Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Thạch Sanh (tiết 2)

Những sự cản trở, nguy hiểm cứ

dần qua từng chặng, Thạch Sanh

đã vượt qua những khó khăn đó

một cách hào hùng nhờ lòng dũng

cảm tài năng và sự trợ giúp của

những lực lượng thần kì. Hình tượng

Thạch Sanh giống như chàng dũng

sĩ Héc-quyn lập những chiến công

nối tiếp nhau, tạo nên sự hấp dẫn

hồi hộp của câu chuyện.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Thạch Sanh (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Thạch Sanh I, Tìm hiểu chung về truyện cổ tích “Thạch Sanh” 1. “Thạch Sanh” thuộc kiểu truyện về nhân vật dũng sĩ “Thạch Sanh” là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm thuộc kiểu truyện về nhân vật dũng sĩ, trong đó nổi bật lên hình tượng người dũng sĩ tài năng, dũng cảm trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Cốt truyện của dạng này thường li kì, hấp dẫn, nhiều chặng gắn với những chiến công của chàng dũng sĩ. Nhiều truyện dũng sĩ kế thừa thể loại thần thoại, mô tả chiến công kì vĩ của con người. Việc tìm hiểu phẩm chất, vẻ đẹp của nhân vật dũng sĩ không thể tách rời với việc phân tích những hành động những chiến công trong các chặng đường phát triển của câu chuyện. 2. Văn bản truyện cổ tích “Thạch Sanh” II, Tìm hiểu văn bản “Thạch Sanh” 1. Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh. Thạch Sanh ra đời gắn liền với một gia đình nông dân nghèo Thấy hai vợ chồng nhà nọ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai. Qua mấy năm người vợ không sinh nở. Mãi về sau mới sinh được một cậu con trai. Năm Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy: Thạch Sanh ra đời gắn liền với gia đình người nông dân, có cuộc sống đời thường, gần gũi với nhân dân, là nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích. Chi tiết mở đầu báo hiệu cuộc đời tràn đầy yếu tố kì lạ, hoang đường của Thạch Sanh. Nguồn gốc thần linh đã tô điểm cho xuất thân cao quý, vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật. 2. Những thử thách đối với Thạch Sanh. Thạch Sanh lần lượt vượt qua những thử thách và được đền bù, ban thưởng xứng đáng. Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa đến miếu chằn tinh thế mạng Chàng đã tiêu diệt được chằn tinh, được bộ cung tên vàng. Thạch Sanh bị Lí Thông lấp cử hang đại bàng khi xuống cứu công chúa Chàng diệt đại bàng, cứu con vua thủy tề và được ban thưởng. Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, chàng bị hạ ngục Chàng được gặp lại công chúa, gặp vua; được giải oan và được gả công chúa. Thạch Sanh đối phó với quân của 18 nước chư hầu. Chàng đã chiến thắng quân sĩ 18 nước. Vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Những sự cản trở, nguy hiểm cứ dần qua từng chặng, Thạch Sanh đã vượt qua những khó khăn đó một cách hào hùng nhờ lòng dũng cảm tài năng và sự trợ giúp của những lực lượng thần kì. Hình tượng Thạch Sanh giống như chàng dũng sĩ Héc-quyn lập những chiến công nối tiếp nhau, tạo nên sự hấp dẫn hồi hộp của câu chuyện. Những thử thách mà chàng dũng sĩ Thạch Sanh vượt qua đã phần nào bộc lộ phẩm Chất tốt đẹp của nhân vật: một con người Thật thà chất phác, tin tưởng vào người khác, có tấm lòng vị tha và bao dung. Hết lần này đến lần khác chàng bị Lí Thông lừa gạt mà không oán thán, rồi không nề hà khi cứu người, sau cùng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh là một người dũng cảm và tài năng. Chàng đến miếu chằn tinh giữa đêm khuya, đi xuống hang sâu của đại bàng đi xuống thủy cung, bình tĩnh đối phó với 18 nước chư hầu. Những phẩm chất và tài năng đó đã giúp chàng vượt qua thử thách và đạt được hạnh phúc. 3. Sự đối lập giữa nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông Nhân vật Lí Thông Như vậy Seri tranh minh họa về Thạch Sanh và Lí Thông 4. Chi tiết thần kì Lực lượng kì ảo, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích (đặc biệt là tiểu loại truyện cổ tích thần kì) là những nhân vật, đồ vật, những phép màu nhiệm… vốn không có trong thực tế nhưng tồn tại trong thế giới tưởng tượng, trong ước mơ của con người. Những yếu tố thần kì đó tạo nên thế giới kì ảo của truyện cổ tích, chứa đựng những hình ảnh bay bổng, mơ mộng nâng đỡ và an ủi cho những đau khổ của con người. Đó có thể là con ngựa có cánh, tấm thảm biết bay, viên ngọc ước, cây gậy thần, đền thần… Những lực lượng thần kì vừa đóng vai trò thử thách nhân vật vừa ban thưởng cho nhân vật chính. * Chi tiết thần kì trong “Thạch Sanh” Tiếng đàn của Thạch Sanh Niêu cơm thần kì Niêu cơm trở thành vật thách đố quân 18 nước chư hầu. khả năng kì diệu của nó ẩn giấu trong vẻ bề ngoài bình thường nhỏ bế khiến kẻ thù chủ quan. Việc đem niêu cơm ra thách đố đồng thời cũng là mời ăn thể hiện hình thức thi tài độc đáo, lòng hiếu khách, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Niêu cơm ăn hết lại đầy phản ánh ước mơ bình dị của dân lao động: muốn có cuộc sống ấm no, đầy đủ. - Là phần thưởng của vua Thủy Tề ban cho. - Âm thanh kì diệu của tiếng đàn giúp Thạch Sanh bày tỏ nỗi oan của mình, là tín hiệu để công chúa nhận ra chàng. - Tiếng đàn còn khiến 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. 5. Kết thúc truyện Phe thiện Thạch Sanh lấy được công chúa và lên ngôi vua Phe ác Mẹ con Lí Thông tuy được Thạch Sanh tha chết nhưng đi đến giữa đường bị Thiên Lôi đánh chết Quan niệm của dân gian: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác; có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Vua là biểu trưng cho giá trị giàu sang, sung sướng, uy quyền. Nhân vật được làm vua là phần thưởng to lớn về cả tinh thần. III, Tư Liệu tham khảo + “Thạch Sanh là hình tượng dũng sĩ anh hùng ca chuyển vào hình tượng người lao động lí tưởng” (Đặng Thái Thuyên: “Phân tích truyện cổ tích thần kì từ bản chất Phôncơlo của nó”) + Thạch Sanh là truyện cổ tích dũng sĩ nổi bật nhất trong truyện cổ tích của dân tộc Việt ở Việt Nam. Cốt truyện của nó đã dung hợp được nhiều môtip cổ tích của các dân tộc khác nhau trên cùng dải đất Việt Nam và các nước khác trong vùng Đông Nam á, đồng thời ý nghĩa của truyện cũng hàm chứa nhiều điều sâu xa thể hiện phong cách và bản sắc dân tộc, khiến nó trở thành truyện cổ tích hấp dẫn và tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.(Nguyễn Thị Bích Hà: “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam á”) 

File đính kèm:

  • pptThach Sanh(9).ppt
Bài giảng liên quan