Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 103 : Bàn luận về phép học

H: Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu châm ngôn này?

(Câu châm ngôn có 2 vế, vế 1 là ngọc, vế 2 là người được nêu bằng hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ hiểu và nhấn mạnh bằng cách nói phủ định hai lần. Muốn thành đồ vật quý, có giá trị thì ngọc phải qua quá trình mài rũa, “Ngọc bất trác bất thành”. Cũng như vậy, con người muốn biết rõ đạo thì không co cách nào khác là cần phải học).

 

doc8 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 103 : Bàn luận về phép học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo án thi giảng kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kì 2011 -2015
Giáo viên giảng : trần văn hanh
đơn vị : trường thcs nam dương
Ngày giảng: 05/03/2013
Tiết 103 : Bàn luận về phép học
 (Luận học pháp)
 - Nguyễn Thiếp -
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết bước đầu vế tấu .
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tỏc giả về mục đớch, phương phỏp học và mối quan hệ của việc học với sự phỏt triển của đất nước .
- Đặc điểm hỡnh thức lập luận của văn bản .
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể tấu .
- Nhận biết, phõn tớch cỏch trỡnh bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cỏch sắp xếp và trỡnh bày luận điểm trong văn bản .
3. Thái độ: ý thức học tập.
II- Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài.
- Giao tiếp.
- Suy nghĩ sáng tạo.
- Xác định giá trị bản thân.
III- Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị về phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Học theo nhóm. 
- Động não
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học.
- GV: Giáo án, sưu tầm bút tích của QT gửi Nguyễn Thiếp, bảng phụ (máy chiếu).
- HS: Soạn bài, học bài.
IV- Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định: (1 phút)
2/ Kiểm tra: (1 phút)
? Hãy nối tên tác phẩm với thể loại mà em đã được học :
1. Chiếu dời đô
1 – b
 a. Cáo
2. Hịch tướng sĩ
2 – c
b. Chiếu
3. Nước Đại Việt ta
3 – a
 c. Hịch
3/ Bài mới : (1 phút) : Như vậy, các em đã tìm hiểu ba thể loại trong văn nghị luận trung đại là chiếu. hịch, cáo. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một thể loại nữa trong văn nghị luận trung đại, đó là thể tấu. Vậy, thế nào là thể tấu ? Và nội dung chính của bản tấu đó là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 103, văn bản Bàn luận về phép học của tác giả Nguyễn Thiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dumg
Hoạt động 1 (10 phút)
PP, KT: Học theo nhóm, Động não rèn KN Giao tiếp, Suy nghĩ sáng tạo, Xác định giá trị bản thân.
Gv: Chúng ta đã học và đọc các thể chiếu, hịch, cáo. Mỗi thể loại có một cách đọc khác nhau, với thể tấu chúng ta cần đọc với giọng: chậm rãi, mạch lạc, rõ ràng, khúc triết, chân tình, vừa tự tin vừa khiêm tốn.
Gv gọi 2 học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa từ khó, yêu cầu học sinh khác nhận xét và giáo viên chốt.
H: Em hiểu thế nào là tam cương, ngũ thường? Chu Tử là ai?
H: Dựa vào chú thích (*) Sgk và việc tìm hiểu ở nhà, em hãy nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn Thiếp?
GV: Chiếu ảnh chụp bức tượng Nguyễn Thiếp: Đây là chân dung được chụp lại từ bức tượng tạc ông. Nhìn vào ta thấy dáng dấp của nhà nho xưa, bậc tiên sinh ung dung, tự tại.
Về tác giả, các em cần chú ý những điểm sau:
- Năm 21 tuổi (1743), Nguyễn Thiếp làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông. Sống vào buổi triều đại Lê – Trịnh rối ren, giặc gió liờn miờn, càng ngày Nguyễn Thiếp càng chỏn ngỏn. Năm 1786, Nguyễn Thiếp quyết định từ quan, sống cuộc đời ẩn cư, dạy học. 
- Sau này, người anh hùng áo vải Quang Trung dựng cờ khởi nghĩa giành thắng lợi lập nên triều Tây Sơn. Là một vị vua anh minh, trọng dụng người hiền tài vua Quang Trung rất quan tâm đến giáo dục nên đã 3 lần ông viết thư mời Nguyễn Thiếp cộng tác với thái độ chân tình. Sau cảm kích tấm lòng của Quang Trung ông lại ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị, văn hóa, giáo dục. Là người sống dưới 3 đời vua nhưng người mà ông tâm đắc nhất là vua Quang Trung. Với cương vị Viện trưởng Viện Sựng Chớnh, Nguyễn Thiếp đó 
đề ra những cải cỏch về văn húa, giỏo dục. Chấn hưng, đề cao chữ Nụm, dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm. Khi Quang Trung mất ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn. 
Gv: Nguyễn Thiếp viết rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau: Thơ chữ Hán, chữ Nôm, tấu, cáo từ, trần tình, tạ ơn...
H: Hãy cho biết xuất xứ của văn bản "Bàn luận về phép học"? 
* Là người có tâm với sự phát triển của đất nước, Tháng 8 – 1791 ông làm bài tấu bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết : 
+ Bàn về “quân đức” : Một lòng tu đức, lấy học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức.
+ Bàn về “dân tâm” : Khẳng định dân là gốc, gốc vững nước mới yên.
+ Bàn về “học pháp” : Nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu.
H: Văn bản được viết theo thể loại nào?
Gv: Nếu như chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Hịch thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Cáo thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp thì … 
H: Em hãy nêu đặc điểm chính của thể tấu? 
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biến ngẫu. (Cần phân biệt với tấu trong nghệ thuật hiện đại: là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài).
H: Phương thức biểu đạt chính của văn bản (Nghị luận kết hợp với biểu cảm).
Hoạt động 2 (25 phút)
PP, KT: Học theo nhóm, Động não rèn KN Giao tiếp, Suy nghĩ sáng tạo, Xác định giá trị bản thân.
H: Đây là bài tấu sử dụng phương thức biểu đạt là nghị luận. Vậy theo em, vấn đề nghị luận ở đây là gì? (Bàn luận về phương pháp học tập dưới thời phong kiến).
H: Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận này, tác giả đã đưa ra những luận điểm chính nào? (Chiếu máy).
- Bàn về mục đích chân chính của việc học, phê phán và nêu tác hại của những tư tưởng sai lệch.
- Bàn luận về cách học.
- Tác dụng của việc học chân chính.
H: Từ đó, văn bản này có thể chia làm mấy phần? 
- P1: Từ đầu đến những điều tệ hại ấy.
- P2: Tiếp theo đến Xin chớ bỏ qua. 
- P3: Còn lại. 
Gv: Đọc phần văn bản thứ nhất, em hãy nêu nội dung chính của phần một.
H: Mở đầu VB, tác giả nêu rõ mục đích chân chính của việc học. Điều đó được thể hiện qua câu châm ngôn nào?
H: Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu châm ngôn này?
(Câu châm ngôn có 2 vế, vế 1 là ngọc, vế 2 là người được nêu bằng hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ hiểu và nhấn mạnh bằng cách nói phủ định hai lần. Muốn thành đồ vật quý, có giá trị thì ngọc phải qua quá trình mài rũa, “Ngọc bất trác bất thành”. Cũng như vậy, con người muốn biết rõ đạo thì không co cách nào khác là cần phải học).
H: Đạo ở đây là một khái niệm trừu tượng nhưng đã được tác giả giải thích như thế nào?
(Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người, là mối quan hệ giữa người với người).
H: Từ đó, tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh mục đích chân chính của việc học là gì?
H: Quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực? Cần phải bổ sung những điểm nào? 
GV: Như vậy, với cách giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu luận điểm đầu tiên tác giả đưa ra là đề cao mục đích tốt đẹp của sự học. Học để thành người biết rõ đạo. Từ đó tác giả đi vào khẳng định người đi học là học cách đối xử hàng ngày giữa người và người.Sau này Bác Hồ của chúng ta cũng đã bổ sung điều này bằng câu nói Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cần phải học toàn diện, học về mọi mặt. Nêu một số câu danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ nói về đạo học chân chính: Tiên học lễ, hậu học văn; Tôn sư trọng đạo.
H: Sau khi nêu rõ mục đích của việc học, tác giả tiếp tục đề cập đến vấn đề gì? 
H: Em hiểu như thế nào là lối học hình thức cầu danh lợi?
(Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, học cốt chỉ để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc – học vẹt).
Gv: Đây rõ ràng là những biểu hiện của lối học sai trái, lệch lạc. Người ta chỉ đua nhau học để cầu danh cầu lợi không theo chính học, không thực học. 
