Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 49 - Kể chuyện tưởng tượng

Liên hệ thực tế: trong cuộc sống, mỗi người, mỗi việc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng riêng, không nên đề cao công việc của mình mà xem thường người khác.

- Bước 2: đọc truyện 2 (Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu)

 + Giáo viên đọc một đoạn, yêu cầu học sinh đọc phần còn lại.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4915 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 49 - Kể chuyện tưởng tượng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 14	 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tiết 49
Ngày soạn: 19/11/2009	
Ngày dạy: 24/11/2009
I. Kết quả cần đạt : Giúp HS
- Nắm được đặc điểm và cách thức kể chuyện tưởng tượng.
- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn. 
- Bồi dưỡng lòng yêu thích kể chuyện theo đề tài tưởng tượng.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, bài soạn, máy chiếu, một số hình ảnh minh hoạ cho truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”, một số hình ảnh minh hoạ khác: máy xúc, máy bay,, điện thoại di động,…
 2. Học sinh: Sách giáo khao, ôn lại bài văn “Kể chuyện đời thường”, đọc và chuẩn bị bài “Kể chuyển tưởng tượng”,…
III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, thảo luận nhóm,…
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 3’
 Theo em, thế nào là kể chuyện đời thường ? 
 (Là các nhân vật và sự việc đều có thật trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta có thể quan sát được).
 3. Bài mới: 39’
TG
Nội dung
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
4’
28’
3’
4’
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
 1. Tác giả: Thái An
 2. Xuất xứ:Trích trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995.
 3. Kiểu văn bản: nhật dụng.
 4. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu…sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. 
- Phần 2 (Tiếp theo...ô thứ 34 của bàn cờ): Tốc độ gia tăng dân số.
- Phần 3 (còn lại): Kêu gọi hạn chế gia tăng dân số.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại
Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình không phải chỉ mới được đặt ra trong vài chục năm nay mà đã được đặt ra từ thời cổ đại.
2. Tốc độ gia tăng dân số
 - Ứng với số thóc trên bàn cờ, lúc đầu trên trái đất chỉ có hai người. Đến năm 1995, dân số là 5,63 tỉ người, đạt đến ô thứ 33 của bàn cờ.
à Tốc độ tăng dân số nhanh.
- Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con, mà chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con là khó thực hiện.
à Sự bùng nổ dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo nàn lạc hậu, tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế văn hóa,...
3. Kêu gọi hạn chế gia tăng dân số 
 Hạn chế gia tăng dân số là vấn đề cấp bách. Đó chính là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
III. Tổng kết
 - Sự gia tăng dân số là vấn đề đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
 - Con người cần có ý thức hạn chế sự gia tăng dân số.
IV. Luyện tập
1. Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số, bởi lẽ nó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ mà bùng nổ và gia tăng dân số đem lại.
2. Dân số tăng, môi trường sống của con người ngày càng thu hẹp. Đi liền với nó là các hiểm họa về đạo đức, kinh tế, văn hóa,…
3. Từ năm 2000 đến năm 2009, số dân trên thế giới đã tăng khoảng 89.128.067 người. Số dân đó gấp khoảng 6,8 lần số dân Việt Nam hiện nay.
* HĐ1: HD tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng: 
- Yêu cầu học sinh đọc phần I.1 – sách giáo khoa.
 + Em hãy tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
 + Cho học sinh xem tranh minh hoạ các bộ phận của cơ thể.
 + Gọi học sinh trình bày phần tóm tắt của bản thân và gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.
à Giáo viên nhận xét và cho học sinh quan sát bảng tóm tắt qua máy chiếu (Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng, là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon. Cuối cùng, cả bọn không chịu làm gì để cho lão Miệng không có gì mà ăn. Qua đôi ba ngày, bọn Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mệt mỏi không muốn làm việc gì nữa. Chúng mới vỡ lẽ nếu Miệng không đuợc ăn thì chúng không có sức. Thế rồi, chúng lại cho lão Miệng ăn và chúng lại có sức khoẻ. Cả bọn hoà thuận như xưa.).
 + Trong truyện này, nguời ta tưởng tượng ra những gì ?
 + Xây dựng câu chuyện tưởng tượng như thế là nhằm mục đích gì ? (Câu chuyện này có ý nghĩa gì ?)
 à Vậy, truyện tưởng tượng là gì ? 
- Giáo viên chốt ý (1) phần Ghi nhớ.
 ? Tưởng tượng trong tự sự có tuỳ tiện không hay nhằm mục đích gì ? 
 ? Dựa vào đâu mà em phân biệt được chi tiết tưởng tượng ? Trong truyện này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
à Giáo viên chốt ý: Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào sự thật.
 ? Sau khi đọc truyện này, em cảm thấy thế nào ? (Thú vị hay chán nản ?)
à Giáo viên chốt ý (2) phần Ghi nhớ.
- Để tưởng tượng thành công, trong truyện, người ta đã sử dụng nghệ thuật gì ?
