Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Bình Ngô đại cáo

- Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác (duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị)

 chân lý hiển nhiên, vốn có lâu đời.

- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu (Thực vi văn hiến chi bang)

 Nước ta có văn hiến lâu đời là sự thật, không thể phủ nhận

- Núi sông bờ cõi đã chia Cương vực lãnh thổ

- Phong tục Bắc Nam cũng khác Phong tục tập quán

- Hào kiệt đời nào cũng có Lịch sử riêng

- Triệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên - xưng đế một phương: chế độ riêng, khẳng định vị trí ngang hàng với Trung Quốc, có bằng chứng lịch sử hẳn hoi bước tiến của tư tưởng thời đại, là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.

 Dựng lại truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc qua các thời kỳ, triều đại lịch sử

 

ppt24 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Bình Ngô đại cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bình Ngô đại cáoNguyễn TrãiBố cục:Đoạn mở đầu (từng nghe chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc (nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược.Đoạn 2 (vừa rồi ai bảo thần nhân chịu được): Tố cáo tội ác kẻ thù.Đoạn 3 (Ta đây cũng chưa thấy xưa nay): Diễn biến cuộc chiến từ mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn (nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, của lòng yêu nước).Đoạn kết (Xã tắc ai nấy đều hay): Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử.Phong cách ngôn ngữ của tác phẩm: chính luận, hành chính, văn chương  Văn sử triết bất phân1. Tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập:1.1. Tư tưởng nhân nghĩa: Quan điểm của Nho giáo:Nhân: yêu thương con người.Nghĩa: hợp lẽ phải, việc nên làm, khuôn phép xử thế trong xã hội. Nhân nghĩa: nối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lý.I. NỘI DUNG:1. Tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập:1.1. Tư tưởng nhân nghĩa: Quan niệm của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Nhân nghĩa của người lãnh tụ chủ yếu là yên dân, trừ bạo  hạt nhân cơ bản, tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa phải gắn với chống xâm lược. Khẳng định tính chính nghĩa của quân ta (phân biệt với chiêu bài nhân nghĩa giả dối của giặc).1. Tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập:1.2. Độc lập dân tộc là chân lý khách quan:Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác (duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị)  chân lý hiển nhiên, vốn có lâu đời.Vốn xưng nền văn hiến đã lâu (Thực vi văn hiến chi bang)  Nước ta có văn hiến lâu đời là sự thật, không thể phủ nhận- Núi sông bờ cõi đã chia  Cương vực lãnh thổ- Phong tục Bắc Nam cũng khác  Phong tục tập quán- Hào kiệt đời nào cũng có  Lịch sử riêngTriệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên - xưng đế một phương: chế độ riêng, khẳng định vị trí ngang hàng với Trung Quốc, có bằng chứng lịch sử hẳn hoi  bước tiến của tư tưởng thời đại, là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.  Dựng lại truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc qua các thời kỳ, triều đại lịch sử 1. Tư tưởng nhân nghĩa, chân lý độc lập:1.2. Độc lập dân tộc là chân lý khách quan:Liên hệ so sánh:Nam quốc sơn hàBình Ngơ đại cáoXác định chủ yếu trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền Bổ sung văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ. Cuộc chiến này là sự nối tiếp truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc. 2. Tội ác của giặc: Vạch trần âm mưu xâm lược:Nhân, thừa cơ:  lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của giặc: mượn chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ” để xâm lược nước ta2. Tội ác của giặc: Lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác:Nướng dân đen- lửa hung tànVùi con đỏ- hầm tai vạ hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội. diễn tả rất thực, rất gợi hình tội ác man rợ của giặc, khắc sâu lòng căm thù. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏNặng thuế khóa sạch không đầm núi Hủy hoại môi trường sống2. Tội ác của giặc: Lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác:Dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng, vét sản vật, bắt chim trả, nhiễu nhân dân, bẫy hươu nai  đất nước, nhân dân ta bị giặc vơ vét, cướp đoạt, bóc lột tài sản đến cùng cựcChốn chốn lưới giăngnơi nơi cạm đặt người dân vô tội bị lâm vào tình cảnh bi đát cùng cực, không còn đường sống. 2. Tội ác của giặc: Lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác:Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tộiDơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi dùng câu văn hình tượng (mức độ vô hạn, vô cùng) để khái quát tội ác chất chồng khủng khiếp của giặc. Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán  khắc họa bộ mặt quỷ sứ khát máu của quân xâm lược. Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần dân chịu được  tội ác của quân xâm lược bị cả trời, đất, thần, người lên án, phẫn nộ. 2. Tội ác của giặc: Lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác: Khi Nguyễn Trãi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc, ông đứng trên lập trường dân tộc. Khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc, ông đứng trên lập trường nhân bản. lời văn đanh thép, thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn đầu chuẩn bị và hình tượng Lê Lợi:- Xuất thân: chốn hoang dã nương mình.