Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 19 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (tiếp)

I.Từ nhiều nghĩa

Ví dụ: SGK/55

gậy, com-pa, kiềng, bàn

Biểu thị mộội dung.

Từ một nghĩa (đơn nghĩa).

võng, chân

 

ppt41 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 19 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chuyên đề Ngữ Văn Giáo viên thực hiện: Trần Thị Như Ý LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, Tiếng Việt được xác định là một môn khoa học độc lập. Môn học này cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống từ vựng, nguyên tắc hoạt động và sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và tư duy nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng công cụ: trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp (tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường) Thế nên việc dạy học tiếng Việt rất quan trọng và cần thiết, nhất là ở lứa tuổi THCS, khi mà các kĩ năng nghe-nói –đọc-viết dần hình thành và phát triển. Vì những lí do trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÍ THUYẾT VÀ LUYỆN TẬP TỪ NGỮ. I.Phương pháp dạy học lí thuyết: Nhìn chung, các bài học về từ ngữ trong sách giáo khoa đều chia làm hai phần: trang bị những tri thức lí thuyết và luyện tập để củng cố, khắc sâu lí thyết, hình thành kĩ năng sử dụng từ ngữ. *Một số thao tác khi dạy học lí thuyết: a) Công việc chuẩn bị của giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để nắm vững nội dung, yêu cầu bài học. Cần xác định và định hướng: _ Bài học gồm bao nhiêu đơn vị kiến thức, các kiến thức đó được phân bố như thế nào cho mỗi tiết học, đơn vị kiến thức nào là trọng tâm, là khó đối với học sinh? _ Liên quan đến những tri thức cần giảng dạy là những tri thức nào các em đã học ở cấp dưới,lớp dưới và các bài học trước? Các tri thức đó còn được tiếp tục triển khai như thế nào? _ Dự kiến các tình huống và phương pháp giảng dạy. VD: Bài TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ _ Hai đơn vị kiến thức cần truyền đạt cho học sinh: + Khái niệm từ nhiều nghĩa + Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. (Nghĩa gốc và nghĩa chuyển (trọng tâm). Từ đó biết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và hợp phong cách.) _ Tích hợp: + Nghĩa của từ. + Phân biệt hiện tượng chuyển nghĩa với hiện tượng đồng âm. _ Cần nắm rõ nghĩa của các từ cần phân tích, Nắm rõ bản chất hiện tượng chuyển nghĩa của từø (một trong hai cách để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá và biểu thị khái niệm được nhận thức.): thêm nghĩa mới vào cho những từ đã sẵn có. b) Giới thiệu bài mới, tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh: VD: Nhu cầu giao tiếp của con người rất lớn. Liệu ngôn ngữ có đáp ứng được mọi nhu cầu giao tiếp hay không? Nếu được thì bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua tiết học TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ. c) Chọn mẫu lời nói: Các khái niệm qui tắc được rút ra trên cơ sở mẫu các lời nói (tức các ví dụ, các tài liệu ngôn ngữ được sử dụng trong bài học.) Thông thường giáo viên sử dụng các mẫu ví dụ sẵn có trong sách giáo khoa hoặc các mẫu ví dụ bên ngoài sao cho thật phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh, có tác dụng dẫn dắt gợi mở học sinh đến kiến thức cần cung cấp. VD: Khi dạy bài TỪ NHIỀU NGHĨA lấy ví dụ mẫu từ SGK/55 bài thơ Những cái chân của tác giả Vũ Quầng Phương d) Phân tích mẫu và rút ra kết luận: Mẫu có thể được sử dụng cho phương pháp thông báo-giải thích, cũng có thể được sử dụng cho phương pháp phân tích ngôn ngữ. Phân tích mẫu trong mối quan hệ với tri thức mới cũng có thể theo con đường qui nạp hoặc con đường diễn dịch, cũng có thể bằng hình thức diễn giảng hoặc qui nạp. VD: Phân tích ngôn ngữ trong bài thơ Những cái chân ( các từ : võng, chân, bàn, kiềng, com-pa, gậy  từ có thể có một hay nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển)  Nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc.) II. Phương pháp dạy học thực hành từ ngữ: Luyện tập thực hành trong môn Tiếng Việt, cũng như các bộ mơn khoa học khác, cĩ tác dụng làm cho học sinh nắm vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn. Bằng thực hành, học sinh được trực tiếp hoạt động, các em cĩ điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết các hiện tượng từ vựng trong ngơn ngữ và lời