Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết 10 + 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

- NĐC sống vào thời điểm nào?

 Nước nhà lâm nguy.

- NĐC lại ở trong hoàn cảnh nào ?

 Bị mù hai mắt .

- Khi bị mù, ông đã khắc phục bằng cách nào ?

 Dạy học, bốc thuốc, làm văn làm thơ.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 12 - Tiết 10 + 11: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 10 +11 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC. -Phạm Văn Đồng-A.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của Phạm Văn Đồng về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. - Nhận thấy sức thuyết phục lôi cuốn của bài văn.B.Phương pháp: Hỏi đáp, diễn giảng.C.Tiến trình dạy học: * Ổn định lớp. * Kiểm tra bài cũ. * Bài mới: Lâu nay chúng ta thường nhớ đến Nguyễn Đình Chiểu qua một số tác phẩm được học trong chương trình Trung học . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu qua bài viết của Phạm Văn Đồng : “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. I.Đọc- tìm hiểu 1.Tác giả PVĐ- Em biết gì về PVĐ - Ông tham gia cách mạng từ khi nào ? Chặng đường cách mạng gặp những gian khổ nào ?- Sau CMT8,ông có đóng góp gì cho nhà nước? - Là nhà cách mạng lớn của nước ta. Quê ở Quảng Ngãi. - Tham gia cách mạng từ rất sớm, từng bị tù đày ở Côn Đảo. - PVĐ có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.2.Tác phẩm: - Tác phẩm thuộc thể loại gì ? - Văn bản được ra đời nhân dịp nào ? -Thể loại: Văn nghị luận. - Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được viết 1963 nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của NĐC.II. Khai thác văn bản: 1.Phần mở đầu: - Câu nào chứa luận điểm chính của cả bài văn ? - Theo PVĐ lí do nào làm cho ngôi sao NĐC chưa sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ ? - Theo em, “Lúc này” là thời diểm nào ? - Luận điểm trung tâm: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu trong lúc này”. - Nguyên nhân: + Nhiều người chỉ biết NĐC là tác giả của “Truyện Lục Vân Tiên” + Ít biết thơ văn yêu nước của NĐC. - “Lúc này”: 1963 có hàng loạt phong trào đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam.2. Con người và quan điểm thơ văn NĐC- NĐC sống vào thời điểm nào? Nước nhà lâm nguy.- NĐC lại ở trong hoàn cảnh nào ? Bị mù hai mắt .- Khi bị mù, ông đã khắc phục bằng cách nào ? Dạy học, bốc thuốc, làm văn làm thơ. - NĐC là tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong thời buổi có giặc ngoại xâm. - Quan điểm thơ văn của NĐC có điểm gì đáng trọng ? - Tại sao PVĐ lại bắt đầu phần thơ văn yêu nước bằng việc tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử nước ta trong suốt 20 năm sau 1860 ? - Quan điểm thơ văn: NĐC dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa. - Thơ văn yêu nước: + Thơ văn yêu nớc NĐC là tấm gương phản chiếu phong trào đấu tranh chống Pháp oanh liệt và bền bĩ ở Nam Bộ. - Vì sao NĐC lại đặc biệt nhấn mạnh đến bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ?- Ngoài ra, lòng yêu nước của NĐC còn thể hiện ở đâu ? + PVĐ đặc biệt đánh giá cao tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: * Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ dũng cảm. * Bài văn tế cũng là lời than khóc những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến vì dân, vì nước.+ Ngoài ra, NĐC còn nhiều bài thơ yêu nước.- GV: Tác giả bác bỏ một số ý kiến chưa đúng bằng cách chỉ ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm.- Về hình thức, NĐC đã dùng lối văn như thế nào ?- Tiểu kết: Qua những điều vừa phân tích ở trên,PVĐ đã khẳng định điều gì ?- “Truyện Lục Vân Tiên”: + Về nội dung: Truyện là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi những con người trung nghĩa. + Về hình thức: NĐC dùng lối văn nôm na dễ hiểu dẽ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian.=> PVĐ đã khẳng đinh nhân cách, tài năng, và giá trị văn học của NĐC. 3.Phần kết: Tác giả khẳng định NĐC là: - Một chí sĩ yêu nước. - Một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. - Một nhân cách đáng trọng.* Củng cố,dặn dò: - Cần nắm: + Vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng. + Luận điểm chính của bài. + Con người và quan điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. + Chủ đề. - Soạn hai bài đọc thêm : “ Mấy ý nghĩ về thơ”, “ Đô-xtôi-ep-xki”.

File đính kèm:

  • pptNguyen_Dinh_chieu_ngoi_sao_sang_trong_van_nghe_cua_dan_toc.ppt
Bài giảng liên quan