Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 15 - Tiết: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
II/ Thực hành phép tu từ Ẩn dụ:
1) Bài tập 1/135 Sgk:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
a/ Nội dung ý nghĩa khác của từ:
Ngữ liệu (1):
_“Thuyền”: ẩn dụ chỉ người con trai trong xã hội phong kiến, có cuộc sống đi đây đi đó khắp nơi.
_“Bến”: bến nước cố định, ẩn dụ chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái.
=> Tình yêu thủy chung, son sắt của người con gái.
Thực hànhphép tu từẨn dụ & Hoán dụLớp:10B1Giáo viên: cô Mai Lê Thu ThùyNăm học: 2013-2014Thành viên nhómNguyễn Lê Hoàng NguyênLê Khánh LinhNguyễn Nam NhậtĐỗ Đức HiếuTrương Thị Thùy TrâmNguyễn Công ThạnhTrịnh Huỳnh Thiên HươngNguyễn Ngọc SơnTán Nhã KhuyênNguyễn Hữu KhiêmNguyễn Hoàng Khánh TrânNguyễn Thị Phương OanhẨn dụI/ Ôn tập về phép tu từ Ẩn dụ: 1) Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2) Các kiểu ẩn dụ: Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ chuyển đổi cảm giácII/ Thực hành phép tu từ Ẩn dụ: 1) Bài tập 1/135 Sgk:Thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.Trăm năm đành lỗi hẹn hò,Cây đa bến cũ, con đò khác đưa. a/ Nội dung ý nghĩa khác của từ: Ngữ liệu (1): _“Thuyền”: ẩn dụ chỉ người con trai trong xã hội phong kiến, có cuộc sống đi đây đi đó khắp nơi. _“Bến”: bến nước cố định, ẩn dụ chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái. => Tình yêu thủy chung, son sắt của người con gái.(1)(2) Ngữ liệu (2): _ Cây đa, bến cũ: ẩn dụ chỉ những người có quan hệ gắn bó thân thiết nhưng phải xa nhau. b/_“Thuyền – con đò”: đều chỉ sự di chuyển _“Bến – bến cũ”: đều là những địa điểm cố định.So sánh sự khác nhau: Thuyền, bến (1)Chỉ hai đối tượng là chàng trai và cô gáiBến, con đò (2)Chỉ những người có một quan hệ gắn bó nhưng vì lý do nào đó phải xa nhauCách hiểu đúng nội dung hàm ẩn Căn cứ vào mối quan hệ song song, tương đồng giữa các hình ảnh. Đặt các hình ảnh trong sự liên tưởng (so sánh ngầm) 2) Bài tập 2/135 Sgk:Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửu lựu lập lòe đâm bông.(1)Lửa lựuẨn dụ hình thức chỉ những bông hoa lựu màu đỏ rực như ánh lửa=> Gợi lên sức ấm nóng của mùa hè Nhà thơ Nguyễn Du đã dùng hai hình ảnh chim đỗ quyên và hoa lựu để cùng biểu đạt ý nghĩa : mùa hè đã đến. Cả hai hình ảnh này đều là những dấu hiệu báo hè (chim đỗ quyên kêu và hoa lựu nở đều vào thời điểm mùa hè). Vì thế nhìn vào hai dấu hiệu ấy, người ta có thể nghĩ ngay đến sự khởi đầu của mùa hè. Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.(2)Văn nghệ ngòn ngọtSự phè phởn thỏa thuêCay đắng chất độc của bệnh tậtTình cảm gầy gòẨn dụ bổ sung chỉ văn chương lãng mạn, thoát li đời sống, ru ngủ con người.Ẩn dụ hình thức chỉ sự hưởng lạcẨn dụ hình thức chỉ tình cảm cá nhân nhỏ bé, ích kỉẨn dụ hình thức chỉ sự bi quan, yếm thếLàm thành ngườiẨn dụ cách thức chỉ con người đã biết nhận thức đúng đắn về cuộc sốngƠi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng(3)GiọtGiọt mưa xuân, giọt âm thanh (tiếng chim chiền chiện) hay còn là giọt hạnh phúc=> Vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân được cảm nhận qua nhiều giác quan; ca ngợi thành quả của Cách mạng, của công cuộc xây dựng Tổ quốc Ở đây, hình ảnh chim chiền chiện, giọt long lanh rơi là những dấu hiệu báo mùa xuân đến. Ẩn dụ này được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng dấu hiệu đặc trưng - mùa .Hót: ca ngợi mùa xuân đất nước, cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy. Từng giọt long lanh rơi: Vẻ dẹp của sức xuân cũng là cái đẹp của cuộc đờiThác bao nhiêu thác cũng qua,Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.(4)ThácẨn dụ hình thức chỉ những khó khăn , vất vả, những thử thách gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Chiếc thuyềnẨn dụ hình thức chỉ con đường cách mạng, con đường cứu nước chính nghĩa của nhân ta.Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác -những khó khăn , con thuyền -chỉ sức mạnh vượt qua ) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của của cả dân tộc ta.Xưa phù du mà nay đã phù sa, Xưa bay đi mà nay không trôi mất.(5)Phù duẨn dụ tượng trưng chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, bèo bọt, vô nghĩa, cuộc đời ngắn ngủi.Phù saẨn dụ tượng trưng chỉ cuộc sống mới tươi đẹp, sung sướng, hạnh phúc, ấm no. Chế Lan Viên có liên tưởng này vì phù du là 1 loài côn trùng có vòng đời ngắn ngủi, trái lại phù sa là chất dinh dưỡng tốt nuôi sống cây trái trên đồng. Dùng 2 hình ảnh ẩn dụ này, chế lan viên muốn so sánh cuộc đời xưa và nay. Từ đó khẳng định cuộc sống nhân văn của cuộc sống hôm nay. 3) Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ: Ví dụ: Cứ sau mỗi ngày mưa dầm, tôi lại thích cảm giác đi dạo buổi sáng sớm dưới cái nắng giòn tan của một ngày hè. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:Nắng giòn tanÁnh nắng đẹp rực rỡ Mỗi khi chiều tà, tôi lại cùng chị leo lên mái nhà ngắm quả cầu lửa khổng lồ ấy từ từ khuất bóng sau dãy núi và đợi bố mẹ đi làm đồng về. Ẩn dụ hình thức:Quả cầu lửa khổng lồ ấyMặt TrờiHoán dụI/ Ôn tập về phép tu từ Hoán dụ: 1) Hoán dụ là gì? Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật. 2) Các kiểu hoán dụ: Hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể Hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.II/ Thực hành phép tu từ Hoán dụ: 1) Bài tập 1/136 Sgk:Đầu xanh đã tội tình gì,Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.Áo nâu liền với áo xanh,Nông thiên liền với thị thành đứng lên. a/Phân tích nội dung ý nghĩa: Ngữ liệu (1):(1)(2)Đầu xanhTuổi trẻMá hồngNgười con gái đẹpNguyễn Du sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật, nhằm chỉ nhân vật Thúy Kiều, người con gái đẹp nhưng bạc mệnh, mang thân phận của một cô gái lầu xanh bấp bênh, trôi nổi.Ngữ liệu (2): Áo nâuNgười nông dânÁo xanhNgười công nhânTố Hữu sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật, nhằm chỉ mỗi quan hệ khăng khít của liên minh công – nông. b/ Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi cần tùy ngữ cảnh phải xác định cho được mối quan hệ gần gũi, tiếp cận giữa các đối tượng. Ví dụ: Quan hệ bộ phận – toàn thể, trang phục – con người, nơi ở – người ởThôn Đoài thì nhớ thôn Đông,Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.(2)Thôn Đoài – thôn ĐôngChỉ hai người ở hai thôn khác nhauCau thôn Đoài – giầu không thôn nào Hoán dụ: Lấy nơi ở để chỉ con người, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.Chỉ những người đang yêu nhau Ẩn dụ: dựa trên nét tương đồng, tình cảm thắm thiết, gắn bó khăng khít như màu đỏ thắm của cau và trầu hòa quyện Phân biệt hai phép tu từ: Giống nhau: Ẩn dụ và hoán dụ đều dựa trên nguyên tắc chuyển nghĩa của từ theo quan hệ giữa các sự vật hiện tượng mà chúng biểu hiện. Khác nhau:Ẩn dụHoán dụ Thực chất là so sánh ngầm: Gọi tên đối tượng này bằng đối tượng khác dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) Dùng một đặc điểm tiêu biểu của một đối tượng để gọi thay cho đối tượng đó dựa trên quan hệ tương cận (gần gũi) Không chuyển trường nghĩa Có chuyển trường nghĩa b/ So sánh: _ Câu “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. _ Câu “Thuyền ơi có nhớ bến chăng ...” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Cùng là bày tỏ nổi nhớ người yêu nhưng ở câu ca dao sử dụng liên tưởng mòn sáo thì câu thơ của Nguyễn Bính lại có những liên tưởng vô cùng mới mẻ, tạo nên nét đẹp riêng cho mỗi câu thơ 3) Quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó: Ví dụ: Bầu trời xanh trong với những áng mây thơ thẩn rong đuổi nhau cùng với những tia nắng vàng vọt không còn quá gay gắt như những buổi trưa hè. Mùa thu đang đến – và cũng là mùa tựu trường. Những bóng áo trắng tấp nập đến trường trong tiếng vui cười náo nhiệt, hớn hở làm rộn ràng cả một góc phố phường. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:Những bóng áo trắngNhững cô cậu học trò
File đính kèm:
- Tuan_15_Thuc_hanh_phep_tu_tu_an_du_va_hoan_du.pptx