Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 106: Các thành phần chính của câu

b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

 (Đoàn Giỏi)

- Vị ngữ 1: Cụm động từ

- Vị ngữ 2: Tính từ

- Vị ngữ 3: Tính từ

- Vị ngữ 4: Tính từ

c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam [ ]. Tre, nứa,, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

 (Thép Mới)

 

doc6 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 6318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 106: Các thành phần chính của câu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Gi¸o ¸n thi gi¶ng k× thi gi¸o viªn d¹y giái cÊp tØnh chu k× 2011 -2015
Gi¸o viªn gi¶ng : trÇn v¨n hanh
®¬n vÞ : tr­êng thcs nam d­¬ng
Ngµy gi¶ng: 08/03/2013
Tiết 106	 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
1) Kiến thức:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của các thành phần chính của câu.
- Có ý thức đặt câu và dùng câu có đầy đủ các thành phần chính.
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói viết có chủ ngữ và vị ngữ.
3) Thái độ: GDHS ý thức viết câu đúng.
II/ Các kĩ năng cơ bản cần giáo dục trong bài: Tự nhận thức, Ra quyết định, Giao tiếp.
III/ Chuẩn bị
1) Chuẩn bị về phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phân tích các tình huống mẫu, Động não, Thực hành có hướng dẫn.
2) Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
- Gv: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
- Hs: Học bài, làm bài tập, bảng nhóm.
IV/ Tiến trình bài dạy
1- Ổn định lớp học (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
3- Bài mới (1 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài (học 22 phút)
Bước1: Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
H: Ở bậc tiểu học các em đã được học về các thành phần câu. Em hãy kể tên các thành phần đó?
- Hstl-Gv nhận xét
Các thành phần câu là trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ.
H: Em hãy xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau?
- Gvkl và ghi bảng:
+ Trạng ngữ: Chẳng bao lâu
+ Chủ ngữ: tôi
+ Vị ngữ: đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng.
H: Trước tiên em hãy cho biết nội dung của câu văn trên?
Gv: Vậy, các em thử quan sát và nhận xét, nếu lần lượt lược bỏ từng thành phần thì nội dung và hình thức của câu sẽ như thế nào? 
H: Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn?(Nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng).
H: Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu(có thể lược bỏ)?
H: Vậy, để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn, câu gồm những thành phần chính nào?
Gv chốt:
Trong câu thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần phụ là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu. Ở đây, thành phần chính là thành phần chủ ngữ và vị ngữ, là thành phần làm nòng cốt câu còn thành phần phụ là thành phần trạng ngữ. Ngoài ra, còn có thành phần bổ ngữ, định ngữ, khởi ngữ… 
- Gv cho học sinh đọc ghi nhớ trong sgk/92.
Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của vị ngữ trong câu.
Gv: Các em vừa xác định chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính trong câu. Vậy chủ ngữ và vị ngữ có đặc điểm như thế nào? Chúng ta sang….
H: Trong thành phần vị ngữ, từ ngữ nào giữ vai trò là vị ngữ chính? (Trở thành). Từ ngữ đó thuộc từ loại nào mà các em đã học? (Động từ).
H: Vậy, vị ngữ thường kết hợp với từ nào ở phía trước?Từ đó thuộc từ loại nào?
Vị ngữ kết hợp với phó từ đã chỉ quan hệ thời gian. Ngoài ra vị ngữ còn có thể kết hợp với các phó từ khác cũng chỉ quan hệ thời gian: sẽ, đang, sắp, vừa, mới...
H: Các em chú ý vào ví dụ, thầy giáo đã lược bỏ thành phần vị ngữ. Vậy muốn có được vị ngữ, ta sẽ đặt câu hỏi như thế nào?
- Hstl- Gvklvà ghi bảng:
H: Em hãy xác định hai thành phần chính trong các câu sau?
 H: Em thấy được đặc điểm gì về cấu tạo của vị ngữ?(Là từ hay cụm từ loại nào?)
H: Từ các ví dụ trên, em có nhận xét gì về số lượng của các vị ngữ trong câu?
a) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
 (Tô Hoài)
- Vị ngữ 1: Cụm động từ
- Vị ngữ 2: Cụm động từ
 b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 (Đoàn Giỏi)
- Vị ngữ 1: Cụm động từ
- Vị ngữ 2: Tính từ
- Vị ngữ 3: Tính từ
- Vị ngữ 4: Tính từ
c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam […]. Tre, nứa,, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 (Thép Mới)
- Câu 1 vị ngữ: Cụm danh từ
- Câu 2 vị ngữ: Cụm động từ
-Hstl- gvkl và ghi bảng:
H: Vậy qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thành phần vị ngữ có đặc điểm gì?
Gv chốt: Vậy, vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? Về cấu tạo, vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cum danh từ. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. 
Gv yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ (Sgk - 93)
Bước 3: Tìm hiểu đặc điểm của chủ ngữ trong câu.
Gv: Đưa ví dụ ở phần II:
a) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
 (Tô Hoài)
b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 (Đoàn Giỏi)
