Bài giảng môn Sinh học 8 - Học kì II - Trường THCS Gia Thanh

I. Mục tiêu bài học.

* Trình bày được vai trò của Vitamin & MK.

- Vận dụng những hiểu biết về Vitamin & MK trong việc XD khẩu phần ăn hợp lý & chế biến thức ăn.

* Rèn kỹ năng p.tích, so sánh, kỹ năng v.dụng kiến thức vào đ/s.* Giáo dục ý thức VS thực phẩm> Biết cách phối hợp, chế biến t/ă khoa học.

II. PHương tiện dạy học.

* Tranh ảnh một số nhóm T/ă chứa Vitamin & MK.

- Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitaminD, bướu cổ do thiếu Iốt.

III Tiến trình bài học.

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

* Mở bài:

 

doc70 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học 8 - Học kì II - Trường THCS Gia Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ự giống khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ TK giao cảm và đối giao cảm trên H48.3.
5. Hướng dẫn về nhà. 
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục "em có biết".
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác. 
I. Mục tiêu bài học.
* Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
* Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh phóng to H49.1 - H49.3
- Mô hình cấu tạo mắt.
- Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Trình bày sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trong hệ TK sinh dưỡng.
HS2: Trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong trường hợp huyết áp tăng cao?
3. Bài mới.
* Mở bài: Các cơ quan phân tích thị giác có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.Vậy chúng có cấu tạo như thế nào và đảm nhiệm chức năng gì?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ quan phân tích.
* Mục tiêu:- Xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích.
 - Phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK - trả lời câu hỏi.
? Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
? ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
? Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?
- GV lưu ý: cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.
- HS nghiên cứu TT - trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:
+ gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm) và bộ phận phân tích ở TW.
+ Giúp cơ thể nhận biết được tác dụng của môi trường.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Cơ quan phân tích gồm: - cơ quan thụ cảm
 - dây thần kinh
 - Bộ phận phân tích ở tw ( vùng TK ở đại não).
- ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác.
* Mục tiêu: 
- Xác định được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác.
- Mô tả được cấu tạo cầu mắt và màng lưới.
- Trình bày được quá trình thu nhận ảnh ở cơ quan phân tích thị giác.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK - trả lời câu hỏi:
? Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H49.1 và mô hình - làm bài tập điền từ (165).
- GV treo tranh H49.2 gọi HS trình bày cấu tạo cầu mắt.
- GV lưu ý HS: Mí mắt là 2 nếp gấp của da, mặt trong dính nhau tạo thành màng kết trong mắt ở trước nhãn cầu. Trên mí mắt có lông mi để cản bụi và ánh sáng chói.
- HS nghiên cứu TT - trả lời.
+ Gồm: - Cơ quan thụ cảm thị giác; giây thần kinh thị giác; vùng thị giác (ở thuỳ chẩm)
a- cấu tạo của cầu mắt.
- HS quan sát hình - thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập điền từ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> Lông mày ngăn mồ hôi chảy từ trái xuống. Tuyến lệ có nhiệm vụ tiết nước mắt thấm ướt và rửu sạch kết mạc.
*Kết luận: Cấu tạo cầu mắt gồm:
- Màng bọc: Màng cứng: phía trước là màng giác.
 Màng mạch: phía trước là màng đen.
 Màng lưới: TB nón & TB que.
- Màng trong suốt: - Thuỷ dịch 
 - Thuỷ thể tinh.
 - Dịch thuỷ tinh.
- GV yêu cầu HS quan sát H49.3 và nghiên cứu TT SGK.
? Nêu cấu tạo của màng lưới.
- GV hướng dẫn HS quan sát sự khác nhau TB nón và TB que trong mối quan hệ với TK thị giác.
- GV yêu cầu HS giải thích một số hiện tượng:
? Tại sao ảnh của vật 
b. Cấu tạo của màng lưới.
- HS thực hiện lệnh của GV.
- thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một nhóm TB nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng TB TK riêng rẽ, trong khi ở vùng ngoại vi nhiều TB nón và TB que mới được gửi về não các thông tin nhận được qua một vài TB TK thị giác.
*Kết luận:
- Màng lưới: + (TB thụ cảm) gồm: -TB nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
 - TB que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
 	 + Các TB 2 cực.
 	 + Các TB TK thị giác.
- Điểm vàng: Là chỗ lõm nằm trên trục mắt gồm các TB hình nón liên hệ với TB đa cực.
- Điểm mù: Là nơi ra đi của các sợi trục các TB TK thị giác (Không có TB thụ cảm).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK và quan sát H49.4 - phân tích TN.
? Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt?
? Trình bày quá trình cấu tạo ảnh ở màng lưới.
c- Sự tạo ảnh ở màng lưới;
- HS quan sát H49.4, nghiên cứu TT - phân tích thí nghiệm.
+ TN1: Vật ở xa, ảnh rơi vào màng ảnh (ảnh ngược) nhưng nhỏ và rõ.
+ TN2: Vật ở gần (ảnh ngược) ảnh lớn, mờ.
+ TN3. Vật ở gần, điều chỉnh thấu kính lồi hơn sẽ được (ảnh ngược) lớn và rõ.
* Kết luận:
- Vai trò của thể thuỷ tinh: như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
- Quá trình tạo ảnh ở màng lưới: ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược, quá trình tiếp nhận và hưng phấn của các TB thụ cảm thị giác chuyển thành xung Tk ở các Tb thần kinh thị giác và truyền về trung khu thị giác ở vùng chẩm (vùng thị giác) cho ta tri giác về vật mà mắt nhìn thấy.
4. Củng cố - Đánh giá.
1. Điền từ Đ - S vào các câu sau:
a) Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm thị giác, dây Tk và bộ phận trung ương
b) Các TB nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
c) Sự phân tích ảnh hưởng sảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác.
d) Khi dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật.
2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục "em có biết"
- Tìm hiểu các bệnh về mắt.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
[
[
Tiết 52. