Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 101 - Hoán dụ (tiếp)

. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thi trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II , hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 101 - Hoán dụ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 * Nêu khái niệm về ẩn dụ?Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ? Tìm phép ẩn dụ trong câu sau :  “Thuyền về có nhớ bến chăng.Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .” I - HOÁN DỤ LÀ GÌ ? 1. Ví dụ : Áo nâu liền với áo xanh. Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (Tố Hữu ) Câu hỏi : 1/ Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai ? 2/ Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? 3/ Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này . I - HOÁN DỤ LÀ GÌ ? 1 . Ví dụ : - Áo nâu : người nông dân. - Áo xanh : người công nhân. - Nông thôn : người sống ở nông thôn. - Thị thành : người sống ở thành thị. 2/ Ghi nhớ : Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng , khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt . II - CÁC KIỂU HOÁN DỤ :1. Ví dụ : 1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào ? a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông ) b) Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ( Ca dao ) c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. ( Tố Hữu ) 2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thi trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào ? 3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II , hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ. a) Bàn tay :chỉ người lao động nói chung. Quan hệ giữa bộ phận – toàn thể. b) - Một : chỉ số ít. - Ba : chỉ số nhiều. Quan hệ giữa cái cụ thể - cái trừu tượng. c) Đổ máu : dấu hiệu của chiến tranh. Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật - sự vật 2/ Ghi nhớ : Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : _ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể ; _ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ; _ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ; _ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. BÀI TẬP NHANH Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong khổ thơ : Em đã sống bởi vì em đã thắng ! Cả nước bên em , quanh giường nệm trắng, Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa, Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa… ( Tố Hữu ) Cả làng quê , đường phố , Cả lớn nhỏ , gái trai , Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi… ( Thanh Hải ) Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì . a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. ( Hồ Chí Minh ) b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây , Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. ( Hồ Chí Minh ) c) Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. ( Tố Hữu) d) Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh ( Tố Hữu ) III - LUYỆN TẬP : a) - Làng xóm : chỉ người nông dân. Quan hệ : vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. b) - Mười năm : thời gian trước mắt Trăm năm : thời gian lâu dài. Quan hệ : cái cụ thể với cái trừu tượng c) -Áo Chàm : người dân Việt Bắc. Quan hệ : dấu hiệu của sự vật với sự vật. d) Trái Đất : nhân loại. - Quan hệ : vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. BÀI TẬP 2- SGK/84 Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ ? Cho ví dụ minh hoạ. BÀI TẬP 3- SGK/84 Chính tả ( nhớ - viết) : Đêm nay Bác không ngủ ( từ Lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác ). ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ … Lần thứ ba thức dậyAnh hốt hoảng giật mình :Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu yên phăng phắcAnh vội vàng nằng nặc ;- Mời Bác ngủ Bác ơi !Trời sắp sáng mất rồiBác ơi mời Bác ngủ ! Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòng Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt ! Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức lUôn cùng Bác ( MINH HUỆ) 

File đính kèm:

  • pptHoan_Du.ppt
Bài giảng liên quan