Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 107: Các thành phần chính trong câu văn

GV: Chiếu nội dung ví dụ lên và yêu cầu học sinh quan sát các vị ngữ trong các câu trên để trả lời các câu hỏi sau:

 1. Nêu ý nghĩa của VN?

 2. Nêu đặc điểm và cấu tạo của VN?

 3. Để tìm VN ta phải làm gì?

 

 

 

 

 

 

GV: Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chiếu nội dung kiến thức lên phông để kết luận.

GV chuyển ý: Vừa rồi cô và các con đã tìm hiểu thành phần VN

 

doc9 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 107: Các thành phần chính trong câu văn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 13 tháng 3 năm 2009
Ngày dạy: 17 tháng 03 năm 2009
Tuần 9.
Tiết 107: Các thành phần chính của câu
a. mụC tiÊu cầN ĐạT
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được thành phần chính với thành phần phụ của câu.
- Nắm được khái niệm đặc điểm của các thành phần chính của câu.
 2. Về kĩ năng:
- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
B. phƯƠng pháP sử dụNG trong bàI
SGK, Sách GV Ngữ văn 6.
Máy vi tính, máy chiếu.
 C. Sử dụng các phần mềm và ứng dụng CNTT:
- Sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng.
- Sử dụng phần mềm ViOLET v1.5 để soạn các bài tập trắc nghiệm để tạo sự tương tác giữa thầy và trò
- Khai thác trang web violet.vn của Công ty Bạch Kim để lấy các hình ảnh minh họa bài giảng. (đưa vào phần bài tập ghép tranh).
- Sử dụng phần mềm Photoshop để chỉnh sửa ảnh.
d. tiếN trìNH tổ chứC hoạT ĐộNG dạY và họC:
 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới.
Hoạt động1: Khởi động
GV hỏi để dẫn vào bài: ở bậc tiểu học, các con đã được học cách thành phần của câu? Vậy bạn nào có thể nhắc lại cho cô và cả lớp biết câu gồm có các thành phần nào?
Học sinh: Trả lời, bổ sung ý kiến => giáo viên nhận xét, chốt dẫn vào bài: Vậy để hiểu rõ hơn về các thành phần chính và phân biệt chúng với thành phần phụ thì cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Các sile
Kết quả cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
A. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
 1. Tìm hiểu VD:
Thành phần bắt buộc: CN, VN
 - Thành phần không bắt buộc: TN....
 2. Ghi nhớ: SGK/92
GV: Hắt ví dụ trên máy "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng".
(?) Xác định thành phần CN, VN, TN trong câu văn trên?
Thành phần nào có thể lược bỏ, thành phần nào không thể lược bỏ? Vì sao?
GV: Lần lượt bỏ từng thành phần và nhận xét: có thể bỏ thành phần TN, không thể bỏ thành phần CN, VN vì như thế câu sẽ trở nên khó hiểu.
GV kết luận: Những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có thể hiểu được là các thành phần chính. Những thành phần không bắt buộc là thành các thành phần phụ.
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân, bổ sung, ghi vở
HS trả lời cá nhân
Thành phần TN có thể lược bỏ, TP CN, VN không thể lược bỏ.
1 đến 2 học sinh nhắc lại kiến thức, các em khác nghe, ghi nhớ kiến thức.
GV chuyển ý: Để hiểu rõ về thành phần chính có đặc điểm như thế nào thì cô cùng các con chuyển sang tìm hiểu.
Học sinh nghe, theo dõi vào nội dung mới, ghi vở
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành phần chính của câu (Vị ngữ)
GV: Chiếu 3 ví dụ trong SGK lên phông, gọi một học sinh đọc ví dụ:
a. Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
b. Chợ Năm Căn. nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam (...) Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
GV đặt câu hỏi:
(?) Xác định các thành phần chính của các câu văn trên.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức bằng slide.
Một học sinh đọc, các em khác nghe, tìm các thành phần CN và VN cảu ví dụ
Học sinh làm việc cá nhân, trả lời, bổ sung kiến thức
Học sinh nghe, ghi nhanh
B. Các thành phần chính của câu.
I,Vị ngữ.
1, Tìm hiểu ví dụ:
GV: Chiếu nội dung ví dụ lên và yêu cầu học sinh quan sát các vị ngữ trong các câu trên để trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Nêu ý nghĩa của VN?
 2. Nêu đặc điểm và cấu tạo của VN?
 3. Để tìm VN ta phải làm gì?
