Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Bài thơ: Tây Tiến, Quang Dũng

 - Nỗi nhớ bắt đầu từ một Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ, sừng sững những thử thách đối với người chiến sĩ, những bước dãi dầu dừng lại “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, những hơi thở nặng nhọc, những ánh nhìn phóng từ đỉnh núi cao vời vợi thoả sức vùng vẫy trong không gian như là sự tri ân của núi rừng trước bao vất vả khó nhọc, vật lộn với địa hình của con người. TT ấy, người đọc nhìn để ngưỡng vọng, cảm phục. (đoạn 1).

Còn có một TT để tâm hồn nhà thơ và độc giả như say người đi trong chất men dịu ngọt của nó – TT lãng mạn trữ tình với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người phương xa xứ lạ. (đoạn 2)

Để rồi từ đó nhà thơ đậm tô lên những nét cứng cáp mà tinh tế của tượng đài người chiến sĩ TT. (đoạn 3)

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Bài thơ: Tây Tiến, Quang Dũng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tây TiếnQuang DũngI/ Tìm hiểu chung:1/ Tác giả Quang Dũng (1921-1988):- Nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.- Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.2/ Bài thơ “Tây Tiến”: ? Từ Phù Lưu Chanh, một làng quê hiền hoà bên sông Đáy, nơi QD ghi những dòng hồi ức, bài thơ đã đến cùng bạn đọc với nhan đề ban đầu là “Nhớ Tây Tiến” như tiếng lòng chân thật của tg gửi về đồng đội. Mười năm sau đó khi in lại cùng nhà thơ Trần Lê Văn trong tập “Rừng biển quê hương” nhan đề bài thơ chỉ còn lại hai tiếng “Tây Tiến”. Em có thể lí giải vì sao nhà thơ lại lựa chọn như vậy không? (Có mối liên hệ nào giữa nội dung bài thơ và những chữ “Nhớ Tây Tiến”? Tây Tiến có gợi ra nỗi nhớ không? Chữ TT trong bài thơ gắn bó với sự kiện nào?)2/ Bài thơ “Tây Tiến”:- Có nhan đề “Nhớ Tây Tiến” là bởi cả bài thơ là một nỗi nhớ dài, trải theo những cung đường dãi dầu mà mĩ lệ nơi đoàn quân ấy đã đi qua và để lại bao kỉ niệm đẹp nhất của đời mình.- Vẻ đẹp của nhan đề “Tây Tiến” là ở sự hàm súc của nó. Không nói “nhớ” mà vẫn da diết nhớ, “chơi vơi” nhớ, xôn xao và ước hẹn trong nhung nhớ “Ai lên TT mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”- Hai chữ “Tây Tiến” gợi nhắc cho người đọc về:+ Một đơn vị bộ đội thành lập 1947 (mà QD là đại đội trưởng).+Thành phần: thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều HS, SV.+ Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ VN.+ Địa bàn đóng quân: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thanh Hoá và cả Sầm Nứa (Lào)+ Hoàn cảnh chiến đấu: gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nhưng phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng Nhắc đến TT cũng là nhớ tới một thời máu lửa của DT, một thời bừng cháy khát vọng dâng hiến “khi Tổ quốc cần” của cả một thế hệ. Hai chữ TT gửi ánh mắt dõi vời về kỉ niệm, trở thành những điểm nhấn cảm xúc trong mỗi phần thơ.- Bài thơ có 2 đặc điểm nổi bật: Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.II/ Đọc – hiểu văn bản:? Mỗi phần của bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến, em hãy phát hiện điều đó. Tại sao điểm kết trong mạch hồi tưởng của Quang Dũng lại là hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”? Hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm sẽ như thế nào nếu trật tự mạch thơ được thay đổi?1/ Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ:II/ Đọc – hiểu văn bản:1/ Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ: - Nỗi nhớ bắt đầu từ một Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ, sừng sững những thử thách đối với người chiến sĩ, những bước dãi dầu dừng lại “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, những hơi thở nặng nhọc, những ánh nhìn phóng từ đỉnh núi cao vời vợi thoả sức vùng vẫy trong không gian như là sự tri ân của núi rừng trước bao vất vả khó nhọc, vật lộn với địa hình của con người. TT ấy, người đọc nhìn để ngưỡng vọng, cảm phục. (đoạn 1). Còn có một TT để tâm hồn nhà thơ và độc giả như say người đi trong chất men dịu ngọt của nó – TT lãng mạn trữ tình với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người phương xa xứ lạ. (đoạn 2) Để rồi từ đó nhà thơ đậm tô lên những nét cứng cáp mà tinh tế của tượng đài người chiến sĩ TT. (đoạn 3) Kỉ niệm đi cứ đi, người nhớ cứ nhớ, TT vẫn theo hành trình tiến về phía trước, chỉ còn lại đây mối hoài niệm và sự ước hẹn trong tâm tưởng (Ai lên TT mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi) - Kết cấu bài thơ tuân theo lôgíc của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về miền hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ TT được trang trọng khắc ở phần thứ 3 của bài thơ. Đến đây, những điều thấp thoáng hiện ra từ các khổ thơ trước: đường hành quân, chặng nghỉ ngơi, nụ cười, ánh mắt, hơi thở, giọng nói, cử chỉ của người lính TT đã hoá thân trọn vẹn vào bức chân dung đặc tả họ của nhà thơ. Phải chăng đó cũng là trật tự logíc của cảm xúc, từ thấp thoáng ẩn hiện trong sương mờ hoài niệm, đến rõ ràng từng đường nét hiển hiện bởi bàn tay tài hoa của người thợ điêu khắc. TG đã tạo ra không gian vừa hoành tráng kì vĩ vừa bay bổng nên thơ cho bức tượng đài NT ấy. Phải tạc giữa “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”,... mới thật cảm nhận hết vẻ đẹp và linh hồn của bức tượng đài. 2/ Tìm hiểu đoạn 1:? Em có nhận xét gì về câu thơ mở đầu bài thơ?Tiếng gọi làm nao lòng người: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”- Giới thiệu 2 hình tượng chính của bài thơ: miền Tây Bắc (sông Mã làm đại diện) và đoàn quân TT.- Cảm xúc chủ đạo: nhớ “chơi vơi”  Nỗi nhớ Tây Tiến như bị nén chặt bỗng vỡ tung ra.* Thiên nhiên miền Tây: ? Đoạn thơ đã giúp em tưởng tượng như thế nào về thiên nhiên miền Tây Bắc trên những nẻo đường hành quân của các chiến binh Tây Tiến? Vì sao chúng ta có thể tưởng tượng và cảm nhận như vậy?Thiên nhiên miền Tây: Sương lấp đường đi, lấp dáng người trong mờ mịt. Dốc rồi lại dốc, khúc khuỷu, gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm đường xuống. Dốc dựng đứng giữa trời, khi chinh phục được tưởng chừng con người đang bồng bềnh đứng giữa biển mây. Độ cao của bầu trời chỉ còn là trong tầm mũi súng. Núi cao rồi rừng thẳm, thác nước “gầm thét”, dấu chân cọp dữ rình rập ... - Câu chữ như bị bẻ gãy bởi nhịp ngắt 4/3 để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi: “ Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”- Những từ ghép, từ láy giàu sức tạo hình được đặt tiếp nhau để đặc tả sự gian nan, trùng điệp: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút- Những câu thơ nhiều thanh trắc đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn: “Dốc lên ... xuống”.- Hình ảnh độc đáo “súng ngửi trời” gợi độ cao chạm trời của núi.- Nghệ thuật nhân hoá: Thác “gầm thét”, cọp “trêu người” đẩy cái dữ dội của thiên nhiên lên cực độ và cho thấy sự hiểm nguy luôn rình rập con người.  Quả là một thiên nhiên vô cùng dữ dội, một hành trình gian khổ, nhọc nhằn, đầy thử thách, nguy hiểm với con người. Tác giả là người gắn bó sâu nặng, đầy ân tình với Tây Bắc.