Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Bài thơ: Tây tiến
Đoạn 2(câu 15-22): QD đã phác họa cho chúng ta về một tình dân quân đậm đà của xứ Tây Bắc.
Đó là xứ sở hùng vĩ và mỹ lệ. Nhớ lại những lúc “Lửa rừng đêm” bập bùng tỏa sáng khi doanh trại liên hoan vui vầy giữa núi rùng thơ mộng cùng các cô em miền sơn cước xinh tươi e thẹn chỉ đưa mắt gửi tình cùng các anh. Cô thôn nữ Tây Bắc duyên dáng trên chiếc thuyền độc mộc trôi trên dòng nước lũ cùng với những cánh hoa đong đưa. Hình ảnh, cảnh vật, con người thơ mộng mềm mại huyền ảo làm ai khi rời xa cũng quyến luyến, nhớ nhung.
/Nhịp thơ bắt đầu nhanh dần tạo cho ta một cảm giác vui tươi khoang khoái yêu đời như rằng chiến trận đang lùi xa đi./
Tác giả Quang DũngTổ: “3+4”TÂY TIẾN12A302/10/20091)Tác Giả:Họ tên: Quang Dũng, Bùi Đình Diệm(ks).Năm sinh-mất: 1921-1986.Quê quán: Hà Tây(Hà Nội).Cuộc đời: Ông tham gia quân đội sau CMT8, 1954 về sau ông là biên tập viên NXB Văn học, 2001 được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.Văn nghệ: Là nghệ sĩ đa tài, thơ ông mang tâm hồn phóng khoáng lãng mạng và tài hoa, có sự đan xen hài hòa giữa thơ ca trong và ngoài nước.Tác phẩm chính:Mây đầu ô(1968), Thơ văn Q.Dũng(1983)Quang Dũng2)Và về đoàn quân Tây Tiến:Trung đoàn 52 Tây Tiến, thường gọi là Trung đoàn Tây Tiến, là một trung đoàn của QĐNDVN trong Kháng Chiến “9 năm”Trung đoàn được thành lập ngày 27 tháng 2 năm 1947. Binh sĩ bao gồm các chiến sĩ giải phóng quân từ Việt Bắc về Hà Nội chuyển thành Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu, công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị, các nhà sư, cựu binh trong quân đội thuộc địa Pháp, người dân tộc... tự nguyện tham gia Mặt trậnViệt MinhVới nhiệm vụ đánh tiêu hao và giam chân Pháp tại thượng Lào và Tây Bắc, họ đã trải qua vô vàng khó khăn nhưng vẫn anh dũng chiến đấu ghi nên những dấu son cho buổi đầu “9 năm”.Sau 1948 Q.Dũng rời đơn vị này chẳng bao lâu sau ông viết bài thơ tại làng Phù Lưu Chanh(Hà Đông). Ban đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, khi in ông đổi lại thành“Tây Tiến”Chiều Tây Bắc3)Bài thơ :Bài thơ Tây Tiến – viết năm 1948Tất cả có 34 câu các bạn có thể tham khảo sách giáo khoa và các tư liệu.Bài thơ cũng đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Phạm Duy và sau đây mời các bạn lắng nghe bài hát:NhạcvàLời:Quang DũngPhạmDuy3)Bài thơ :Bố cục ta chia làm 4 phần:Câu 1-14: Nỗi nhớ của Quang Dũng về những ngày hành quân gian khổ.Câu 15-22: Nhớ kỷ niệm tình dân quân Tây Bắc.Câu 23-30:Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến.Câu 31-34: Tinh thần của đòan quân.4)Phân tích bài thơ :Đoạn 1(câu 1-14):Quang Dũng(QD) đang kể cho chúng ta nghe về chuyện dọc đường, dọc đường quân hành. Lời thơ như cất lên tiếng hát về kỷ niệm với Tây Tiến và Tây Bắc của ông, đó là tiếng hát của một nỗi nhớ“chơi vơi” với sông núi, với đồng đội bộc lộ sự cồn cào, da diết, cháy bỏng đã giáng vào từng câu chữ đầu tiên(4 câu đầu).Gợi cho người đọc một cảm xúc xao xuyến cho dù ta từng “trường chinh vạn dặm” cùng các chiến sĩ năm xưa hay không. Mã GiangSử dụng ngôn từ đặc biệt, kết hợp điệp từ “ơi” và từ láy làm gợi cảm xúc tha thiết. 4)Phân tích bài thơ :Từ nỗi nhớ bao la, tràn ngập (Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi), dẫn đến nỗi nhớ cụ thể với từng cảnh vật, con người Tây Bắc”Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi; Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”.Đúng là trẻ. Vui đùa với hình ảnh:”súng ngửi trời” như nói lên cái lạc quan yêu đời và tinh nghịch của các anh vẫn luôn có mặc dù có mệt mỏi gian khổ đến đâu.Với 4 câu kế là hình ảnh về cuộc hành quân gian khổ muôn trùng. Điệp từ “dốc, ngàn thước” kết hợp với các từ láy(chơi vơi,ơi,) và phương pháp liệt kê tên một loạt cái địa danh(Sài Khao, Mường Lát..) theo từng cung bậc khác nhau làm hiện ra một con đường trùng điệp hiểm trở như vây lấy chân người lính trẻ /đoàn quân mỏi/."Heo hút cồn mây súng ngửi trời"4)Phân tích bài thơ :Những người trai đi trong gió sương đã dọc theo sông Mã từ Việt qua Lào, rồi từ Lào sang Việt, rồi tay súng phải cầm chắc ngăn thù. Thiên nhiên khắc nghiệt, quân thù bủa vây, dã thú chực chờ đêm đêm làm cho các anh “gục lên súng mũ” mà bỏ lại cuộc đời trai trẻ. Sự ra đi của người lính trẻ được QD thay bằng hình ảnh “bỏ quên đời” làm giảm đi phần nàosự đau thương mất mát . 6 “Đây Lý, Lê, Trần 4000 năm chưa một lần khuất phục ngoại xâmthì nay có gì có thể khuất phục được các anh.” Không chỉ có gian nan khó nhọc, QD còn nhớcả những buổi quây quần cơm lính, hay nắm xôi của em gái Tây Bắc trao cho là những tia nắng vui mai reo trên vạn nẻo đường hay là cơn gió mang thêm hương thơm tận ngàn hương trên đường quân hành cũng làm các anh vơi đi sự nhọc nhằn của “Nghiệp lính”. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”“Cọp trêu người”74)Phân tích bài thơ :Đoạn 2(câu 15-22): QD đã phác họa cho chúng ta về một tình dân quân đậm đà của xứ Tây Bắc. Đó là xứ sở hùng vĩ và mỹ lệ. Nhớ lại những lúc “Lửa rừng đêm” bập bùng tỏa sáng khi doanh trại liên hoan vui vầy giữa núi rùng thơ mộng cùng các cô em miền sơn cước xinh tươi e thẹn chỉ đưa mắt gửi tình cùng các anh. Cô thôn nữ Tây Bắc duyên dáng trên chiếc thuyền độc mộc trôi trên dòng nước lũ cùng với những cánh hoa đong đưa. Hình ảnh, cảnh vật, con người thơ mộng mềm mại huyền ảo làm ai khi rời xa cũng quyến luyến, nhớ nhung. /Nhịp thơ bắt đầu nhanh dần tạo cho ta một cảm giác vui tươi khoang khoái yêu đời như rằng chiến trận đang lùi xa đi./“Có nhớ dáng người trên độc mộc”“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”4)Phân tích bài thơ :Đoạn 3(câu 23-30) là đoạn làm nên sự nổi tiếng của cả bài thơ: Nếu trong miền Nam có “307” làm Cửu Long sóng trào nước xoáy hay “Bình Xuyên” nức tiếng giang hồ Nam Bộ, thì ngoài đất Bắc có Tây Tiến, có những người anh “không mọc tóc”. Cái nét chỉ duy Tây Tiến mới có(“anh vệ trọc đầu”), đó không chỉ là biểu tượng cho sự khó khăn gian khổ mà còn là cho sự đồng lòng “năm tháng kề nhau chia bao khổ đau” buổi binh biến. /Nhịp thơ dứt khoát, “hình ảnh lạ”xuất hiện đầy cảm xúc khi kể về người lính./ 10Tây Tiến năm xưavà hôm nay.Bệnh tật, thiếu thốn khiến da dẻ xanh xao ốm yếu nhưng dáng hiên ngang của người trai Hà Nội đã được hòa quyện với màu xanh nơi rừng thiêng, biến các anh thành những con Mãnh hổ chiến dũng của Vệ quốc đoàn Tây Tiến khiến quân thù phải khiếp sợ và kính phục các anh. Người trai mang “nghiệp lính” của Tây Tiến ít nhiều cũng đã có một tình yêu. Là lúc quê hương trong khói lửa mùa chinh chiến, đành quên tình yêu riêng mà xông pha chiến tuyến. Trái tim của các anh vẫn hào hoa phong nhã và lãng mạng, vẫn lưu luyến gì hơn khi xa cố hương, vẫn nhớ về em gái Hà Nội hôm nào biệt ly.4)Phân tích bài thơ :Hình ảnh anh lính bên kia biên cương gửi mộng cho người con gái Hà Nội dáng yêu kiều làm câu thơ trở nên nhẹ nhàng tươi tắn hơn, đồng thời cho ta thấy chất lãng mạn của “tình lính” xa quê: “Ngày về phép, em hẹn anh dạo phố Tay chinh nhân,đan năm ngón tay mềm Em xót xa đời anh nhiều đau khổ Anh chỉ cười và nói,”Lính mà em”.” (Sưu tầm) "Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm"114)Phân