Bài giảng môn Ngữ Văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự

Đoạn văn 1:

 - Giới thiệu nhân vật: Hùng Vương, Mị Nương

 - Lai lịch: Hùng Vương thứ mười tám

 + Quan hệ: cha - con

 + Tính tình: Mị Nương tính nết hiền dịu

 + Tình cảm: vua cha yêu thương con hết mực

 + Nguyện vọng: nhà vua muốn kén chồng xứng đáng cho con.

 - Mục đích: đề cao, khẳng định Mị Nương

đẹp người, đẹp nết và ý muốn kén

chồng cho con của nhà vua.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ Văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN-LỚP 6Bài dạy: Tiết 20:Lời văn, đoạn văn tự sựGiáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồi Tổ chuyên môn Ngữ Văn Trường THCS Lê LợiEm yêu trường em, có bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương . . . . . Kính chào quý thầy cô đến dự giờ thăm lớp.KIỂM TRA BÀI CŨ Em hãy nêu các bước làm bài văn tự sự ?Các bước làm bài văn tự sự: - Tìm hiểu đề:  - Lập ý:  - Lập dàn ý:  - Viết thành văn:Tuần: 5Tiết 20 - Tập làm vănLỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰI/ Lời văn, đoạn văn tự sự.? Đoạn văn giới thiệu về nhân vật nào ?? Hãy tìm các chi tiết giới thiệu về tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tình cảm, nguyện vọng, tài năng của nhân vật ?? Những chi tiết giới thiệu về nhân vật nhằm mục đích gì ?Đọc 2 đoạn văn Sách giáo khoa trang 58 Thảo luận nhóm (5 phút)1. Lời văn giới thiệu nhân vật. 	* Đoạn văn 1: 	- Giới thiệu nhân vật: Hùng Vương, Mị Nương	- Lai lịch: Hùng Vương thứ mười tám	 + Quan hệ: cha - con	 + Tính tình: Mị Nương tính nết hiền dịu	 + Tình cảm: vua cha yêu thương con hết mực	 + Nguyện vọng: nhà vua muốn kén chồng xứng đáng cho con.	- Mục đích: đề cao, khẳng định Mị Nương đẹp người, đẹp nết và ý muốn kén chồng cho con của nhà vua.	 * Đoạn văn 2:	- Giới thiệu nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.	- Lai lịch: 	+ Sơn Tinh đến từ vùng núi Tản Viên.	+ Thuỷ Tinh đến từ miền biển.	+ Tài năng: Cả hai đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.	- Mục đích: cung cấp thông tin về tên, lai lịch, tài năng của hai nhân vật ngang tài, ngang sức.	 ? Khi kể về nhân vật, ta giới thiệu điều gì?- Giới thiệu tên, họ, lai lịch, tính tình, tài năng, quan hệ của nhân vật.? Những câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ gì ? - Từ: “là, có”? Em hãy đặt một câu văn tự giới thiệu về mình.? Hãy đặt câu văn giới thiệu nhân vật Âu Cơ ?Ví dụ: Nàng Âu Cơ // là con gái của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.2. Lời văn kể việc:? Hãy tìm các từ ngữ dùng để kể hành động của nhân vật ?	- đùng đùng nổi giận, đem quân, đuổi theo, đòi cướp, hô mưa gọi gió, dâng nước, đánh.? Những hành động ấy đã đem lại hậu quả như thế nào ?	 - Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.? Lời kể trùng điệp (nước ngập,nước ngập, nước dâng) gây được ấn tượng gì cho người đọc ? - Cho thấy sức mạnh và sự tàn phá của nước.? Khi kể việc, ta kể về những gì?- Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.Ghi nhớ: 	Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn.	- Đoạn văn 1: Vua Hùng kén rể. * Câu biểu đạt ý chính: Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.	- Đoạn văn 2: Gíới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và việc cầu hôn của họ. * Câu biểu đạt ý chính: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.	? Tìm ý chính của mỗi đoạn văn và cho biết câu biểu đạt ý chính đó? Đọc đoạn văn SGK trang 59- Đoạn văn 3: Sự nổi giận và cuộc tấn công quyết liệt của Thuỷ Tinh. * Câu biểu đạt ý chính: Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.? Thế nào là câu chủ đề ?- Là câu biểu đạt ý chính của toàn đoạn văn.? Hãy chỉ ra các ý phụ trong từng đoạn văn.	- Đoạn văn 1: Vua có con gái đẹp, hiền dịu, hết mực yêu thương con.- Đoạn văn 2: Giới thiệu từng người: một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [], một người ở miền biển cũng có nhiều tài lạ []- Đoạn văn 3: Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các ý phụ với ý chính trong đoạn văn?	- Các ý phụ có mối quan hệ chặt chẽ với ý chính, từ ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính. 	Ghi nhớ. Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.	Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé. ? Đoạn văn trên biểu đạt ý chính nào? Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn ?II. Luyện tâp: Bài tập 1 SGK/60 : Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn văn kể về điều gì? Tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai theo thứ tự nào ?a. Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.	- Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. 	- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi. - Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước - sau.Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa;còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.	 (Sọ Dừa) - Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. - Câu chủ đề: Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. - Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.c. Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách hàng thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay ! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần) - Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm. - Câu chủ đề: Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. -Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.Bài tập 2 SGK/60 : ? Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng câu nào sai , vì sao ?Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên yên ngựa, rồi lao vào bóng chiều.	- Câu b đúng vì đúng mạch lạc, lô gích.	- Câu a sai vì các ý lộn xộn.Bài tập 3 SGK/60: Hướng dẫn HS làm ở nhàBài tập 4 SGK/60: Viết đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân.	Đoạn văn tham khảo: 	 Khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, Gióng bỗng vươn vai thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa xông thẳng về phía quân giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.Hướng dẫn HS làm ở nhà Củng cố:?Trong văn tự sự lời văn dùng để làm gì??Khi kể về nhân vật thì giới thiệu những gì? Khi kể sự việc thì kể gì?? Hãy nêu đặc điểm của đoạn văn tự sự. 	 Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 sgk/60. - Chuẩn bị bài:“Thạch Sanh”bằng cách trả lời các câu hỏi phần Đọc-Hiểu văn bản SGK/66CHÀO TẠM BIỆTSEE YOU AGAINCHÀO TẠM BIỆTSEE YOU AGAINTRƯỜNG THCS LÊ LỢI

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_6_tiet_20_loi_van_doan_van_tu_su.ppt