Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 40: Văn bản: Thầy bói xem voi (tiếp theo)

? Vậy sau đó năm ông thầy bói xem voi bằng cách nào?

- Sờ bằng tay

- Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi

? Em có nhận xét gì về cách xem của các thầy bói?

- Đặc biệt, bất ngờ, gây chú ý.

Buồn cười là mất tiền để xem voi thế rồi lại xem bằng cách sờ, vậy sau khi xem các ông thầy bói phán về voi như thế nào thầy trò ta sang phần 2

2. Nhận định của các thầy bói về voi

HS đọc đoạn 2

Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 3296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ Văn lớp 6 - Tiết 40: Văn bản: Thầy bói xem voi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KIỂM TRA BÀI CŨ: HS giải ô chữ để tìm ra từ khóa của bài học NGỤ NGÔN
Em hãy nhắc lại truyện ngụ ngôn là gì?
GV dẫn dắt vào bài: Kho tàng truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học quý giá trong cuộc sống. Câu chuyện thầy và trò chúng ta tìm hiểu hôm nay cũng là một bài học không thể thiếu được của mỗi chúng ta. Vậy bài học đó là gì thầy và trò ta cùng đi tìm hiểu?
Tiết 40: Văn bản 	THẦY BÓI XEM VOI( Truyện ngụ ngôn) 
II. Đọc tìm hiểu chung 1.Thể loại Em hãy cho biết thể loại của văn bản ?: Truyện ngụ ngôn2. Đọc- kể: GV và HS đọc
GV hướng dẫn cách đọc: 
- Giọng người dẫn truyện : Rõ ràng, mạch lạc , khách quan.
- Giọng của các thầy khác nhau nhưng ai cũng quả quyết , tự tin, hăm hở nhận định của mình về con voi
? Hãy kể tóm tắt truyện ?3. Giải thích từ khó? Em hiểu thầy bói là những người như thế nào ?-Thầy bói :Thường là những người mù, chuyên đoán những việc lành dữ cho người ta.
- Chuyện gẫu: Chuyện linh tinh cho qua thời gian
Đòn càn: Đòn làm bằng tre nguyên cả ống, đẽo vát hai đầu cho thon dùng để xóc những bó củi, rơm rạ để gánh.
Quạt thóc: Quạt lớn làm bằng tre phất vải dùng để quạt thóc lép và bụi bay đi tách khỏi thóc chắc( hay còn gọi là rê thóc)4. Bố cục: 3 phầnCâu chuyện được chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì ?Tương ứng với các sự việc đó là những đoạn văn nào?Đ1: “Từ đầu... sờ đuôi” ->Năm ông thầy bói xem voiĐ2: Tiếp đến “cái chổi sể cùn” -> Nhận định của các thầy bói về voiĐ3: Phần còn lại -> Hậu quả của việc xem voiII. Đọc- hiểu văn bảnBức tranh này tương ứng với sự việc nào ?1. Năm ông thầy bói xem voi Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?
Ế hàng, ngồi chuyện tán gẫu với nhau, không nghiêm túc.
? Các thầy làm thế nào để xem voi?
Chung nhau tiền biếu quản voi để được xem voi
Thông thường các thầy đi xem bói để làm gì?
Để lấy tiền
GV bình: Thế mới là chuyện ngược đời đáng lẽ ra thầy bói đi xem bói phải được tiền nhưng một chuyện hết sức nghịch lí là năm ông thầy bói lại phải mất tiền mới được xem voi, hơn nữa đáng lẽ ra thầy bói thì cái gì cũng phải biết thế mà ngay đến con voi còn không biết thì còn xem bói cho ai. Thế nên tình huống này đã khiến người đọc chúng ta phải bật cười. 
? Vậy sau đó năm ông thầy bói xem voi bằng cách nào?- Sờ bằng tay- Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi
? Em có nhận xét gì về cách xem của các thầy bói?
- Đặc biệt, bất ngờ, gây chú ý.
Buồn cười là mất tiền để xem voi thế rồi lại xem bằng cách sờ, vậy sau khi xem các ông thầy bói phán về voi như thế nào thầy trò ta sang phần 2