à Giáo viên chốt lại và mở rộng để giáo dục học sinh: Trong một lớp học, chúng ta không nên ghen tị, ghét bỏ nhau mà phải thuơng yêu, quan tâm, giúp đỡ, đoàn kết,…
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu cách kể chuyện tưởng tượng (hai văn bản tiếp theo): 
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: 
 + Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1, nhóm 3: Văn bản Sáu con gia súc so bì công lao); Nhóm 2, nhóm 4: Văn bản Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu.
 + Yêu cầu: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: 
 ● Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
 ● Tìm những chi tiết tưởng tượng trong truyện.
 ● Những chi tiết tưởng tượng đó dựa trên cơ sở sự thật nào ?
 ● Mục đích của việc tưởng tượng là gì ?
* Thời gian: 5 phút.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả thảo luận: 
 + Hướng dẫn học sinh đọc và phân vai. 
 + Đọc mẫu một đoạn và yêu cầu học sinh đọc theo vai đã phân công
* Trong lúc học sinh đọc, cho xem tranh minh hoạ 6 con vật ở truyện thứ nhất Đây là truyện ngụ ngôn.
 + Trong truyện, người ta tưởng tượng những gì ?
 + Những chi tiết tưởng tượng đó dựa trên cơ sở sự thật nào ? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? 
* Liên hệ thực tế: trong cuộc sống, mỗi người, mỗi việc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng riêng, không nên đề cao công việc của mình mà xem thường người khác.
- Bước 2: đọc truyện 2 (Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu)
 + Giáo viên đọc một đoạn, yêu cầu học sinh đọc phần còn lại.
 + Yêu cầu học sinh tóm tắt truyện (Nhân vật xưng em trong truyện đã kể lại câu chuyện: vào ngày 29 tết, em thức canh nồi bánh chưng và đã mơ thấy Lang Liêu thời vua Hùng hiện đến. Ông đang đi thăm dân tình nấu bánh chưng. Em đã trò chuyện với Lang Liêu rất nhiều điều xoay quanh việc làm bánh chưng, bánh giầy. Giấc mơ đó giúp em hiểu sâu thêm về Lang Liêu và phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của nước ta.)
 + Hãy chỉ ra chi tiết tưởng tượng trong truyện.
 + Những tưởng tượng trên dựa vào sự thật nào ?
 + Truyện giúp em hiểu sâu sắc hơn về ai, về việc gì ?
* HĐ3: Hướng dẫn củng cố bài: 
 Qua việc tìm hiểu các văn bản trên, em thấy kể chuyện tưởng tượng khác với kể chuyện đời thường như thế nào ? 
* HĐ3: Hướng dẫn củng cố bài:
- Đọc phần I.1 trong sách giáo khoa.
- Quan sát hình minh hoạ.
- Tóm tắt truyện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nghe giáo viên nhận xét và xem phần gợi ý tóm tắt của giáo viên để so sánh với phần mình vừa tóm tắt để bổ sung những thiếu sót.
- Các bộ phận cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt, gọi bằng bác, cô, cậu, lão. Mỗi nhân vật có nhà riêng. Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại cái Miệng,…
- Ý nghĩa: con người cần phải nương tựa vào nhau để sống, nếu tách rời thì không thể tồn tại được.
à Trình bày ý (1) phần Ghi nhớ.
- Chốt nội dung vừa trình bày vào tập.
à Không thể tuỳ tiện mà phải dựa vào hành động tự nhiên,…
- Sự thật: 5 bộ phận của cơ thể con nguời; tưởng tượng: 5 bộ phận là năm con người có suy nghĩ, có tình cảm,…
- Cảm thấy thú vị và có ý nghĩa.
à Lắng nghe và chốt lại.
- Nghệ thuật nhân hoá.
- Đọc theo vai.
- Quan sát tranh minh hoạ.
- Sáu con gia súc nói được tiếng người.
- Về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật (Trâu cày ruộng, chó giữ nhà, ngựa kéo xe,…)
à Các giống vật đều có ích, mỗi con một việc riêng, không nên so bì.
- Đọc truyện.
- Tóm tắt truyện theo yêu cầu của giáo viên.
- Tưởng tượng: giấc mơ gặp Lang Liêu; Lang Liêu đi thăm dân tình nấu bánh chưng; em trò chuyện với Lang Liêu.
- “Em” ngồi canh nồi bánh chưng ngày tết; câu chuyện Lang Liêu,…
- Về Lang Liêu và phong tục làm bánh chưng,…
=> Gồm 3 phần:
 + Phần 1: Nêu vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 + Phần 2: Làm rõ vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 + Phần 3: lời kêu gọi hạn chế gia tăng dân số.
- Vấn đề chính: bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
à Nghe GV nhận xét để chốt lại các ý chính.
- Câu chuyện kén rể: giúp người đọc liên tưởng đến tốc độ phát triển dân số một cách chóng mặt, làm nổi bật lên vấn đề mà tác giả muốn đề cập.
à Tham khảo tư liệu do GV cung cấp và chốt lại các ý chính.
- Việc phụ nữ sinh con nhiều: giảm tỉ lệ dân số mà một vấn đề rất khó khăn.
- Thảo luận theo yêu cầu và sự phân công của GV:
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
 + Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
 + Chốt lại các ý chính theo định hướng của GV.
- Tác giả kêu gọi: hạn chế gia tăng dân số để có thể tồn tại.
à Chốt lại ý chính theo gợi ý của GV.
- Phát biểu ý kiến và suy nghĩ riêng của bản thân.
- Nghe GV nhận xét và chốt lại ý chính theo nội dung ở phần Ghi nhớ trong SGK.
- Trao đổi theo nhóm nhỏ về các câu hỏi ở phần Luyện tập theo yêu cầu của GV.
- Trình bày ý kiến cá nhân (nhóm) trước lớp.
- Rút ra kết luận theo định hướng của GV.
 4. Củng cố (1’): Chốt lại trọng tâm bài học.
 5. Dặn dò (1’): Đọc kĩ lại văn bản, nắm vững nội dung bài học; đọc và soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docTiet 49 Bai TOAN DAN SO.doc