H: Những cách học sai trái, lệch lạc ấy sẽ dẫn tới hậu quả nào? Tìm câu văn thể hiện điều đó?
(Chúa... hại ấy)
Gv : Hậu quả của lối học tệ hại ấy thật thảm khốc, khôn lường : Chúa tầm thường dẫn đến thần nịnh hót ( Trong lịch sử triều đình phong kiến nước ta đã cho thấy rõ điều đó. Các vua Lê, chúa Trịnh như Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải...đều là loại bạo chúa, bù nhìn, dâm loạn, hèn nhát, tầm thường. Đất nước không có người tài giỏi thực sự, chỉ còn những kẻ học theo lối học hình thức, cầu danh lợi, nhờ nịnh nọt luồn cúi mà được “chúa dấu vua yêu; chúa trọng nịnh thần” thì nước mất nhà tan là điều tất yếu không tránh khỏi. Vận mệnh của đất nước, thanh danh của dân tộc không còn, lối học ấy ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh quốc gia. 
H: Từ việc đưa ra mục đích của việc học, phê phán lối học sai trái và hậu quả của nó. Em có nhận xét gì về cách thức diễn đạt và lập luận của tác giả trong đoạn này? Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
H : Em thấy được thái độ gì của tác giả qua đoạn văn trên ? (Xem thường lối học hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính. Coi trọng việc học có mục đích thành người tốt làm cho đất nước vững bền. 
Gv : Sau khi đưa ra mục đích chân chính của việc học rồi phê phán những lối học sai trái và hậu quả của nó. Tác giả đã nêu ra vấn đề gi? Vậy, hình thức và nội dung của cách học đó như thế nào? Chúng ta…
H: Trước tiên, để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã đề xuất với nhà vua chủ trương gì?
( Với chủ trương này, tác giả đề cập tới quy mô giáo dục. Dưới chế độ phong kiến, việc học chỉ tập trung chủ yếu ở kinh thành và một số địa điểm trung tâm. Chỉ có đối tượng là con cháu vua chúa, quan lại, quý tộc mới được học thì với chủ trương này, ông đã đề cập tới toàn bộ các đối tượng và trên một phạm vi rộng khắp vận dụng cả hình thức trường tư và trường công).
H: Em có nhận xét gì về chủ trương này? Qua đó ta thấy Nguyễn Thiếp là người như thế nào?
(Người có tư tưởng tiến bộ, nhìn xa trông rộng, có ý thức xây dựng đất nước).
H: Từ chủ trương tiến bộ đó, tác giả đã đề cập đến nội dung và phương pháp gì trong việc học?
( Với chế độ phong kiến, đặc biệt khi chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo thì việc học theo Chu Tử – một nhà nho nổi tiếng đồng thời là nhà triết học, nhà giáo dục học thời Nam Tống là một nội dung rất tiến bộ thời bấy giờ. Học tuần tự từ thấp đến cao cũng là một cách nhìn nhận hợp thời của tác giả. Hệ thống giáo dục thời phong kiến gồm cấp thấp nhất là trường tư thục dành cho đại chúng, cao hơn là trường quan học dành cho con cháu các quan huyện và phủ, cao nhất là Trường Quốc Tử Giám dành cho con cái triều đình.- Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Ngày nay, chúng ta cũng học tuần tự từ Mần non đến Tiểu học, đến THCS, THPT và chuyên nghiệp).
Gv: Học nhiều và rộng nhưng chủ yếu nắm được bản chất, nắm được nội dung cơ bản của vấn đề. Việc học cần phải áp dụng vào thực tế, lí thuyết cần đi đôi với thực hành. 
H: Có nhiều phương pháp học khác nhau, theo các em phương pháp nào hiệu quả nhất với chúng ta.
H: Em có nhận xét gì về các nội dung và phương pháp học mà tác giả đưa ra?
(Gv : chiếu một số hình ảnh về hình thức học). Gv: Đó là những chủ trương, phương pháp mới tác giả đưa ra cách chúng ta hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng, rất toàn diện và tiến bộ cho đến tận ngày nay.
H: Tại sao tác giả lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhiều nhân tài, vững yên được nước nhà?
(Học như thế mới tạo được nhiều người giỏi, có đạo đức để phục vụ đất nước).
H: Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học . Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào?