2. Nhận định của các thầy bói về voiHS đọc đoạn 2Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau:Thầy sờ vòi bảo:-Tưởng con voi nó như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.Thầy sờ ngà bảo:- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.Thầy sờ tai bảo:- Đâu có ! Nó bè bè như cái quạt thóc.Thầy sờ chân cãi:- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.Thầy sờ đuôi lại nói:- Các thầy nói không đúng cả chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. ? Sau khi xem voi , các thầy phán về voi như thế nào ?Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.Ai bảo ! Nó sừng sững như cái cột đình.Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.Đâu có ! Nó bè bè như cái quạt thóc.Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Em hãy tìm các từ ngữ bày tỏ thái độ của các thầy khi phán về voi ?-Tưởng...hoá ra-Không phải-Đâu có-Ai bảo-Không đúng
Em có nhận xét gì về cách nói của các ông thầy bói?Kiểu câu phủ định phản bác ý kiến người khác, khẳng định mình đúng.Cách nói đó giúp em biết được điều gì về thái độ của các thầy?
 - Thái độ chủ quan? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật khi các ông thầy bói tả về voiSử dụng một loạt các từ láy gợi hình: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn
 Hãy giải nghĩa các từ (sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn)?
Gợi ý: ?Ngoài ra các ông thầy bói còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả voi
 - phép so sánh ví von 
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó là gì?
Càng tô đậm sai lầm của các ông thầy bói trong cách phán về voi.
Thảo luận Có ý kiến cho rằng: cách miêu tả voi của 5 thầy vừa đúng lại vừa sai? Em có đồng ý không ? Vì sao?Đúng: Mỗi thầy đều miêu tả đúng một bộ phận của con voi.
 Sai: sờ một bộ phận của con voi - khẳng định toàn bộ con voi.
? Cách nhận định về voi của năm ông thầy bói là cách nhận định như thế nào?=> Xem xét đánh giá sự vật một cách phiến diện.?Em hãy miêu tả voi giúp năm ông thầy bói để các ông biết rõ về voi.
GV bật hình trên máy chiếu để HS tả
Con voi là một con vật to lớn
Nó có cái vòi sun sun như con đỉa, cái ngà chần chẫn như cái đòn cái tai thì bè bè như cái quạt thóc còn cái chân thì sừng sững như cái cột đình, cái đuôi thì tun tủn như cái chổi sể cùn. 3. Hậu quả của việc xem voi: Từ nhận thức sai lầm dẫn đến hậu quả như thế nào?-Xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu- Không ai hình dung đúng về con voiQua sự việc này tác giả dân gian muốn phê phán chế giễu điều gì?
 Phê phán, chế giễu sự chủ quan, phiến diện trong nhận thức về sự việc, sự vật
Thế đấy trong cuộc sống nếu chỉ nhìn sự vật một cách phiến diện, kết luận một cách vội vàng phủ định ý kiến của người khác mà không suy xét năm ông thầy bói thì cuối cùng hậu quả là thiệt cho chính mình mà rồi tiền mất tật mang4. Bài học
 Qua câu chuyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân?- Muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:Từ láy gợi hình, phép so sánh ví von, nghệ thuật khoa trương sinh động2.Nội dung : Chế giễu nhận thức phiến diện. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét một cách toàn diện.3. Ghi nhớ : sgk trang 103.III.Luyện tậpBài 1: Xem tình huống nào ứng với câu thành ngữ “thầy bói xem voi” ?A. Cô ấy có mái tóc đẹp, bạn kết luận cô ấy đẹpB. Một lần em không vâng lời mẹ, mẹ trách và em buồn. C. Bạn An chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.D. Bạn em hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu về ca hát.Bài 2: Thảo luận.So sánh truyện “Ếch ngồi đấy giếng” và “Thầy bói xem voi”có điểm gì giống nhau và khác nhau”?Giống : Đều là truyện ngụ ngôn.Khác : +Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” mượn chuyện loài vật để khuyên răn con người.+Truyện “Thầy bói xem voi” lại lấy chính truyện con người để rút ra bài học cho con người.

File đính kèm:

  • docThay boi xem voi.doc