Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối
a.Tìm ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
Người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.
b. Tìm ví dụ phép điệp tu từ.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh chỉ mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Đoàn Thị Điểm
Kiểm tra bài cũĐoạn tríchThề nguyền.(Truyện Kiều)Nhận xét dụng ý nghệ thuật và thái độ của Nguyễn Du khi dùng từ: “xăm xăm” trong câu thơ :Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.Thực hành phép tu từ: phép điệp, phép đốiA. Luyện tập về phép điệpTìm hiểu bài tập SGK trang 124.I.Bài tập tìm hiểu.1.Các hình ảnh trong bài ca daoNụ tầm xuân:được lặp lại nguyên vẹn. Nếu hình ảnh thay đổi thì ý nghĩa cũng thay đổi. Chim vào lồng, cá mắc câu : lặp lại để nhấn mạnh tình trạng bất khả kháng.=> Lặp lại nhằm tô đậm sự bế tắc.2.Các câu được ví dụ đều có hiện tượng lặp từ tạo tính cân đối và nhịp điệu cho câu nói.=>không phải phép điệp tu từ.II. Định nghĩa: Phép điệpCách lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh được gọi là phép điệp ngữ.Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.III. Bài tập áp dụnga.Tìm ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.Người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn.b. Tìm ví dụ phép điệp tu từ.Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh chỉ mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Đoàn Thị ĐiểmB. Luyện tập về phép đốiTìm hiểu bài tập SGK trang 125I. Bài tập tìm hiểuCác câu tục ngữ có cách sắp xếp từ ngữ đối xứng, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu. Các vế câu có sử dụng các từ trái nghĩa hoặc gần nghĩa.Câu đối của báo Giáo dục và thời đại cũng vậy.Đoạn miêu tả Thúy Vân:sử dụng cách đối bổ sung.Cách đối ở câu thơ của Nguyễn Công Trứ là đối ý, đối từ.II. Định nghĩa: Phép đốiPhép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh , nhịp điệu tạo ra sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.III. Bài tập áp dụng1.Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, dễ nhớ?Nhờ có phép đối tạo sự hài hòa, cân xứng giữa các vế.2.Tìm ví dụ về phép đối.Làn thu thủy, nét xuân sơnHoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanhMột vài ví dụ về phép điệp Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa. Nguyễn Đình ThiAnh đã tìm em rất lâu, rất lâuCô gái ở Thạch Kim, Thạch NhọnKhăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớmSách giấy mở tung trắng cả rừng chiều Phạm Tiến DuậtVí dụ về phép đốiCòn bạc, còn tiền, còn đệ tửHết cơm, hết rượu, hết ông tôi. Nguyễn Bỉnh KhiêmAo sâu, nước cả, khôn chài cáVườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà Nguyễn KhuyếnCủng cốTác dụng của phép tu từ điệp ngữ?Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.Tác dụng của phép đối?Tạo sự cân đối về cấu trúc, hài hòa về âm thanh, làm rõ ý nghĩa.Câu hỏi chuẩn bị bàiVăn bản văn học1.Tiêu chí của văn bản văn học?2.Cấu trúc của một văn bản văn học?3.Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì?Cho ví dụ và xác định hàm nghĩa?
File đính kèm:
- thuc_hanh_phap_diep_phep_doi.ppt