Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết học: Tỏ lòng (thuật hoài)
b - Nhan đề:
Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ?
“Tỏ lòng” Bày tỏ khát vọng hoài bão trong lòng
c - Hoàn cảnh sáng tác.
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong không khí chung của dân tộc nhà Trần quyết chiến, quyết thắng chống quân Nguyên - Mông xâm lược.
d -Thể loại:
Bài thơ viết theo thể loại gì ?
Bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt được viết bằng chữ Hán
e - Bố cục:
Bài thơ có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
Bố cục hai phần :
Phần 1: Hai câu đầu-> Tư thế hiên ngang kiêu hùng của một dũng tướng và ba quân
Phần 2: Hai câu cuối ->Hoài bão và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với đất nước
Kớnh chào cỏc quớ thầy cụ và cỏc em học sinhTrường THPT Nguyễn TróiKiểm tra bài cũ Em hiểu thế nào về hào khí đông A ?Đáp án Hào khí đông A : - Tâm hồn, khí phách dân tộc thời Trần- Tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc - ý chí quyết chiến, quyết thắng chống kẻ thù xâm lược * Đây là lối chơi chữ Chữ (Đông) + (BộA) = Chữ (Trần) * Hào khí đông A: Hào khí thời Trần (Thuật hoài) Phạm Ngũ LãoTỏ lòng Mục tiêu bài họcGiúp học sinh hiểu được: -Kiến thức: Vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả: Cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại quyện hoà vào nhau. - Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ. - Thái độ: Bồi dưõng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.I - Tìm hiểu tác giả và bài thơ.1.Tác giả Phạm Ngũ Lão: Qua phần đọc tiểu dẫn, em có thêm hiểu biết gì về tác giả Phạm Ngũ Lão ??Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt mải nghĩ việc nước. - Môn khách: Con rể của Trần Hưng Đạo- Là một võ tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông- Giỏi thơ văn- Văn võ toàn tài. Được vua Trần yêu mến.- Sáng tác: Còn lại 2 bài thơ : “Tỏ lòng” và bài “Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”2. Văn bản:a. Đọc văn bản.Yêu cầu: Giọng đọc hùng tráng, chậm rãi, ngắt nhịp 4/3Phiên âmHoanh sóc giang sơn kháp kỉ thuTam quân tì hổ khí thôn ngưuNam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Phạm Ngũ Lão)Dịch thơMúa giáo non sông trải mấy thuBa quân khí mạnh nuốt trôi trâuCông danh nam tử còn vương nợLuống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu (Bùi Văn Nguyên dịch) b - Nhan đề: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ? “Tỏ lòng” Bày tỏ khát vọng hoài bão trong lòngc - Hoàn cảnh sáng tác. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? Trong không khí chung của dân tộc nhà Trần quyết chiến, quyết thắng chống quân Nguyên - Mông xâm lược.d -Thể loại: Bài thơ viết theo thể loại gì ? Bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt được viết bằng chữ Hán e - Bố cục: Bài thơ có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần? Bố cục hai phần : Phần 1: Hai câu đầu-> Tư thế hiên ngang kiêu hùng của một dũng tướng và ba quân Phần 2: Hai câu cuối ->Hoài bão và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với đất nước II . Tìm hiểu bài thơ: 1 .Tư thế hiên ngang , kiêu hùng của một dũng tướng và ba quân( Hai câu đầu) “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” Đối chiếu với nguyên tác em hãy chỉ ra những từ dịch chưa sát nghĩa ? “Hoành sóc”-> Cắp ngang ngọn giáo “ Tì hổ”-> Sức mạnh như hổ báoTác giả đã sử dụng hình ảnh nghệ thuật gì để thể hiện con người kỳ vĩ ? Không gian -> non sông Thời gian -> mấy thu Tác giả lấy thời gian để khẳng định sự cống hiến lớn lao cho đất nước thể hiện lòng yêu nước của tác giả. Lấy không gian thể hiện con người kỳ vĩ hiên ngang giữa đất trời bao la. Múa giáo non sông trải mấy thu a – Hình ảnh của một vị tướng Qua câu thơ đầu tác giả đã tự hoạ bức chân dung của mình như thế nào? Hình ảnh tác giả : Một vị tướng nhà Trần đứng giữa đất trời bao la “cắp ngang ngọn giáo” hùng dũng với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt đường hoàng mang tầm vóc vũ trụ lớn lao,kỳ vĩ,sừng sững trấn giữ non sông đất nước “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”b. Hình ảnh quân đội nhà TrầnHình ảnh quân đội nhà trần được tác giả miêu tả như thế nào? “Tam quân tỳ hổ”Sức mạnh như hổ báo – dũng mãnh– dữ dằn “át sao ngưu” – sức mạnh phi thường lấn át tất cả“Từ nuốt trôi trâu” và “khí thôn ngưu” nên hiểu cách nào cho hay cho có yếu tố thẩm mĩ? “Hiểu nuốt trôi trâu” không sai nhưng không có yếu tố thẩm mĩ như “ át sao ngưu” ( sức mạnh lấn át tất cả)Qua đây em thấy hình ảnh tướng sĩ và quân đội nhà Trần hiện lên như thế nào? -> Tướng hùng dũng , hiên ngang, oai phong lấm liệt cùng với ba quân mạnh như hổ báo. Đó là tư thế , vóc dáng của hào khí Đông A (Hào khí thời Trần)2. Hoài bão và ý thức trách nhiệm của tác giả (hai câu thơ cuối)“ Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu “Công danh” -> công lao danh vọng -> lý tưởng của kẻ làm trai “Nam tử” -> Nam nhi thời phong kiến“ Nợ công danh” mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào sau đây?a. Thể hiện chí làm trai chưa hoàn thành nghĩa vụ với tổ quốcb. Thể hiện hoài bão công danhc. Thể hiện ý chí quyết tâm của trang nam nhid.Thể hiện giấc mộng công danh “ Công danh” theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão được hiểu như thế nào? -> Công danh không phải là thứ tầm thường mang màu sắc cá nhân mà công danh được lập nên bằng máu, bằng chiến công , bằng tinh thần quả cảm - Công danh vừa là vinh vừa là nợ.Vinh : Lập công và lập danhNợ công danh: Chí làm trai phải trả “Đền ơn Vua báo nợ nước” Qua đây em có nhận xét gì về vẻ đẹp trong con người Phạm Ngũ Lão? -> Chí làm trai mang tinh thần tư tưởng tích cực : lập công (để lại sự nghiệp ), lập danh( để lại tiếng thơm ). Quan niệm lập công , lập danh đã trở thành lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão. -> Tác giả “ Thẹn” vì chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu( Gia Cát Lượng ) đời Hán để trừ giặc cứu nước. Đây là niềm mơ ước và tự hào về những chiến công hiển hách có thể sánh ngang tầm sự nghiệp của Vũ Hầu -> “ Thẹn” thể hiện cái “Tâm” của một con người có nhân cách cao đẹp. Xưa nay những người có nhân cách cao đẹp vẫn thường mang trong mình nỗi “Thẹn”. Nỗi “ Thẹn” không làm cho con người thấp bé đi mà nâng cao nhân cách con người“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”Vì sao tác giả lại “Then” với Vũ Hầu? Qua nỗi “thẹn” em thấy Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?III. Tổng kết:- Nội dung: Bài thơ thể hiện được cảm hứng yêu nước với lý tưởng và nhân cách cao cả mang hào khí thời đại ( hào khí đông A) Nghệ thuật: Bài thơ ngắn gọn ,súc tích , cô đọng, bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi, hình ảnh giàu sức biểu cảm. Qua những lời thơ “ tỏ Lòng”em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần, mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?-> Vẻ đẹp hiên ngang , hùng dũng của người anh hùng không chỉ có vẻ đẹp ý chí mà còn có cái “Tâm” đẹp-> Bài thơ còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi sống trong thời đại phải có ý thức cầu tiến , xả thân vì nghĩa lớn điều đó có ý nghĩa lớn với tuổi trẻ hôm nay và mai sau* Củng cố:Câu1: Hình ảnh “hoành sóc” thể hiện?Khí thế sục sôiTư thế hiên ngangLòng can đảmý chí mạnh mẽCâu 2: Cụm từ “ Khí thế nuốt trôi trâu” được hiểu là?khí phách mạnh mẽKhí phách hiên ngangKhí phách lão luyệnKhí phách anh hùng Câu 3: Bài thơ “ Tỏ lòng” gợi cho em cảm nhận được?Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần ý chí sắt đá của con người thời TrầnƯớc mơ công hầu, khanh tướng thời nhà Trần ý nguyện về sự hi sinh con người thời Trần Câu4: Cảm hứng chủ đạo qua hai câu thơ cuối thể hiện ?Lý tưởng công danhƯớc mơ về cuộc sống thanh bìnhTấm lòng thương dân tha thiếtCái chí , cái tâm của người anh hùngBài tập về nhà:- Học thuộc bài thơ phần phiên âm , dịch nghĩa - Nắm được nội dung nghệ thuật của bàiViết một đoạn văn nói lên cảm nhận của em về hào khí đông A qua bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão?- Đọc , soạn bài “ Cảnh Ngày hè” của Nguyễn Trãi theo câu hỏi SGK
File đính kèm:
- To_Long_Pham_Ngu_Lao_Lop_10_cb.ppt