 c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam […]. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 (Thép Mới)
d) Lao động là vinh quang.
e) Khiêm tốn là đức tính tốt.
Gv: Như đã phân tích ở phần trên, chúng ta đã xác định được hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ. Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cum danh từ. Chính vì vây, vị ngữ thường miêu tả về các: hành động, đặc điểm, trạng thái…
H: Vây, các chủ ngữ này có quan hệ như thế nào với các vị ngữ?
(Các hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ là do sự vật hiện tượng ở chủ ngữ thể hiện).
H: Các em chú ý vào ví dụ, thầy giáo đã lược bỏ thành phần chủ ngữ. Vậy muốn có được chủ ngữ, ta sẽ đặt câu hỏi như thế nào?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
H: Vậy, chủ ngữ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?(Là từ hay cụm từ loại nào?)
Gv: Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, chủ ngữ còn có thể là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ.
H: Em có nhận xé gì về số lượng của các chủ ngữ trong câu?
H: Vậy qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thành phần chủ ngữ có đặc điểm gì?
GV chốt : Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái...được miêu tả ở vị ngữ.Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai ? Con gì ? Cái gì ? Chủ ngữ thường là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, chủ ngũ có thể là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ. Một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Gv Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Sgk-93
Gv chiếu bảng, yêu cầu học sinh so sánh.
Vị ngữ
Chủ ngữ
Giống
- Đều là thành phần chính của câu
- Đều có một hoặc nhiều cn, vn trong câu.
Khác
- Kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? Là gì ?
- Cấu tạo : Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái...miêu tả ở vị ngữ và trả lời các câu hỏi Ai ? Con gì ? Cái gì ?
- Cấu tạo : Thường là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. (18 phút) 
Bài tập1: Gv: Em hãy xác định yêu cầu bài tập 1. Muốn làm bài tập này, chúng ta cần gắn với những đơn vị kiến thức nào đã học?
- Hs thực hiện- gv nhận xét và ghi bảng:
Gv cho học sinh phân tích 2 câu đầu, 3 câu còn lại học sinh về nhà tự làm.
- Câu 3 : 
+ Chủ ngữ : Những cái vuốt ở chân, ở khoeo " Cụm danh từ.
+ Vị ngữ : Cứ cứng dần và nhọn hoắt " Hai cụm tính từ
- Câu 4 :
+ Chủ ngữ : Tôi" Đại từ
+ Vị ngữ : Co cẳng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ" Cụm động từ.
Câu 5 : 
+ Chủ ngữ : Những ngọn cỏ" Cụm danh từ.
+ Vị ngữ : Gãy rạp, y như những nhát dao vừa lia qua" Cụm động từ
Bài tập 2: Gv hướng dẫn cho hs đặt câu theo yêu cầu và kết hợp với bài tập số 3.
Gv: Trả lời câu hỏi Làm gì? Thường là động từ hoặc cụm động từ. Trả lời câu hỏi Như thế nào? Thường là tính từ hoặc cụm tính từ. Trả lời câu hỏi Là gì? Thường là danh từ hoặc cụm danh từ.
Bài tập 3: Gv hướng dẫn học sinh kết hợp làm với bài tập số 2
I/ Bài học
1) Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
a) Ví dụ: 
Chẳng bao lâu,/ tôi// đã trở 
 Tr C V
thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
 (Tô Hoài)
b) Nhận xét
- Câu gồm hai thành phần thành phần chính:
+ Thành phần chủ ngữ 
+ Thành phần vị ngữ
c) Ghi nhớ: (sgk/ 92).
2) Vị ngữ
a) Ví dụ
Chẳng bao lâu,/ tôi//đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
b) Nhận xét
- Khả năng kết hợp: Vị ngữ kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
- Cấu tạo: Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
c) Ghi nhớ: sgk/ 93.
3) Chủ ngữ
a) Ví dụ
b) Nhận xét
- Chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái... miêu tả ở vị ngữ.
- Trả lời câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
- Cấu tạo: chủ ngữ thường là đại từ, danh từ hoặc cụm danh từ. 
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
c) Ghi nhớ: (sgk – 93).
II/ Luyện tập
1) Bài tập1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu cấu tạo.
- Câu 1 :
+ Chủ ngữ : Tôi " Đại từ.
+ Vị ngữ : Đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng" Cụm động từ.
- Câu 2 : 
+ Chủ ngữ : Đôi càng tôi" Cụm danh từ
+ Vị ngữ : Mẫm bóng" Tính từ.
2) Bài tập 2: Đặt câu theo yêu cầu :
a) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì ? để kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được.
Bạn Hà giúp chú thương binh qua đường.
b) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào ? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.
Bạn em học giỏi lại rất ngoan.
c) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì ? để giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc với các bạn trong lớp.
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
3)Bài tập 3: Xác định chủ ngữ trong câu vừa đặt được và cho biết chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
4/ Củng cố: Gv cho hs nhắc lại nội dung bài học . (2p)
5/ Hướng dẫns về nhà: Học bài và chuẩn bị bài Thi làm thơ 5 chữ ( 1p)

File đính kèm:

  • docCAC TP CHINH CUA CAU.doc