Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 23 - Tiết: Thái sư Trần Thủ Độ

- Là người có vai trò thúc đẩy lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần

 Là người khai sáng và là trợ thủ đắc lực cho vua Trần

 Là vị quan đầu triều có tài, có mưu trí, tận tụy giúp vua Trần dựng nghiệp lớn, chống ngoại xâm giữ gìn đất nước

 

ppt16 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tuần 23 - Tiết: Thái sư Trần Thủ Độ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừng các bạn đến với phần trình bày của tổ I ( KK52 THPT Đa Phúc)THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘTiểu sửHoàng đế có hai người con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Trần Thủ Độ xin Huệ Tông bỏ ngôi lên làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng mới lên 7 tuổi. Trần Thủ Độ nắm hết quyền hành nên đưa người cháu trai là Trần Cảnh khoảng 8 tuổi, vào hầu hạ Lý Chiêu Hoàng rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng làm vợ và ép nhường ngôi cho chồng để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225.Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Năm 1224, ông được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ vì là người có tài và một phần do chị họ của ông là hoàng hậu đương triều, vợ vua Lý Huệ Tông cất nhắc. Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: “Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”.Sự nghiệp- Là người có vai trò thúc đẩy lịch sử từ nhà Lý sang nhà Trần Là người khai sáng và là trợ thủ đắc lực cho vua Trần Là vị quan đầu triều có tài, có mưu trí, tận tụy giúp vua Trần dựng nghiệp lớn, chống ngoại xâm giữ gìn đất nướcTrần Thái Tông (Trần Cảnh) và Lý Chiêu Hoàng lấy nhau đã lâu sau khi Hoàng thái tử Trần Trịnh chết yểu (1233), Lý hoàng hậu không sinh thêm người con nào.Lo sợ dòng máu hoàng thất không truyền được, Trần Thủ Độ ép Thái Tông hoàng đế phế truất Lý hoàng hậu, lấy chị dâu là Thuận Thiên công chúa - vợ Trần Liễu chị ruột của Lý hoàng hậu. Lúc này, Thuận Thiên công chúa đã có mang với Trần Liễu được 3 tháng. Việc đó khiến Trần Liễu thù hận cất quân nổi loạn, Thái Tông phải bỏ lên chùa. Trước sức ép của Trần Thủ Độ, Thái Tông quay trở lại ngôi vua, Trần Liễu sau khi thất bại được phong làm An Sinh vương ở Kinh Môn (Hải Dương) Lý Chiêu Hoàng (1218 -1278)Tuy nhiên, người con của Trần Liễu mà Trần Thủ Độ sắp đặt để làm con Trần Cảnh là Trần Quốc Khang sinh ra năm 1236 cũng không được làm Thái tử dù là con trưởng. Năm 1240, Lý kế hậu sinh được Trần Hoảng, lập làm Hoàng thái tử. Trần Hoảng lên ngôi, sử gọi là Trần Thánh Tông Khi quân Mông – Nguyên hăm he xâm lược bờ cõi Đại Việt (1258), ông nổi tiếng với câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ cứ yên lòng”. Đó là một liều thuốc kích thích sự phấn chấn của toàn quân, một niềm tin quyết thắng mãnh liệt trong lòng vị quân vương đang phân vân.Tấm gương anh minh chính trực+ Đối với người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với nhà vua: Trần Thủ Độ công nhận lời nói phải và ban thưởng cho người dũng cảm vì dám vạch tội mình+ Đối với người quân hiễu giữ thềm cấm, không cho Linh Từ Quốc Mẫu đi qua: Trần Thủ Độ không bênh vợ mà tìm hiểu rõ sự việc rồi khen thưởng kẻ biết giữ đúng pháp luật+ Đối với việc vua định đưa anh em, họ hàng Trần Thủ Độ cùng nắm chức vụ quan trọng trong triều đình: Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày quan điểm, chỉ nên chọn người giỏi nhất hoặc là mình, hoặc là anh mình, không nên hậu đãi cả hai sẽ làm rối ren việc triều chính.+ Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước: Trần Thủ Độ đã đưa ra yêu cầu, muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử-> lối ứng xử khéo léo, vừa răn đe kẻ hay ỷ thế cậy nhờ nơi cửa quyền, vừa nhắc nhở vợ không được dựa vào quyền lực của chồng mà làm bậy Ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cương quyết làm bằng được. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. "Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc, không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”. Mất và lăng thờÔng mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục: “Trần Thủ Độ sau khi chết, chôn ở địa phận xã Phù Ngự, huỵện Ngự Thiên, nơi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng đến hai mẫu, cây cối um tùm. Về tư điền, trước vẫn liệt vào hạng thượng đẳng, các quan phủ, huyện, huấn, giáo đến kính tế”. Mất và lăng thờLăng Thái sư Trần Thủ Độ nằm ở thôn Ngừ (tên chữ là Phù Ngự) trước là xã Khuông Phù, sau đổi là xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Bên làng Nại cũng thuộc xã Liên Hiệp là đền thờ Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung còn được gọi là Bà Chúa Ngừ, tức chính thất của Trần Thủ Độ.Mất và lăng thờ

File đính kèm:

  • pptTuan_23_Doc_them_Thai_su_Tran_Thu_Do.ppt