Gv : Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Người có tài có đức được trọng vọng – Những kẻ dốt nát sẽ hết, không còn nữa. Các mối quan hệ từ triều đình, xã hội sẽ lập lại kỉ cương, có nề nếp, phép tắc, qui củ. Đất nước yên ổn, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
 (Các trụ cột giáo dục mà tổ chức Văn hóa – giáo dục thế giới UNESCO đã đưa ra : Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống cũng là nội dung cơ bản để chúng ta noi theo). Yêu cầu học sinh liên hệ với các chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay và cách học ngày nay .
H: Trong khi đề xuất với vua, tác giả đã dùng những từ ngữ cầu khiến: Cúi xin…Xin chớ bỏ qua...Thành thật xin dâng...Cúi mong...Kẻ hèn thần cung kính...Những từ ngữ đó cho em hiểu gì về thái độ của tác giả với việc học và với vua?
( Cúi xin...thể hiện sự kính cẩn chân thành của bâc trung thần tin ở điều mình tấu là đúng đắn và tin ở sự chấp thuận của nhà vua . Thái độ chân thành, khiêm tốn, giữ đạo vua tôi của con người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tin tưởng vào tương lai đất nước).
H: Qua việc bàn về mục đích, phương pháp và tác dụng của việc học chân chính. Em có nhận xét gì về phương pháp lập luận của bài tấu? Từ đó cho ta hiểu gì về Nguyễn Thiếp ?
Gv : Đoạn văn bàn về việc học thời phong kiến, chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn còn tác dụng đến ngày nay, học để làm người, để biết làm, góp phần phục vụ tốt cho đất nước. Đây là một quan điểm có tiến bộ. Bài tấu có kết cấu rất chặt chẽ, lôgíc, thuyết phục. Qua đó ta có thể thấy được tấm lòng yêu nước và nhấn mạnh tính cách chính trực của La Sơn Phu tử. 
Hoạt động 3 (4 phút)
PP, KT: Học theo nhóm, Động não rèn KN Giao tiếp, Suy nghĩ sáng tạo, Xác định giá trị bản thân.
H: Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp em biết được những điều sâu xa nào về đạo học của ông cha ta?
Hoạt động 4 (1 phút)
So sánh thể loại này với chiếu, hịch, cáo? (Gv chiếu bảng).
I. Đọc-hiểu chú thích: 
1) Đọc.
2) Chú thích:
a) Tác giả 
- Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), quê ở Hà Tĩnh
- Là người “Thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu”. 
- Ông có công lớn trong sự phát triển nền giáo dục thời vua Quang Trung. 
b) Tác phẩm: 
- Xuất xứ: là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791.
- Thể loại: tấu
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
II. Đọc-hiểu văn bản: 
1) Bố cục: 3 phần
2) Phân tích.
a) Mục đích chân chính của việc học.
- Mục đích: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.
-> Học để làm người có đạo đức, có lối sống tốt đẹp.
- Phê phán : lối học hình thức hòng cầu danh lợi. 
- Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót dẫn đến nước mất, nhà tan.
- Nghệ thuật: Sử dụng các câu văn ngắn, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu.
=> Tác giả khẳng định mục đích chân chính của việc học đồng thời thẳng thắn phê phán lối học sai trái và hậu quả của nó.
b) Bàn về cách học.
- Quy mô : Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
- Nội dung:
+ Phép dạy theo Chu Tử.
+ Học tuần tự từ thấp đến cao.
- Phương pháp học :
+ Học rộng rồi tóm lược cho gọn
+ Theo điều học mà làm
-> Nội dung và phương pháp học đúng đắn, tiến bộ, mang tính thực tiễn.
c) Tác dụng của việc học chân chính.
- Người tốt nhiều.
- Triều đình ngay ngắn.
- Thiên hạ thịnh trị.
III. Tổng kết: 
1) Nội dung (Ghi nhớ – Sgk - 79)
2/ Nghệ thuật.
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và có sức thuyết phục.
- Bài văn có sự kết hợp giữa phương thức nghị luận và biểu cảm 
IV. Luyện tập: 
(Giáo viên hướng dẫn học sinh làm)
4. Củng cố, luyện tập: 1phút 
- Giáo viên chốt kiến thức bài học.
- Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì? 
A. Học để làm người có đạo đức.
B. Học để trở thành người có tri thức.
C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.
D. Gồm cả A, B, C.
5. Hướng dẫn về nhà: 1phút
- Học nội dung mục ghi nhớ.
- Soạn bài: "Thuế máu".

File đính kèm:

  • docBan luan ve phep hoc.doc.doc