Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 109 - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.

Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đười, uốn lưỡi cú diều mà sỉmắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ

ppt14 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 109 - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì? Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề: Câu chủ đề có thể ở đầu đoạn văn (diễn dịch) và cuối đoạn (quy nạp). Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sự thuyết phục. Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a) Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 1. Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không co gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến gọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiên, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến tháng lợi muôn năm! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4) ” Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a) Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 1. Ví dụ: Hãy tìm trong bài những từ ngữ biểu thị tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán? Từ ngữ biểu cảm Câu cảm thán Hỡi, muốn, nhân nhượng, quyết tâm cướp, không, thà, nhất định, hễ là, ai cũng phải - Hỡi đồng bào toàn quốc! - Hỡi đồng bào! - Chúng ta phải đứng lên! - Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! - Thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! - Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a) Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 1. Ví dụ: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiễn của Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không? Giống: Có nhiều từ ngữ, câu cảm thán, câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Ta viết bài Hịch này để các ngươi biết bụng ta ... lúc bấy giờ các ngươi dẫu không muốn vui chơi phỏng có được không? ... Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ... Tuy nhiên, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn là văn bản nghị luận chứ không phải văn biểu cảm. Vì sao? Là văn nghị luận vì mục đích chính là nghị luận: nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải – trái, đúng – sai, nên suy nghĩ và nên sống như thế nào. Còn biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ cho nghị luận. Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a) Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 1. Ví dụ: So sánh đối chiếu hai cột ở bảng sau và rút ra nhận xét cột nào hay hơn. Vì sao? (1) (2) So sánh đối chiếu hai cột ở bảng sau và rút ra nhận xét cột nào hay hơn. Vì sao? (1) (2) Cột (2) hay hơn, thuyết phục hơn vì có yếu tố biểu cảm: từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán nên vừa tác động đến lí trí vừa tác động đến tình cảm người nghe. Từ đó hãy cho biết yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong bài văn nghị luận? Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm là phụ trợ giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a) Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 1. Ví dụ: Ghi nhớ: SGK Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm là phụ trợ giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). b) Qua tìm hiểu văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hãy cho biết: làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? * Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới? Người viết vừa suy nghĩ về luận điêm, lập luận vừa phải thực sự xúc động trước điều đang nói, viết, bàn luận (cảm xúc chân thành) * Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ có lòng yêu nước, căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “không! Chúng ta thà hi sinh tất cả ...” hay “uốn lưỡi cú diều ...”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa? * Có bạn cho rằng: càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. ý kiến ấy có đúng không? Vì sao? Không. Vì yếu tố biểu cảm không được phá vỡ mạch nghị luận và không đươc lấn át nghị luận (đưa biểu cảm vào bài nghị luận phai phù hợp) * Từ phân tích trên em rút ra kết luận gì về việc đưa yếu tố biểu cảm và phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn nghị luận phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. Ghi nhớ: SGK Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 1. Ví dụ: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm là phụ trợ giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn nghị luận phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 2. Ghi nhớ: II. Luyện tập: Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “Người bản xứ” (Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì? Bài tập 1. Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I – Chiến tranh và “Người bản xứ” (Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì? - Tên da đen bẩn thỉu, tên An-nam-mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiễn sĩ bảo vệ tự do, công lí. - Những người bản xứ đã chứng kiến cảnh Kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ Tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban căng ... Giễu nhại, tương phản đối lập. Dùng hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền của thực dân Phơi bầy bản chất dối trá của thực dân Pháp, sắc thái mỉa mai. Ngôn từ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với giọng điệu tuyên truyền của thưch dân pháp -> tạo hiệu quả châm biếm sâu cay Tiết 109: tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận I. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 1. Ví dụ: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm là phụ trợ giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn nghị luận phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. 2. Ghi nhớ: II. Luyện tập: Bài tập 1. Bài tập 2. Đọc đoạn nghị luận sau đây: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận và học Việt văn, luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã ddeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ. Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thâyd giảng và soạn sách đúng “tủ”? Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn ..., nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhấm bút trước một đề văn trong kỳ thi viết. Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cânf làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm săn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chấm sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đễn trường? (Theo Nghiêm Toản, luận văn thi phạm) Cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn trên? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm? Đoạn văn thể hiện cảm xúc: nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt, học tủ của học sinh trong học ngữ văn. Cách biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên chân thật viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò. Khi phân tích lí lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nỗi lên một tấm lòng, một nỗi lo, một lời nhắc nhở, khuyên nhủ. Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu tâm tình: tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ... luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn ... Nỗi buồn thứ nhất là ... nói làm sao cho các bạn hiểu ... -Học thuộc ghi nhớ SGK. -Làm các bài tập còn lại. Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 

File đính kèm:

  • ppttim hieu yeu to bieu cam trong van nghi luan.ppt