Bài giảng môn Ngữ Văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

? Cho đề văn: Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.

Có bạn đã viết đoạn văn cho luận điểm: Ca dao phản ánh rất sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của người lao động.

Như sau:

Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương đất nước của người lao động Việt Nam ví dụ như:

 “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

 Ai vô xứ Nghệ thì vô ”

Hay như: “Anh đi anh nhớ quê nhà

 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

 Nhớ ai dãi nắng dầm sương

 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

 

ppt12 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ Văn 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừngQuý thầy cô và các emTham gia Hội giảng Tỉnh 2008-2009CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.1/ Tìm hiểu đề, tìm ý:2/ Lập dàn bài:a/ Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý.b/ Thân bài: (phần chứng minh) -Xét về lý lẽ: + Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có chí thì không làm được gì-Xét về thực tế: + Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng) + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng)c/ Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.Nêu luận điểm cần chứng minhNêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắnNêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minhCÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Mở bài*Hoài bão, ý chí, ý chí nghị lực là điều không thể thiếu đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ của dân gian “Có chí thì nên” đã nêu bật tầm quan trọng đó.*Sống tức là khắc phục khó khăn. Không có ý chí, niềm tin, nghị lực để khắc phục mọi trở ngại trên đường đời thì không thể thành đạt được. Do đó, từ xưa nhân dân ta đã dạy: “Có chí thì nên”.*Ở đời mấy ai mà không mong muốn được thành đạt về sự nghiệp? Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực để tiếp tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã dạy : “Có chí thì nên”.Đi thẳng vào vấn đề Suy từ cái chung đến cái riêng Suy từ tâm lý con ngườiCÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91 Cho đề văn: Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa. Mở bài Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối với con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã thưởng thức âm điệu ngọt ngào của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Và cứ thế em lớn lên cùng những khúc ca dao mộc mạc, ân tình.Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi lọt lòng chúng ta đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào, sâu lắng qua lời ru của bà, của mẹ. Và trong những câu ca dao mộc mạc, ân tình ấy đã phản ánh rất rõ: “Đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa”.CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91 Cho đề văn: Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa. Có bạn đã viết đoạn văn cho luận điểm: Ca dao phản ánh rất sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của người lao động. Như sau:Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương đất nước của người lao động Việt Nam ví dụ như: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô”Hay như: “Anh đi anh nhớ quê nhà	 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương	Nhớ ai dãi nắng dầm sương	 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao” Có bạn đã viết đoạn văn cho luận điểm: Ca dao phản ánh rất sâu sắc tình yêu quê hương đất nước của người lao động. Như sau: Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương đất nước của người lao động Việt Nam. Ta hãy nghe một lời mời thiết tha của người dân xứ Nghệ:“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Nghệ thì vô”	 Chỉ một vài nét phác họa đơn sơ mà đã hiện lên một bức tranh sinh động về “đường vô xứ Nghệ”. Đó là con đường mềm mại uốn lượn theo thế núi hình sông, thơ mộng hiền hòa với “non xanh nước biếc”. Vừa giới thiệu vẻ đẹp quê hương với niềm tự hào, kiêu hãnh lại vừa chào mời rất mộc mạc, chân tình. Tất cả toát lên tình yêu quê hương cũng như lòng mến khách của con người xứ Nghệ. Có lẽ chính chính vì vậy khi đi xa thì tình quê đã biến thành nỗi nhớ khắc khoải. Ta hãy lắng nghe lời tâm tình của một chàng trai xa quê: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương/ Nhớ ai dãi nắng dầm sương/ Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Kết bài:*Mỗi người chúng ta nên tu dưỡng ý chí, hoài bão, nghị lực để làm được những gì ta mong muốn.*Mỗi người chỉ sống một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao.*Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý, nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.Mở bàiĐi thẳng vào vấn đềSuy từ cái chung ra cái riêngSuy từ tâm lý con ngườiCÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINHTiết 91LUYỆN TẬPCho hai đề văn sau:Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.Đề 2: Chứng minh tính chân lý trong bài thơ:	Không có việc gì khó	Chỉ sợ lòng không bền	Đào núi và lấp biển	Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?Giống nhau:-Khuyên con người nên bền lòng không được nản chí.Khác nhau:-Đề 1: Hễ có lòng bền bỉ kiên trì thì làm được những việc khó khăn (chiều thuận)-Đề 2: +Không kiên trì thì không làm được gì (chiều nghịch) +Bền gan vững chí làm được những việc lớn lao(chiều thuận)Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.Trò chơiBÔNG HOA KIẾN THỨCCánh hoa xanh lá cây hỏi:Trong bài văn nghị luận nói chung(nghị luận chứng minh nói riêng), điều gì được xem là linh hồn của bài viết? (Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối)1Cánh hoa xanh da trời hỏi:Để làm sáng tỏ luận điểm cần chứng minh, ngoài dùng dẫn chứng chân thực còn lập luận bằng cách nào nữa?2Lý lẽCánh hoa vàng hỏi:Chất liệu quan trọng nhất trong văn chứng minh?3Dẫn chứng4Cánh hoa tím hỏi:Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Gọi là gì?Lập luậnLuận điểmLập luậnChứng minh5DẶN DÒ-Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 50-Cho đề văn sau: Bác Hồ đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Dựa vào thực tế lịch sử của dân tộc ta, chứng minh nội dung câu nói trên. +Xác định yêu cầu của đề văn +Tìm các luận điểm chính của bài văn +Lập dàn bài. Viết hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài-Soạn bài: “Luyện tập lập luận chứng minh” 	+Đọc kỹ đề văn SGK trang 51 	+Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết đoạn văn hoàn chỉnh phần mở bài, thân bài, kết bài theo gợi ý SGK trang 51.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_7_tiet_91_cach_lam_bai_van_lap_luan_ch.ppt