Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết 47: Tỏ lòng

PHIÊN ÂM

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

DỊCH NGHĨA:

 Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu,

 Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.

 Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,

 Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.

DỊCH THƠ: Múa giáo non sông trải mấy thu,

 Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

 Công danh nam tử còn vương nợ,

 Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

 Bùi Văn Nguyên (dịch)

 

ppt32 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết 47: Tỏ lòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kiểm tra bài cũ1. Những tư tưởng lớn nào xuyên suốt toàn bộ 10 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam?2. Cảm hứng chủ đạo của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV là gì?Yêu nước và tự hào dân tộcYêu nước và hiện thực C. Yêu nước và lãng mạn B. Yêu nước và nhân đạo D. Nhân đạo và hiện thựcBức tranh này gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào?Tiết 47. tỏ lòng (Thuật hoài) (Phạm Ngũ Lão)- Phạm Ngũ Lão (1255- 1320) , người làng Phù ủng huyện Đường Hào nay là Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, thuộc tầng lớp bình dân . Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão1. Tác giả -Tác phẩm còn lại hai bài thơ: “Tỏ lòng” , và “ Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”I. Tìm hiểu chungEm hãy nêu những nét chính về tác giả Phạm Ngũ Lão? - Là nhân vật lịch sử có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. - Là người văn võ toàn tài.Đền thờ Phạm Ngũ Lão ở Hưng YênTiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão2. Hoàn cảnh sáng tácBài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào?Quân và dân nhà Trần kháng chiến chống quân NguyênQuân và dân nhà Trần kháng chiến chống quân NguyênQuân và dân nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên Hào khí Đông AHào khí nhà Trần Nhà Trần AĐôngChữ “Đụng” + bộ A = chữ “Trần” Nguyên văn chữ hánPhiên âmHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.Dịch nghĩa: Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu, Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu. Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh, Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Bùi Văn Nguyên (dịch)Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão3. Đọc, kháI quát nội dungCâu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách dịch, em thích cách nào hơn? Vì sao?+ Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu. + Khí thế hào hùng của ba quân vang động lên đến tận trời xanh, làm át, làm mờ cả sao Ngưu. Bản dịch trong SGK sát ý hơn. Nhưng dịch là “át sao Ngưu” cũng thú vị: Hiểu như vậy vừa mạnh mẽ vừa khoẻ khoắn, vừa giàu yếu tố thẩm mĩ . Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoThuật : kể, bày tỏ hoài: nỗi lòng dịch thành “Tỏ lòng”. Nghĩa là bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng. Hãy khái quát nội dung của bài thơ ?Tiết 47. Tỏ lòng Phạm Ngũ LãoThuật hoàiChủ thể trữ tình ở đây là ai?Em hiểu nhan đề bài thơ: “Thuật hoài” như thế nào?+Theo bố cục, có thể đọc - hiểu theo từng câu: Câu 1 (khai): Hình ảnh con người đời Trần Câu 2 (thừa): Hình ảnh quân đội nhà Trần Câu 3 (chuyển): Nỗi lòng của tác giả- Món nợ công danh Câu 4 (hợp):Tấm gương lớn và nỗi thẹn của tác giả.+Theo nội dung, có thể chia làm 2 phần: - Hai câu đầu: Hình ảnh người tráng sĩ và quân đội thời Trần. - Hai câu cuối: Tâm sự, nỗi lòng của nhà thơ muốn có sự nghiệp công danh như Vũ hầu để phò vua giúp nước.Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoBài thơ được làm theo thể thơ gì? Với thể thơ này ta nên đọc - hiểu theo hướng nào cho phù hợp?4.Thể thơ và bố cục+Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán (bản dịch cũng theo thể thơ ấy)( Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa chẵn mấy thu, Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.)( Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. )Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Hai câu đầuII. Đọc – hiểuHãy nhận xét về giọng điệu, âm hưởng câu thơ?Hai câu thơ đầu nói đến những hình ảnh nào? Hình ảnh người tráng sĩ được miêu tả với tư thế, hành động như thế nào? Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoEm hãy nhận xét về tư thế này của người tráng sĩ?Qua hình ảnh này, em thấy tráng sĩ đời Trần là những con người như thế nào?- Cây trường giáo này phải được đo bằng chiều dài của non sông. Tư thế của con người mang tầm vũ trụ, mang vẻ đẹp sử thi. Hai chữ “giang sơn” trong “ hoành sóc giang sơn”gợi cho em suy nghĩ gì?Em hiểu hình ảnh “Ba quân” trong câu thơ “ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” như thế nào?Ba quân: Ba đạo quân gồm+ Tiền quân (đội quân đi trước )+ Trung quân (đội quân đi giữa)+ Hậu quân (đội quân đi sau)Hình ảnh “ba quân” được miêu tả như thế nào?