông ta rồi bị ép gả cho Viên thổ quanĐau đớn, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Lần thứ hai, nàng được sư Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa PhậtPhần thứ ba: Đoàn tụKim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin, chàng đau đớn vô cùng. Chàng lặn lội đi tìm nàng. Nhờ gặp được sư giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau. Gia đình ép họ nối duyên nhưng cả hai nguyện ước nguyện “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”III. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều. 1. Giá trị tư tưởng:a) Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí -Tình yêu Kim - Kiều vượt lên trên mọi quy định của lễ giáo phong kiến để cho đôi trai gái được tự do đính ước - Ước mơ và khát vọng công lí:  + Xây dựng nhân vật Từ Hải là hiện than của một anh hùng xuất chúng, có hoài bão lớn lao. “Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn vũ, rạch đôi sơn hà.”Khinh thường những kẻ vào luồn ra cúi. + Gửi gắm vào nhân vật Từ Hải khát vọng làm chủ cuộc đời, trả ân, báo oán.Kim - Kiều vượt lên trên mọi quy định của lễ giáo phong kiến để cho đôi trai gái được tự do đính ước Hình ảnh người anh hùng Từ Hải “đầu đội trời, chân đạp đất”b) “Truyện Kiều”- tiếng khóc cho số phận con người- Truyện Kiều là tiếng khóc đứt ruột cho số phận con người. Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm là Đoạn trường tân thanh vì các nhân vật mà ông yêu quý nhất, dù tài hoa bậc nào, dù cố gắng đến đâu, đều không thể thoát khỏi số phận bị hủy hoại. Truyện Kiều là tiếng khóc đau đớn nhất cho số phận con người, khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ+Mối tình đầu đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng “Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?” +Tình yêu mặn nồng, đắng cay của Thúy Kiều và Thúc Sinh “Khi hương sớm khi trà trưa, Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn...” +Mối tình tri kỉ của Thúy Kiều và Từ Hải: “Nàng rằng:"phận gái chữ tòng“ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi“ Từ rằng:“Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình..." Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan: suốt 15 năm lưu lạc không khi nào Kiều nguôi lòng nhớ thương cha mẹ và các em: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”Kiều ở lầu Ngưng Bích thương nhớ cha mẹ và người yêuTruyện Kiều khóc cho nhân phẩm bị chà đạp: Nguyễn Du đã dùng những lời ai oán đau đớn nhất để nói về cảnh Kiều bị bán mình, buộc phải tiếp khách, bị mua đi bán lại như món hàng. “Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” Truyện Kiều khóc cho thân xác con người bị đày đọa: tác giả kể lại biết bao lần con người vô tội bị đánh đập tàn nhẫn một cách oan uổng. “Dạy rằng: Cứ phép gia hình! Ba cây chập lại một cành mẫu đơn. Phận đành chi dám kêu oan, Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày. Một sân lầm cát đã đầy, Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.”=> Truyện Kiều vừa là tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân con người trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế, khẳng định các giá trị đích thực của nhân sinhc)“ Truyện Kiều”– bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tốiCùng với tiếng khóc đau đớn mang tinh thần nhân đạo, Truyện Kiều còn là lời tố cáo mãnh liệt thực tại của xã hội phong kiến. Tác phẩm cho thấy quyền sống con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ bị chà đạp: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” -Truyện Kiều tố cáo mọi thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: từ bọn sai nha, quan xử kiện, bọn chủ chứa cho đến bọn “ họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. “Phận đành chi dám kêu oan           Đào hoen quẹn má, liễu tan tác mày        Một sân lầm cát đã đầy             Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương”- Bao nhiêu lần đối mặt với cửa quan là bấy nhiêu lần Kiều phải chịu đau đớn, oan trái, tủi nhục: “Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” “Oan này còn một kêu trời nhưng xa” “Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên” “Vuốt đâu xuống đất, cánh đâu lên trời”Truyện Kiều còn cho thấy tác động tiêu cực của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đành rằng phải có tiền thì Thúc Sinh và Từ Hải mới chuộc được Kiều ra khỏi lầu xanh, có tiền thì Kiều mời làm được việc trả ân. Song sức phá hoại của đồng tiền “ dầu lòng đổi trắng hay đen khó gì” là một thực tế làm mờ ám lương tâm ( những vụ lừa dối của Mã Giám Sinh, Sở Khanh và Bạc Bà, Bạc Hạnh), xóa mờ công lí “ Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Ví dụ: Mã Giám Sinh đồng nhất cái trinh tiết của Kiều vớinhững con số cụ thể: “ Đã nên quốc sắc thiên hương  Một cười này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa Về đây, nước