Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Đất nước Trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm

l Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Hoà- Phong Điền- Thừa Thiên Huế.

l Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước ( cha ông là HảI Triều – Nguyễn khoa Văn)

l 1955 ông ra Băc học. Năm 1964 tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế.

l Ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng bộ Văn hoá- Thông tin, là uỷ viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tư tưởng – Văn hoá trung ương.

l Hiện nay ông đã về hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.

l Nguyễn khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén cảm xúc.

l Tác phẩm chính: Đất ngoại ô- thơ 1972; Mặt đường khát vọng- trường ca 1974; Ngôi nhà có ngọn lửa ấm- thơ 1986; Thơ Nguyễn Khoa Điềm – tuyển chọn 1990; Cõi lặng- thơ 2007

l 2000 ông được nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Đất nước Trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đất nướcTrích trường ca “ Mặt đường khát vọng”Nguyễn Khoa ĐiềmEm hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?I- Tác giảNguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Hoà- Phong Điền- Thừa Thiên Huế.Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước ( cha ông là HảI Triều – Nguyễn khoa Văn)1955 ông ra Băc học. Năm 1964 tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế.Ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng bộ Văn hoá- Thông tin, là uỷ viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, bí thư trung ương Đảng, trưởng ban tư tưởng – Văn hoá trung ương.Hiện nay ông đã về hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.Nguyễn khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén cảm xúc. Tác phẩm chính: Đất ngoại ô- thơ 1972; Mặt đường khát vọng- trường ca 1974; Ngôi nhà có ngọn lửa ấm- thơ 1986; Thơ Nguyễn Khoa Điềm – tuyển chọn 1990; Cõi lặng- thơ 20072000 ông được nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của trường ca “ Mặt đường khát vọng”II- Xuất xứ của tác phẩmTrường ca “ Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 in lần đầu vào năm 1974 . Đoạn trích “ Đất Nước” – phần đầu chương V của trường ca- là một trong những đoạn thơ hay về đề tài tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đạiThảo luận nhóm: hãy tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích “ Đất Nước”?III- Cảm hứng chủ đạoĐoạn trích là sự cảm nhận sâu sắc có ý nghĩa khám phá về Đất Nước- dẫn tới tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Khái niệm Đất Nước được tác giả soi sáng từ nhiều góc độ, dưới dạng lần lượt đặt ra và giải đáp các vấn đề: Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước là gì? Đất Nước do ai làm ra? Và làm ra như thế nào?IV- Đọc – hiểu văn bảnA- Phần một: Khái niệm về đất nước1/ 9 câu thơ đầu: Tác giả giúp người đọc trả lời câu hỏi: “Đất nước có từ khi nào?”	Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi	Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ 	thường hay kể	Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn	Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc	Tóc mẹ thì búi sau đầu	Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn	Cái kèo cái cột thành tên	Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng	Đất nước có từ ngày đóThảo luận nhóm: theo em tác giả đã trả lời câu hỏi “ Đất nước có từ khi nào?” bằng cách nào?Cách trình bày của tác giả như một cuộc trò chuyện, tác giả độc thoại nhưng có sự hiện diện của người nghe khi dùng đại từ ngôi thứ nhất gồm cả tác giả và người nghe: ta, chúng ta; hoặc ngôi thứ ba: hai đứa ; khi đứng ở ngôI thứ nhất: anh trực tiếp nói với ngôi thứ hai: em.Nói về sự ra đời của đất nước, tác giả không nêu lên sự kiện lịch sử, những niên đại cụ thể, mà bằng cách nói hình ảnh có ngụ ý, đã khẳng định: Đất Nước có “ từ ngày xửa ngày xưa” trong cổ tích, từ phong tục ăn trầu và tập quán búi tóc sau đầu của người phụ nữ, từ lối sống chung thuỷ nghĩa tình và biết nuôi chí bền để giết giặc cho đến cách làm nhà ( nhà bằng tre có cái kèo, cái cột), cách ăn( nấu cơm bằng hạt gạo một nắng hai sương) của người Việt. Như vậy theo tác giả Đất nước ra đời từ xa xưa, gắn liền với sự hình thành văn hoá, lối sống, phong tục tập quán của người Việt NamThảo luận nhóm: Hãy thử trả lời câu hỏi: “ Đất Nước là gì?” theo cách của riêng mình2/ Đoạn thơ còn lại: Tác giả giúp người đọc trả lời câu hỏi: “Đất nước là gì?Dưới dạng những định nghĩa: “ Đất”; “Nước” và “ Đất nước”, tác giả giúp người đọc nhận thức về đất nước trên bình diện không gian địa lý.ông muốn người đọc tự tìm thấy cách trả lời câu hỏi “ Đất nước là gì?”: 	- Đất nước không phải là cái gì xa xôi, trừu tượng, mà đó là không gian sống của chúng ta:	 “ Đất là nơi anh đến trường	Nước là nơi em tắm”, Gắn liền với mọi niềm thương, nỗi nhớ: 	“ Đất nước là nơi ta hò hẹn	Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi 	nhớ thầm”.