* Thiên nhiên miền Tây: ? Trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khốc liệt, dữ dội ấy, hình ảnh đoàn quân TT hiện lên ntn?- Hình ảnh “súng ngửi trời” cho thấy tầm vóc cao lớn, lồng lộng của người lính và nét hồn nhiên, tinh nghịch, táo bạo của người lính yêu đời.- Cái nhìn bay bổng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” – câu thơ toàn thanh bằng sau hàng loạt những câu thơ nhiều thanh trắc đọc như “ngậm âm nhạc trong miệng” như tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau một chặng đường dài hành quân vất vả.* Người lính Tây Tiến:- “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”Hai câu thơ có nhiều cách hiểu: - Người lính TT giữa đường hành quân gian khổ, mệt nhọc có những giây phút tạm nghỉ bên đường và giấc ngủ đến với họ trong tư thế rất lính. - 2 câu thơ nói về cái chết, về sự hi sinh của những người lính TT trên đường hành quân gian lao, vất vả.Cách hiểu nào phù hợp hơn? TT đã dựng lên một cái nền của bức tranh thơ-đó là hình ảnh núi rừng miền Tây hoang vu, hiểm trở, vừa hùng vĩ, dữ dội vừa duyên dáng, mĩ lệ và thơ mộng. Trên cái nền ấy là hình ảnh những người lính TT với vẻ đẹp độc đáo và kì lạ. họ phần đông là thanh niên Hà Nội. con đường hành quân của họ thật dữ dội và khắc nghiệt: núi cao, dốc thẳm, sương dày, mưa mịt mùng trời đất, thác ghềnh, cọp dữ... Tg mượn cái hiện thực ấy để làm nổi bật cái hào hùng lãng mạn, bay bổng của thanh niên một thời: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Chiến tranh là có mất mát, có hi sinh. Đã có bao tp nói tới điều đó. Nhưng nét riêng của QD là không dùng từ chết, hi sinh để nói về sự hi sinh. Rõ ràng, vần thơ hiện lên hình ảnh người lính TT đã hi sinh trên đường hành quân.? Em có nhận xét gì về hai câu thơ miêu tả người lính Tây Tiến?- “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”+ Âm điệu trĩu xuống nao nao+ Nói giảm nói tránh: không bước nữa, gục, bỏ quên đời  tránh được việc dùng từ chết, hi sinh giữ được thực tế nghiệt ngã và trần trụi của chiến tranh nảy lộ một cái nhìn: với người lính TT, cái chết trở nên “không đáng kể”, nó chỉ là “chuyện nhỏ” mà thôi (cái nhìn ấy chỉ có thể có được ở những chàng trai ngang tàng, dám xả thân vì nghĩa lớn). Câu thơ vì thế không trở nên bi luỵ mà đầy tinh thần bi tráng. Người lính hiện lên rất lãng mạn, tinh nghịch, lẫm liệt trong niềm yêu mến, xót thương, tự hào của tg.? Qua việc phân tích đoạn thơ 1, em hãy nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.  Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ đầu là vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của núi rừng miền Tây trải theo chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Trên cái nền thiên nhiên ấy là vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập đã tạo ra trong đoạn thơ bên cạnh những mảng vẽ đậm, bạo tay là những đường nét mảnh mai, hư thực. Đoạn thơ còn rất tiêu biểu cho đặc điểm thơ Quang Dũng: Vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình. Bài tập: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng thể hiện như thế nào trong đoạn thơ? - Cảm hứng lãng mạn: + Cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và tuyệt mĩ.+ Thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấp áp.+ cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh cho lí tưởng chung của cộng đồng, của toàn DT. - Tính chất bi tráng: + Bức tranh thiên nhiên dữ dội+ Hình ảnh cái chết của người lính. 

File đính kèm:

  • pptTay Tien-tiet 19.ppt