trước bẻ hoa Vương tôn, quý khách ắt là đua nhau Hẳn ba trăm lạng kém đâu Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời”Tuy bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại và thuyết định mệnh, nhưng bằng trực cảm, Nguyễn Du đã vạch ra rất đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế. Hình ảnh Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, hành hạd) Truyện Kiều- tiếng nói hiểu đời -Điểm sâu sắc và giàu sức thuyết phục nhất của Truyện Kiều là ở chỗ, qua thế giới nhân vật, Nguyễn Du thể hiện một tấm lòng rất mực thông cảm, bao dung đối với con người. -Ông hầu như hiểu hết mọi uẩn khúc của con người, nhìn rõ chỗ mạnh chỗ yếu, thậm chí cả chỗ tầm thường của họ và miêu tả với tấm lòng xót xa, thương cảm.2. Giá trị nghệ thuật a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động: -Nguyễn Du miêu tả nhân vật như những con người cá thể, có cuộc sống riêng. Ông khắc họa nhân vật chân thực, sống động, gây ấn tượng cho người đọc. Nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét điển hình, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là tâm lí, chỉ cần một lời cô đọng là làm lộ ngay thần thái của nhân vật ấy. - Về nhân vật chính diện: Nguyễn Du tả bằng bút pháp ước lệ, chọn những hình ảnh ước lệ tiêu biểu nhất để nhân vật có được nét cấ thể không nhầm lẫn với các nhân vật ước lệ khác trong vă chương trung đại Việt Nam. - Với nhân vật phản diện: Nguyễn Du dùng bút pháp tả thực để lột tả đầy đủ “ cái xác phàm của chúng”(Nguyễn Đăng Mạnh) - Với mỗi nhân vật dù là phản diện hay chính diện, Nguyễn Du thường tìm được nét thần thái của nhân vật để miêu tả, dù chỉ đôi dòng hay vài chữ mà lột tả được cả bản chất nhân vật. b) Mẫu mực của nghệ thuật và trữ tình bằng thơ lục bátTruyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật kể chuyện và trữ tình bằng thơ lục bát, với bút pháp trần thuật và giới thiệu nhân vật độc đáo, bút pháp miêu tả tình tế; nhất là nghệ thuật trần thuật từ điểm nhìn nhân vật, làm cho sự việc, cảnh vật thấm đẫm cảm xúc và thế giới tình cảm cuả nhận vật được bộc lộ một cách trực tiếp.Thể thơ lục bát được sử dụng hết sức điêu luyện, ưu thế của thể loại được vận dụng một cách tối đa nên đã đủ sức diễn tả nhiều sắc thái của cuộc sống và những biểu hiện tinh tế trong đời sống con người. Nhờ tài năng và vốn kiến thức sẵn có, Nguyễn Du đã thành công đặc biệt trong việc xây dựng một tiểu thuyết bằng thơ lục bát, cả một thiên tiểu thuyết không một câu nào gượng ép. Vì thế, tác phẩm được đông đảo nhân dân yêu thích và sử dụng trong đời sống, làm lời hát ru, làm sách bói...Có người dù vốn kiến thức hạn chế nhưng thuộc cả truyện Kiều, thậm chí có nhiều trang thuộc ngược từ dưới lên... -Ngôn ngữ trong Truyện Kiều rất trong sáng. Trong tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Những từ ngữ Hán Việt được sử dụng đều có chọn lọc và hết sức vừa phải,sử dụng hợp lí và đúng chỗ, đúng lúc. Bên cạnh đó,phần nhiều là lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân,là ca dao ,tục ngữ.,thành ngữ được vận dụng một cách nhuần nhị và khéo léo. Lời văn trong Truyện Kiều viết cách đây mấy trăm năm mà bây giờ đọc vẫn có cảm giác hiện đại. c)Tiếng Việt trong “Truyện Kiều” là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm -Ngôn ngữ dành cho nhân vật được cá thể hóa cao độ, lời nhân vật nào phù hợp nhân vật ấy, làm rõ thần thái nhân vật ấy, không thể lẫn lộn ngôn ngữ của nhân vật này với nhân vật khác dù cùng thuộc hệ thống nhân vật chính diện hay phản diện. Nguyễn Du sử dụng nhiều từ ngữ ước lệ,điển cố,điển tích,ngôn từ thiên nhiên,ngôn từ chỉ màu sắc,sử dụng hư từ để viết nên Truyện Kiều.Nguyễn Du đã phá vỡ cách tạo từ thông thường để tạo từ mới gây hiệu quả lạ hoá . Từ ngữ Truyện Kiều không chỉ hay mà còn rất đắt , rất độc đáo. Nhiều chữ được dùng đi, dùng lại rất nhiều lần nhưng với một nét nghĩa mới nên không thấy nhàm chán như 63 trường hợp sử dụng từ thân, 59 từ xuân, 14 từ ngựa , rất nhiều lần sử dụng chữ tâm và chữ tài . Ngay như chữ chút là một uyển ngữ rất khó dùng , thế mà Nguyễn Du sử dụng được 47 chữ như thế  -Qua tác phẩm,Nguyễn Du đã làm cho ngôn ngữ dân tộc được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật,đủ sức diễn tả những biến thái của cảnh sắc thiên nhiên và những biểu hiện tinh tế trong tâm hồn con người. =>Tóm lại, trong văn học Tiếng Việt, chỉ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì ngôn từ mới tự đứng lên biểu diễn như một nghệ thuật . Nói Nguyễn Du là nhà nghệ sĩ lớn về ngôn từ chính là nói đến cách ứng xử nghệ thuật của ông đối với ngôn ngữ dân tộc và hiệu quả của nó . Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc sáng tạo ngôn ngữ thi ca nói chung mà Nguyễn Du là một tấm gương tiêu biểu . Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe! :)

File đính kèm:

  • pptxTRUYEN_KIEUNGUYEN_DULOP_10.pptx