Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Lượm - Tố Hữu

1.Nghệ thuật.

 - Sử dụng thể thơ bốn chữ, giàu chất dân gian phù hợp với lối kể chuyện.

 - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.

 - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

 - Cách ngắt dòng các câu thơ rất đặc biệt.

 - Kết cấu đầu cuối tương ứng để khắc sâu hình ảnh của nhân vật là làm nổi bật chủ đề.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 8623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Lượm - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1.Đọc 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. 2.Nêu ý nghĩa của bài thơ. 3*.Bài thơ được viết theo thể thơ nào? B A C D Lục bát. Thất ngôn bát cú. Bốn chữ. Năm chữ. S S S Đ Văn bản: Lượm. _Tố Hữu_ I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả, tác phẩm. - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành là nhà cách mạng vừa là nhà thơ. - Bài thơ “Lượm” viết vào năm 1949. 2.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. 3.Bố cục. Đoạn 1: 5 khổ thơ đầu: cuộc gặp gỡ tình cờ của Lượm và nhà thơ. Đoạn 2: 8 khổ thơ tiếp theo: chuyến đi liên lạc cuối cùng và sựu hi sinh của Lượm. Đoạn 3: 2 khổ thơ cuối: tái hiện lại hình ảnh của Lượm. Dựa vào văn bản hãy cho biết bài thơ được chia ra làm mấy phần và nêu ý nghĩa của mỗi phần. II.Tìm hiểu chi tiết. 1.Hình ảnh Lượm và cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu. - Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. - Hình dáng: cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. - Cử chỉ: mồm huýt sáo vang, cháu cười híp mí. - Lời nói: cháu đi liên lạc, vui lắm chú à,…  Nhịp thơ nhanh, kết hợp với nhiều từ láy gợi hình và phép so sánh.  Khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi và yêu đời. Hình tượng của Lượm được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào ? Từ các sự việc trên em hãy cho biết khổ thơ một muốn nói lên điều gì ? 2.Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc và sự hi sinh. - Hình ảnh Lượm được miêu tả qua các câu thơ: + Vượt qua mặt trận. + Cháu nằm trên lúa. + Hồn bay giữa đồng. + Đạn bay vèo vèo.  Dùng động từ mạnh, câu hỏi tu từ kết hợp với phương thức kể.  Dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, hoàn thành nghĩa vụ và hi sinh thanh thản. Ra thế Lượm ơi!Lượm ơi còn không. vèo vèo } Có cấu tạo đặc biêt. } Diễn tả sự xúc động nghẹn ngào của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. Từ “vèo vèo” là từ gì ? Có tác dụng gì ? Trong bài có những khổ thơ nào đặc biệt ?  Đoạn thơ kể chuyện vê sự hi sinh dũng cảm, đẹp đẽcủa chú bé liên lạc trong sự thương tiếc của nhà thơ. 3.Hình ảnh Lượm trong suy nghĩ của tác giả và mọi người. - Lặp lại hai khổ thơ đầu  tái hiện lại hình ảnh của Lượm  khẳng định rằng Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ và sống mãi với quê hương đất nước. 1.Nghệ thuật. - Sử dụng thể thơ bốn chữ, giàu chất dân gian phù hợp với lối kể chuyện. - Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu. - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Cách ngắt dòng các câu thơ rất đặc biệt. - Kết cấu đầu cuối tương ứng để khắc sâu hình ảnh của nhân vật là làm nổi bật chủ đề. 2.Ý nghĩa. - Bài thơ khắc họa hình ảnh của một chú bé hồn nhiên dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ ca Tố Hữu. - Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật, tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho Lượm nói riêng và tất cả những người yêu nước như Lượm nói chung. III.Tổng kết. Bài học. Bài tập về nhà. 1.Học thuộc lòng 8 khổ thơ đầu của bài thơ. 2.Đọc và soạn bài “Hoán dụ”. 1.Ôn lại phần tác giả, tác phẩm. 2.Ôn lại ý nghĩa, nghệ thuật. 2 3 4 1 Mở Mở Mở Mở 1 2 3 4 Tên thật của nhà thơ Tố Hữu? BACK Bài thơ Lượm viết vào năm nào? BACK Tố Hữu được tặng giải thưởng gì vào năm 1996? BACK Tố Hữu quê ở đâu? BACK 

File đính kèm:

  • pptLuom.ppt
Bài giảng liên quan