nĩi. Vì vậy mà tri thức được cũng cố và khắc sâu hơn. Để có thể luyện tập, khâu quan trọng nhất là hệ thống bài tập thực hành, năng lực và phương pháp tổ chức thực hành cho học sinh của người thầy. 1) Bài tập từ ngữ tiếng Việt: hệ thống bài tập từ ngữ cần đa dạng, đủ về số lượng, phù hợp với mục đích giảng dạy và trình độ của học sinh. Một số kiểu bài tập thường gặp: _ Bài tập nhận diện hiện tượng từ vựng được học trong câu, đoạn văn, văn bản. Đây là loại bài tập yêu cầu thấp nhất nhằm làm học sinh nhớ lại tri thức đã học. VD: Tra từ điển nghĩa các từ: chân, bàn, kiềng, võng, gậy, com-pa. Từ đó nhận xét về số lượng nghĩa của từ. _ Bài tập tái hiện: học sinh phải tự nghĩ trên cơ sở vốn ngôn ngữ của mình các ví dụ để minh học hiện tượng từ vựng mới được học. VD: Bài tập 1,2 SGK/56 (Ngữ văn 6, tập1) Nêu một số ví dụ về hiện tượng chuyển nghĩa của từ… _ Bài tập phân loại, qui loại. VD: Khi dạy xong kiến thức bài TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ, ta có thể đưa câu hỏi: Đây có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ hay không? Vì sao? _ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. _ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Từ đó củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức: Hiện tượng chuyển nghĩa khác với hiện tượng đồng âm. _ Phân tích vai trò đặc điểm và hiệu quả biểu đạt của các hiện tượng từ vựng trong văn bản. _ Bài tập điền từ và thay thế từ. _ Bài tập đặt câu, đoạn văn với những hiện tượng từ vựng được học (từ, ngữ, biện pháp tu từ, từ vựng, v.v…) 2) Giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận. Tối thiểu, giáo viên phải hoàn thành một số việc sau: _ Xác định được các dạng bài tập, mục đích yêu cầu của chúng. _ Giải trước cẩn thận tất cả các bài tập dự kiến sẽ luyện tập, dự kiến các tính huống có thể xảy ra. _ Vạch kế hoạch về biện pháp tiến hành các bài tập. 3) Tổ chức luyện tập trên lớp. Công việc tổ chức cho học sinh luyện tập từng kiểu bài tập có thể tiến hành như sau. _ Cho học sinh đọc lại bài tập để cả lớp nắm được nội dung bài tập. _ Học sinh xác định yêu cầu và nhiệm vụ cần phải thực hiện. _ Học sinh giải bài tập. Trong khi một (hoặc hai) học sinh giải trên bảng, các em khác theo dõi và đối chiếu với lời giải của mình. _ Thầy cho học sinh nhận xét, phát biểu cách giải của mình (nếu có cách giải khác, kết quả khác). _ Thầy nhận xét, khẳng định và chứng minh lời giải đúng (nếu có ý kiến mâu thuẫn). Từng kiiểu bài tập mới, thầy nêu tổng kết, rút ra qui trình giải và kết hợp ôn lại, khắc sâu kiến thức thức từ vụng được ứng dụng. Nếu tiếp tục làm bài khác mà dạng như thế thì thầy chỉ cần nhận xét đánh giá và bổ sung những điều cần thiết. Company Logo Tiết dạy minh hoạ: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ GV thực hiện: TRẦN THỊ NHƯ Ý Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa  Ví dụ: SGK/55 NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy cĩ một chân Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com-pa bố vẽ Cĩ chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày Ba chân xịe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Khơng chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương)  Những sự vật nào đã được nhắc đến trong bài thơ ? NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy cĩ một chân Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com-pa bố vẽ Cĩ chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày Ba chân xịe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Khơng chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) Hãy tra từ điển nghĩa của các từ: gậy, com-pa, kiềng, bàn, võng, chân. _ gậy: Đoạn tre, gỗ,v.v. tròn, cầm vừa tay, thường dùng để chống khi đi hoặc để đánh _ com-pa: dụng cụ vẽ hình tròn, gồm 2hai nhánh có thể mở to nhỏ tuỳ ý. _ kiềng: đồ dùng bằng sắt hình vòng cung , có ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu. _ bàn: đồ thường dùng bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc. _ võng: I.đồ dùng bện bằng sợi hoặc làm bằng vải, hai đầu mắc lên cao, ở giữa chùng xuống, ở giữa nằm, ngồi và có thể đưa đi đưa lại. II. Khiêng người đi bằng võng III. Ở trạng thái bị cong xuống hoặc chùng xuống ở giữa, tựa như hình cái võng. Từ “chân” cĩ một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng.(vd: đau chân). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, cĩ tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân giường) (3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường) Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa  Ví dụ: SGK/55 _gậy, com-pa, kiềng, bàn  Biểu thị một nội dung.  Từ một nghĩa (đơn nghĩa). _ võng, chân  Biểu thị nhiều nội dung.  Từ nhiều nghĩa (đa nghĩa). * Ghi nhớ 1: SGK/56 Em hãy tìm một vài từ chỉ cĩ một nghĩa? Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa:  II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy cĩ một chân Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com-pa bố vẽ Cĩ chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hàng ngày Ba chân xịe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Khơng chân đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) Từ “chân” cĩ một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng, (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, cĩ tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân giường) (3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân tường) Hãy xác định nghĩa của từ “ chân” trong “ chân gậy, chân kiềng, chân bàn, chân com-pa.” và “chân” trong “võng không chân” Từ “chân” cĩ một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng, thường được xem là biểu tượng của hoạt động đi lại. (vd: ………………………). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, cĩ tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd:……..…….,…………… ) (3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. (vd:…………,……….………..) chân bàn chân kiềng chân gậy chân com-pa (võng) không chân Nghĩa (1) còn được gọi là nghĩa gốc hay nghĩa chính. Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa:  II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: VD: - chân người - chân bàn Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Từ “chân” cĩ một số nghĩa sau: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi đứng.(vd: chân người). (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, cĩ tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (vd: chân bàn) (3) Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(vd: chân gậy) Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa:  II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: VD: - chân người - chân bàn Nghĩa gốc Nghĩa chuyển * Ghi nhớ 2: SGK/56 Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2009 Tiếng Việt: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I.Từ nhiều nghĩa  II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: III.Luyện tập: Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng: Bài 1 SGK/56 Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng? (Thảo luận 3 phút)  III.Luyện tập: Bài 1 SGK/56 Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng:  III.Luyện tập: Bài 2 SGK/56 Từ chỉ bộ phận cây cối chuyển nghĩa sang chỉ bộ phận cơ thể người. _ lá: lá phổi, lá lách. _ bắp (chuối): bắp tay, bắp thịt _ quả: quả tim, quả thận Bài 1 SGK/56  III.Luyện tập: Bài 1 SGK/56 Bài 2 SGK/56 Bài 3 SGK/57 Hiện tượng chuyển nghĩa b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: cái bào → bào gỗ. cân muối → muối dưa. cái quạt → quạt bếp. đang bĩ lúa → ba bĩ lúa. đang cân bánh → hai cân bánh. đang gĩi trà → ba gĩi trà. Bài 4 SGK/57 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG” Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ ngay đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,…Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,…thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”. a) Tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ “bụng”? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?b) Trong các trường hợp sau, từ bụng có nghĩa gì?_ Ăn cho ấm bụng._ Anh ấy tốt bụng._Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.  III.Luyện tập: Bài 4 SGK/57 a/ Tác giả nêu hai nghĩa của từ “bụng”. Còn thiếu một nghĩa nữa – “phần phình to ở giữa của một số sự vật” (bụng chân) b/ Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ “bụng”: _ấm bụng: nghĩa 1 _ tốt bụng: nghĩa 2 _ bụng chân: nghĩa 3 * _ Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. Lồng 1: nhảy dựng lên (động từ) _ Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Lồng 2: vật làm bằng tre, nứa dùng để nhốt chim (danh từ) Dặn dò 

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE DAY HOC TIENG VIET.ppt