tích bài thơ :Nhưng thôi đêm mơ mộng thôi đành gác lại, vì ngày mai đây các anh có thể trở thành sẽ trở thành nấm mồ nơi biên thùy.QD đã đi thẳng vào sự thật bi tráng của người lính và sự thật mất mát trong chiến tranh, đó là cái chết và sự hy sinh anh dũng. Đây là một trong những điểm đặc biệt làm nên sự khác biệt của Tây Tiến so với những bài thơ đương thời viết về người chiến sĩ.Với các từ “rải rác, viễn xứ” đã làm tăng thêm tính chất của sự đau thương.12"Rảirácbiêncương,mồviễnxứ"4)Phân tích bài thơ :Ngại gì gian khó những “đôi môi thắm duyên” Tây Tiến đã đáp lời sông núi, khi đất nước lâm nguy thì xương máu này các anh nguyện hiến dâng, chẳng nề chi tuổi trẻ tươi đẹp, vì các anh biết đó là Tổ Quốc, là trách nhiệm và là danh dự của người chinh chiến nước Nam. Người trai Vệ quốc quân nói chung và Tây Tiến nói riêng một lòng quyết bảo vệ giang san thề chết cho quê hương, lớp lớp các anh ra đi bảo vệ từng tấc đất, từng cây cỏ, từng con đường, từng bờ biển quê hương Việt Nam.Đó chính là những người chiến dũng Tây Tiến, những nguồn thơ “vô song”, những người anh mang tình yêu thương mênh mông hào hoa lãng mạn và cũng rất dỗi hào hùng hiên ngang bất khuất của Tổ quốc. /Giọng thơ mạnh không kéo dài, thể hiện sức mạnh và ý chí của đoàn quân./13"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"Các anh chiến đấu anh dũng thì sẽ có những người anh nằm xuống khi chiến địa đã tàn, đồng đội đôi khi chỉ có thể tiễn đưa anh bằng mảnh chiếu hay có lúc chính bằng tấm chiến phục của các anh mà gói lại đưa anh về với đất. QD đã nâng lên cái trang trọng hơn với hình ảnh chiếc “áo bào” cũng phần nào bớt đi cái mỏi mệt của người ra đi và kẻ ở lại4)Phân tích bài thơ :14Khúc “độc hành” của dòng sông đã trở thành một khúc hát chiêu hồn tử sĩ cho người anh hùng nằm xuống và cùng với đất mẹ ôm anh đưa về cội nguồn. Có lẽ khi anh đã thành nấm mồ vô danh nơi viễn xứ thì cũng phần nào yên lòng về với đất thiêng.Đồng đội anh phải bước đi tiếp tục xông pha nơi chiến tuyến, đành để anh lại với đất, với con sông Mã oai hùng. QD đã đưa con sông sống dậy và trở thành chứng nhân lịch sử cho sự mất mát ấy....ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH ANH CHỈ VỀ VỚI MẸ MONG CON, ANH VẪN SỐNG THÊNH THANG TRONG LÒNG NHỮNG NGƯỜI BIẾT THƯƠNG ĐỜI LÍNH...Đoạn 4(câu 31-34) Nhịp điệu chậm kéo dài và mang dư âm(Tây tiến/người đi/không hẹn ước), cho ta thấy một sự tiếc nối thời đã qua trong thâm tâm của QD 4)Phân tích bài thơ :15Đoạn kết như là khẩu hiệu mà những người anh của đoàn quân vệ quốc này đều có chung. Đó là một lời thề ra đi không hẹn ngày về, là quyết vì quê nhà, vì sông núi, là :"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"Kết ý chung bài thơ:Đây là bài thơ có nhiều điểm, hình ảnh đặc biệt khác với thơ ca cùng thời.Sự kết hợp âm “bằng” “trắc”, lối nghệ thuật trong thơ và ngôn ngữ giàu chất tạo hình( từ láy,âm tiết) làm bài thơ vừa có chất nhạc lẫn chất họa cho ta thấy cái tài tình của QD trong nghệ thuật thơ ca đương thời.Với cảm hứng chủ đạo lãng mạng và bi tráng,bằng ngòi tài năng QD đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ. Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp phong nhã, hào hoa mà hào hùng, anh dũng của một thời máu lửa sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài với người đọc(trích NDBH).4)Phân tích bài thơ :Ngày về16Chân thành cảm ơn cô và các bạn đã quan tâm theo dõi Bài thuyết trình của nhóm chúng em.5) Thành viên thực hiện:Thiết kế:Đặng NguyễnAnh HuyThuyết trình:Nguyễn QuốcHùng02/10/200912A3
File đính kèm:
- Tay_Tien.ppt