- Xưng hô: dư, ngã (tôi, ta)  khiêm tốn con người bình thường, dân dã, gần gũi. Há đội trời chung, thề không cùng sống:  căm thù giặc sâu sắc.- Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông có hoài bão lớn Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả Thái độ cầu hiền tha thiết- Đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận, những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi:  có quyết tâm cao thực hiện lý tưởng.3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn đầu chuẩn bị và hình tượng Lê Lợi:Ngẫm, căm, thề, đau, nhức, nếm, quên, giận, suy xét, đắn đo, trằn trọc, mộng mị, băn khoăn ngôn ngữ tâm tư  âm điệu trầm lặng, nung nấu, dồn nén.  lãnh tụ khởi nghĩa là một người anh hùng áo vải, xuất thân từ nhân dân (sự thống nhất giữa bình thường và phi thường).3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn đầu chuẩn bị và hình tượng Lê Lợi:Khi cờ nghĩa dấy lên – lúc quân thù đương mạnh, tuấn kiệt = sao buổi sớm, nhân tài = lá mùa thu, lương hết mấy tuầnquân không một đội  buổi đầu khởi nghĩa muôn vàn khó khăn gian khổ (về nhân lực, về vật chất). 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn đầu chuẩn bị và hình tượng Lê Lợi:Tấm lòng cứu nước, gắng chí khắc phục gian nan, nhân dân * bốn cõi một nhà tướng sĩ một lòng phụ tử sức mạnh đoàn kết làm nên chiến thắng * Nguyên tác: manh (dân cày lưu tán), lệ (tôi tớ): công khai, trân trọng khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân lao động. Khắc họa hoàn cảnh khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn sau: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn- Chiến lược, chiến thuật: thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh, Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.- Sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn.- Chiến thắng của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô, phá toang đê vỡ.- Thất bại của địch: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thây chất đầy núi, thây chất đầy đườngKhung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ.  hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự rộng lớn, kỳ vĩ của thiên nhiên, vũ trụ. 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn sau: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn- Liệt kê dồn dập: Đánh một trận, đánh hai trận Ngày 18 – 20 – Liễu Thăng thất thế, cụt đầu Ngày 25 – Lương Minh bại trận tử vong Ngày 28 – Lý Khánh cùng kế tự vẫn chuỗi chiến thắng liên tiếp, to lớn, nhanh chóng.- Động từ mạnh  chuyển rung dồn dập, dữ dội. Tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo nên sự đối lập thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch.- Câu văn dài + ngắn: nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã, hào hùng. 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn sau: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Hình ảnh kẻ thù: - Thằng nhãi con Tuyên Đức, đồ nhút nhát Thạnh, Thăng, phúc tâm quân giặc, mọt gian kẻ thù  thái độ khinh bỉ giặc, khẳng định tư thế ta cao hơn giặc- lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay để tự xin hàng, khiếp vía mà vỡ mật, xéo lên nhau chạy thoát thân, hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng, hồn bay phách lạc, tim đập chân run  ham sống sợ chết đến hèn nhát. vừa khái quát được tâm địa và bản chất của kẻ thù, vừa không làm lu mờ nét cá thể (mỗi tên một vẻ). 3. Diễn biến cuộc chiến:3.1 Giai đoạn sau: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Hình ảnh kẻ thù:  Hình ảnh quân ta: Ta tha tội cho địch: thần vũ chẳng giết hại, mở đường hiếu sinh yêu hòa bình tôn thêm khí thế hào hùng của khởi nghĩa Lam Sơn nổi bật tính chính nghĩa, nhân đạo tiến bộ, cao cả (khoan hồng - vượt lên trên cái thường tình). từ hình tượng đến ngôn ngữ, màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu đều mang đậm tính anh hùng ca. 4. Thắng lợi và bài học lịch sử: Xã tắc từ đây vững bền Non sông từ đây đổi mới Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu Muôn thuở nền thái bình vững chắc trịnh trọng, vui mừng tuyên bố nền độc lập dân tộc được lập lại.Bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh:  quy luật vận động của thế giới  niềm tin vững chắc.Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân:  viễn cảnh tươi sáng, huy hoàng của dân tộc, đất nước.- Nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm kết hợp sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại. khắc họa quyết tâm phục hưng của dân tộc. II. GIÁ TRỊ:1. Hình tượng nhân vật trữ tình: - Tự xưng: dư, ngã: cách xưng hô thân mật, khiêm tốn (không xưng trẫm)- Nguyên tác: ngã dân, ngã quốc, ngã quân: sắc thái nghĩa đầy trìu mến, yêu thương, tự hào.- Chất tự sự sử học kết hợp với bình luận trữ tình, thấm đẫm cảm xúc.- Suy nghĩ, cảm xúc sinh động, đa dạng: khi khó khăn thì bền lòng gắng chí, khi bồi hồi trước cảnh tượng thê thảm, khi thắng trận có tư thế cao cả (thần vũ chẳng giết hại).- Tuy thay lời Lê Lợi, nhưng vẫn thấy được cảm xúc của Nguyễn Trãi. II. GIÁ TRỊ:2. Nghệ thuật ngôn từ: Hình tượng nghệ thuật chọn lọc: hình tượng con người cao cả, sinh động hình tượng thiên nhiên hoành tráng, kỳ vĩ, có tầm vóc vũ trụ.- Biện pháp: so sánh, liệt kê (kéo dài, tăng tiến), đối xứng tạo nên sự hô ứng,  Nhạc điệu: vừa trang nghiêm, vừa hào hứng  phong phú, đa dạng. II. GHI NHỚ: Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, “Đại cáo bình Ngô” tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. 

File đính kèm:

  • pptBinh_Ngo_dai_cao.ppt