Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Bài 7 - Em bé thông minh

b.Những cách giải đáp của em bé:

Vượt qua tất cả các quan trong triều và sự thông thái của nhà vua, trí thông minh của em bé có thể đối thoại với nhân tài của các cường quốc lân bang khác.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Bài 7 - Em bé thông minh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 25 -26: Bài 7: Văn bản: I. Đọc truyện 	1. Đọc. 	2. Chú thích. 	3. Tóm tắt: các sự việc chính: 	- Quan thử tài em bé. 	- Nhà vua thử trí thông minh của em bé. 	- Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài. II. Tìm hiểu văn bản. Kiểu nhân vật thông minh: nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt có tài trí hơn người. Hình thức câu đố: thử thách tài trí nhân vật để nhân vật bộc lộ tài năng và câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Thử thách ngày càng khó khăn: nội dung câu đố oái oăm, mỗi câu đố giống như một lệnh ban ra, nhiều người không giải đáp được. 1. Em bé thông minh: a.Những lần thử thách của em bé: Lần 1: Đáp câu đố của quan. Lần 2: Đáp câu đố thứ nhất của vua. Lần 3: Đáp câu đố thứ hai của vua. Lần 4: Đáp câu đố của sứ thần. b.Những cách giải đáp của em bé: Lần 1: Hỏi lại:“ Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?” em bé đố lại quan một cách bất ngờ, thông minh không hề kém câu đố của quan. b.Những cách giải đáp của em bé: Lần 2: Dùng kế: Khóc đòi vua ban lệnh bắt cha em đẻ em bé. em bé buộc vua tự giải đố bằng cách để vua nhìn thấy cái phi lí trong câu đố mình ban ra cho làng. b.Những cách giải đáp của em bé: Lần 3: Đề nghị vua rèn cái kim thành con dao xẻ thịt chim em bé đố lại vua cũng bằng câu đố hiểm hóc không kém  Sự nhanh trí của em bé có thể nói: tương xứng với trí tuệ nhà vua. Lần 4: Mách vua cách bắt và dụ kiến càng cho chui qua vỏ ốc giải đố tường tận, câu đố của sứ thần mang lại danh dự quốc gia lại được giải bằng trò chơi của lũ trẻ nơi thôn quê không phải chốn kinh thành.. b.Những cách giải đáp của em bé: b.Những cách giải đáp của em bé:  Vượt qua tất cả các quan trong triều và sự thông thái của nhà vua, trí thông minh của em bé có thể đối thoại với nhân tài của các cường quốc lân bang khác. Trái với cái khó khăn, hiểm hóc của những câu đố, sự nặng nề của “nhiệm vụ”, em bé giải đố một cách hồn nhiên, thú vị, vừa bất ngờ, thông minh mà cũng rất bình dị, dễ hiểu. Con ngựa, con trâu, con ốc, con kiến càng…đó chính là những gì xung quanh cuộc sống làng quê dân dã, cần cù của chú bé…. b.Những cách giải đáp của em bé: 2. ý nghĩa truyện: Dân tộc Việt Nam đã từng có em bé Gióng vươn vai thành tráng sĩ đánh tan giặc Ân là biểu tượng của sức mạnh dân tộc; có chú bé Sọ Dừa kì hình dị tướng nhưng là hiện thân cho cho con người lao động cần cù, nhân hậu thì em bé thông minh là hiện thân cho trí tụê sáng ngời của dân gian. Trí tuệ của Đất Việt thuộc về nhân dân lao động chứ không phải thuộc về tầng lớp trên. 	Truyện kể về kiểu nhân vật thông minh với một nhân vật em bé qua đó đề cao trí tuệ của nhân dân lao động. 	Truyện có tiếng cười hồn nhiên, dí dỏm của cuộc sống ngày thường. III. Ghi nhớ: 1. Trong truyện em bé đã không giải đố bằng cách nào? A. Đẩy thế bí về phía người ra đố. B. Dựa vào kiến thức sách vở. C. Đố lại người ra câu đố. D. Dựa vào kiến thức thực tiễn. E. Làm cho người đứng ra câu đố cảm thấy cái phi lí của điều họ nói ra. b 2. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của các câu đố trong truyện? A. Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng. B. Gây hứng thú cho người đọc, người nghe. C. Gây cười. D. Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. c 3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất mục đích của truyện Em bé thông minh: A. Ca ngợi một em bé thông minh. B. Đề cao tài trí của nhân dân qua nhân vật một em bé. C. Đả kích bọn vua quan ngốc nghếch để gây cười. D. Ca ngợi tài dùng người của nhà vua. B Trong cung điện, nhà vua ngồi đăm chiêu suy nghĩ trên ngai vàng, đứng sau là hai tên lính cầm quạt, quan Khâm sai đứng phía sau chắp tay khúm núm. Quan Khâm sai nói (vẻ lo lắng ): - Tâu bệ hạ, ta phải tính sao đây ạ? Nhà vua (ngần ngừ): - Như thế này, nhà ngươi hãy thân chinh đi một chuyến dò la xem trong thiên hạ, ắt sẽ có người tài! Viên quan ( nét mặt tươi tỉnh hơn), dõng dạc: Thần xin tuân lệnh.” ( Mai Ngọc ánh) 

File đính kèm:

  • pptBai 7 Em be thong minh.ppt