- Mạnh như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâuTiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoQuân sĩ nhà TrầnBiện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?Tác dụng ?Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Sức mạnh của ba quân có ý nghĩa tượng trưng như thế nào?Câu thơ thứ nhất nói về cá nhân người trai thời Trần. Câu thơ thứ hai nói về tập thể. Giữa cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Qua mối quan hệ đó, nhà thơ thể hiện thái độ gì? Tiết 47. Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão2. Hai câu cuối:Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.( Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.)( Công danh nam tử còn vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoĐọc hai câu thơ này, em thấy những từ ngữ nào là quan trọng trong việc thể hiện nỗi lòng của nhà thơ?Hãy nhận xét về âm hưởng của hai câu thơ?Dòng nào giải nghĩa đúng cho từ “công danh” dùng ở đây? => Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Phải lập công danh đã trở thành lẽ sống của nam nhi thời phong kiến. Nhờ có tư tưởng đó mà bao đấng trượng phu đã làm nên bao sự nghiệp lớn lao cho đất nước, cho xã hội. Em hiểu nợ công danh là gì? Vì sao thời phong kiến lại có quan niệm này?A. Đỗ đạt và làm quanB. Công lao và danh tiếngTiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão Em hiểu nợ công danh mà Phạm Ngũ Lão băn khoăn nghĩ mình chưa trả được là gì?=> Đất nước còn bóng quân thù thì phận sự với vua, với nước chưa tròn; khát vọng công danh chưa thỏa.Gia Cát Lượng (Khổng Minh) là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc, quân sư của Lưu Bị, có tài dùng binh, mưu trí tuyệt vời, nổi tiếng tuyệt đối trung thành. Ông được phong tước Vũ Lượng hầu, gọi tắt là Vũ hầu. Có thể coi đó là tấm gương chính nhân quân tử, trung nghĩa điển hình. Vì sao vị tướng trẻ lại thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu?Vì tự thấy chưa bằng người xưaVì chưa giúp được nhà Trần khôi phục giang sơn đất nước.Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoTheo em, chữ “thẹn” trong bài thơ nói lên khát vọng gì của Phạm Ngũ Lão? Hai câu thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tác giả?Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là “ tỏ lòng”. Cách “tỏ lòng” ở hai câu đầu và hai câu kết có gì khác nhau?- Hai câu đầu bày tỏ một cách gián tiếp: vẽ ra hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo và hình ảnh ba quân bừng bừng khí thế chiến đấu, để qua đó tỏ lòng tự hào và tin tưởng vào tướng sĩ nhà Trần.Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão- Hai câu cuối bày tỏ một cách trực tiếp: Cái chí và cái tâm của người anh hùng: ý thức phụng sự đất nước và hoài bão được lập công báo quốc như Gia Cát Lượng.Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc đó, tâm sự của Phạm Ngũ Lão có ý nghĩa gì?Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ LãoIII. Tổng kết 1. Nghệ thuật:Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc?Tiết 47. Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão - Thể thơ tứ tuyệt súc tích. - Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính chất sử thi cùng biện pháp tu từ so sánh, nói quá. - Hình ảnh thơ vừa chân thực, vừa kỳ vĩ , giàu tính biểu tượng gây ấn tượng mạnh mẽ.- Lời thơ giản dị, giọng thơ hùng hồn mà tha thiết. 2. Nội dung: Bài thơ miêu tả khí thế hào hùng của cả một thời đại và hoài bão lớn lao của một vị tướng trẻ tuổi khao khát lập công danh để phụng sự nhà Trần, phụng sự Tổ quốc.Hãy nêu tư tưởng, chủ đề của bài thơ?Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái,Cái công danh là cái nợ lần.Nặng nề thay đôi chữ quân thân,Đạo vi tử vi thần đâu có nhẹ !Cũng rắp điền viên vui thú vị,Trót đem thân thế hẹn tang bồng.Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung,Hết hai chữ trung trinh báo quốc.Một mình để vì dân vì nước,Túi kinh luân từ trước để nghìn sau.Hơn nhau một tiếng công hầu. Lí tưởng công danh của Phạm Ngũ Lão qua bài “Tỏ lòng” có gì giống với lí tưởng của Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) qua bài “Nợ nam nhi” sau đây:IV. Luyện tậpTỏ lòngNợ nam nhi+ Nam nhi xông xáo tung hoành, đánh đông dẹp bắc góp phần bảo vệ đất nước+ Tự hào về sức mạnh và tin tưởng ở ba quân+ Khát vọng lập công để trả nợ cho đất nước.+ Nghĩ mà hổ thẹn vì chưa được như Vũ Hầu+ Nam nhi tung hoành giữa trời cao đất rộng+ Có trách nhiệm với vua và cha mẹ+ Hoàn thành sứ mạng của đạo làm con, làm bề tôi+ Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung lí tưởng+ Trọn vẹn trung thành với tổ quốc để được phong tước phong hầu.Nói ngắn gọn , lấy gương Vũ Hầu để noi theo.Tự tin vào bản thân thực hiện được giấc mộng công danh.Gợi ý: Nắm vững nội dung bài học. Học thuộc lòng bài thơ.- Lập dàn ý chi tiết đề bài viết số 2 để giờ sau trả bài.Hướng dẫn học ở nhà Em có suy nghĩ gì về quan niệm sống của người xưa? Thế hệ trẻ ngày nay học tập được gì ở cha ông?XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY Cễ GIÁO VÀ CÁC EM

File đính kèm:

  • pptvan_10_tiet_47.ppt