GV: Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chiếu nội dung kiến thức lên phông để kết luận.
GV chuyển ý: Vừa rồi cô và các con đã tìm hiểu thành phần VN
Học sinh quan sát vị ngữ để trả lời câu hỏi
 Cá nhân trả lời, học sinh khác bổ sung ý kiến.
Học sinh nghe, ghi vở
 2, Ghi nhớ: 
 a. ý nghĩa: Nêu đặc điểm, hoạt động, trạng thái ... của sự vật hiện tượng.
 b. Đặc điểm: 
 - Thường đứng sau CN.
 - Kết hợp với phó từ đứng trứoc chỉ thời gian: đã, đang, sẽ...
 c. Cấu tạo:
 - Động từ, tính từ, danh từ.
 - Cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ.
 d. Cách xác định:
Trả lời cho câu hỏi: làm gì, làm sao, như thế nào?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần chính Chủ ngữ của câu.
 C, Chủ ngữ:
GV: Cho học sinh quan sát lại các ví dụ phần tìm hiểu VN và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn: 
- Về hình thức:
+ Thảo luận 4 người/nhóm.
+ Thời gian: 3'
+ Trình bày trên phiếu học tập.
- Câu hỏi: Tìm hiểu thành phần CN trên các phương diện sau:
1. Em hãy cho biết chủ ngữ trong các ví dụ trên có ý nghĩa như thế nào?
2. Nêu đặc điểm, cấu tạo chủ ngữ:
3. Để xác định chủ ngữ trong câu ta làm thế nào?
GV: Nhận xét phần thảo luận của HS và kết luận bằng slide.
GV: Chốt lại toàn bộ bài học bằng sơ đồ và yêu cầu HS làm bài tập nhanh.
Bài tập nhanh:
GV: Chiếu nội dung bài tập nhanh, gọi học sinh đọc ví dụ.
Hãy nhận xét về thành phần chính của những câu sau:
1. Việc học tập là nhiệm vụ quan trọng của học sinh.
2. Nhân dân là bể, văn nghệ là thuyền.
3. A: Bạn về khi nào?
 B. Sáng nay.
4. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
GV: Chốt lưu ý về các thành phần chính.
GV chuyển ý: Cô cùng các con đã tìm hiểu các thành phần chính của câu, để củng cố bài học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập các bài tập sau:
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện ghi ra phiếu học tập và cử nhóm trưởng lên trình bày.
Hoc sinh nghe, ghi vở, nhớ kiến thức.
Học sinh điền nội dung vào sơ đồ, ghi nhớ kiến thức
Cá nhân đọc, cả lớp nghe.
HS trả lời cá nhân, bổ sung ý kiến.
 1, Tìm hiểu ví dụ:
 2, Ghi nhớ: 
 a. ý nghĩa: Nêu tên sự vật hiện tượng.
 b. Đặc điểm: Thường đứng trước VN.
 c. Cấu tạo: Danh từ, cụm danh từ, đại từ.
 d. Cách xác định: Trả lời cho câu hỏi: Ai, Con gì, Cái gì?
Bài tập nhanh:
 Đáp án:
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Giáo viên sử dụng phần mềm violet soạn các bài tập trắc nghiệm, nhúng vào PP để học sinh làm, tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh. 
Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét, nếu sai thì nhấn vào chữ Làm lại để gọi học sinh khác lên làm.
Bài tập 2: (SGK - tr 94) Giáo viên chiếu nội dung bài tập 1 lên phông.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3: Ghép tranh.
Lần lượt từng học sinh lên bảng, sử dụng chuột chọn hình ảnh ở cột a ghép với hình ảnh ở cột B nếu hình ảnh cùng xuất hiện thì sẽ đặt câu với hình ảnh đó.
GV: Nhận xét, cho điểm, chốt
Bài tập 4: Viết đoạn văn.
Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) miêu tả ngời bạn thân của em. Trong đó có một câu đầy đủ các thành phần CN và VN và gạch chân CN, VN đó.
GV: Nhận xét, cho điểm, chốt 
Lần lượt học sinh lên làm các bài tập củng cổ, học sinh khác bổ sung.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, lần lượt từng em làm bài, các em khác bổ sung.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, lần lượt từng em làm bài, các em khác bổ sung.
Lần lượt từng em lên làm, nếu sai thì nhường quyền cho người khác, bổ sung, đặt câu, nhận xét.
Học sinh viết đoạn sau đó đọc cho cả lớp nghe, bổ sung ý kiến.
Củng cố 1
Củng cố 2
Củng cố 3
D, Luyện tập
 Bài 1: Bài tập trắc nghiệm.
Baì tập 2: SGK/tr 94
Bài tập 3: Trò chơI ghép tranh.
Bài tập 4: Viết đoạn văn.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà
Học sinh ghi vào vở để thực hiện
E, Dặn dò:
Bài cũ
Học thuộc phần ghi nhớ SGK/92,93.
Làm các bài tập còn lại.
Hoàn thành bài tâp viết đoạn văn
Bài mới
Soạn bài:Thi làm thơ 5 chữ.
Trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • docGiao an Cac thanh phan chinh cua cau_Day.doc