Đất nước còn là núi cao, biển rộng:“ Đất là nơi con chim phượng hoàng bay vè hòn núi bạcNước là nơi con cá Ngư ông móng nước biển khơi”Tác giả đã vận dụng các truyền thuyết dân gian một cách rất sáng tạo để giúp người đọc cảm nhân không gian bao la của đất nướcKhi nhìn vào chiều dài lịch sử với “ Thời gian đằng đẵng” của đất nước, nhà thơ nhắc tới:	- Cội nguồn thiêng liêng của cộng đồng người Việt được gợi ra bằng truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ “ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”	- Tác giả còn nhấn mạnh “ Trong anh và em hôm nay	Đều có một phần đất nước”	 Qua đó nhắc nhở đến trách nhiệm của mỗi con người với đất nước	 “ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình	Phải biết gắn bó và san sẻ	Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở	Làm nên đất nước muôn đời”	Những câu thơ giản dị, tha thiết và sâu sắc như một triết lý có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với người đọc giúp người đọc hiểu rõ và tự trả lời được câu hỏi “ Đất nước là gì?”: Đất nước là không gian địa lý bao la với thời gian lịch sử “ đằng đãng” vơi những truyền thuyết về cội nguồn của dân tộc. Đất nước chính là máu xương của mỗi chúng ta vì thế mỗi người phải có trách nhiêm với đất nước thân yêu của mình.Thảo luận nhóm: Tác giả hướng người đọc tới câu trả lời như thế nào đối với câu hỏi: “ Ai làm ra Đất Nước?”B- Phần II- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân1/ Đoạn thơ từ câu: “ những người vợ nhớ chồng” đến câu “ có nội thù thì vùng lên đánh bại” tác giả giúp người đọc trả lời câu hỏi: “ Ai làm ra Đất nước?”Bằng một loạt những địa danh quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam như: Núi Vọng phu, Hòn Trống mái, đất Tổ Hùng Vương, sông Cửu long, núi Bút, non Nghiên, Hạ long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểmtác giả đã có một cáI nhìn khám phá, có chiều sâu về những thắng cảnh, địa danh của Đất Nước, nhà thơ đã khái quát hoá một cách rất xúc động:	“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi	Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối 	sống ông cha	Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng 	nhớ	Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”	Mỗi một cuộc đời, mỗi một con người đều đã góp phần mình để lại tên tuổi của mình để làm ra đất nước, những câu thơ vùă triết luận sâu sắc lại vừa truyền cảm đến lạ kỳ.Khi nhìn vào bốn nghìn năm lịch sử của Đất nước :	“ Em ơi em	Hãy nhìn rất xa	Vào bốn nghìn năm Đất nước”Tác giả đã nhấn mạnh một vấn đề hệ trọng, đầy ý nghĩa:“ Có biết bao người con gái con traiTrong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất nước”Làm ra lịch sử Đất nước không phải chỉ là lập nên những chiến công chống ngoại xâm, mà chính là làm ra toàn bộ sự sống của cộng đồng người Việt, là tạo ra và gìn giữ mọi giá trị vật chất và văn hoá của Đất nước:“ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bại”	Như vậy câu hỏi “ Ai làm ra Đất Nước?” đã được trả lời một cách rất thông minh và chặt chẽ: những con người bình dị, vô danh đã góp cuộc đời mình để làm ra sự sống, phong tục, tập quán, và truyền thống lịch sử, cũng như truyền thống chống giặc ngoại xâm của Đất Nước, và chính họ đã truyền lại tất cả cho các thế hệ sau. Vậy họ chính là những người đã làm ra Đất Nước.2- Phần còn lại: Tác giả nêu cao tư tưởng Đất Nước của nhân dânBằng một câu thơ giản dị: 	“ Để đất nước này là đất nước nhân dân”	Tác giả nhấn mạnh tư tưởng mà Nguyễn Trãi đã từng nêu cao ở thế kỷ XV : “ Dân là gốc của Nước”; “ Đẩy thuyền hay lật thuyền mới biết sức Dân như nước”- Tư tưởng Nhân Dân.	Chính vì “ Đất nước này là Đất Nước Nhân Dân” nên đồng thời cũng là “ Đất nước của ca dao, thần thoại”. Bằng những ý thơ lấy từ ca dao tác giả đã viêt lên một đoạn thơ đậm đà màu sắc dân tộc, và có tính Nhân Dân sâu sắc:	“ Dạy anh biết yêu em từ thủa trong nôi	Biết quí công cầm vàng những ngày lăn lội	Đi trả thù mà không sợ dài lâu”Đoạn trích được khép lai bằng một tiếng hát vang vọng trên những dòng sông quê hương. Đó là tiếng hát của những người “ chèo đò, kéo thuyền vượt thác”, tiếng hát lạc quan, tiếng hát yêu đời của người Việt Nam: 	“ Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu	Mà về Đất Nước mình bắt lên câu hát	Người đến hát khi chèo thuyền kéo đò vượt thác	Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”Tư tưởng: Đất Nước của Nhân dân đã được diễn đạt bằng một hình thức mới mẻ, vừa đậm đà bản sắc văn học dân gian lại vừa có tính logic cao, do đó có sức khái quát và sức thức tỉnh đối với tuổi trẻ rất lớnV- Tổng KếtVề nội dung:	- Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước qua những phát hiện có chiều sâu ở trên nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hoá	- Đặc biệt đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân”, và nhắc nhở một cách chân thành, xúc động trách nhiệm của mỗi người dân đối với Đất Nước.Về nghệ thuật:	- Bài thơ được viết dưới hình thức trò chuyện tâm tình của một đôi trai gáI, những suy nghĩ, nhận thức về Đất Nước được phát triển bằng lời tâm sự, giọng tâm tình lối thơ trữ tình- chính luận vừa giàu cảm xúc vừa đầy suy nghĩ tha thiết mà trang nghiêm.	- Hình ảnh thơ vừa quen thuộc, gần gũi vừa ó ý nghĩa biểu tượng mang tính trí tuệ.	- Tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hoá Dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán  rất phù hợp với chủ đề “ Đất Nước của Nhân dân” Sau khi học xong đoạn trích “ Đất Nước” em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với việc học tập và rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

File đính kèm:

  • ppton_tap_rung_xa_nu.ppt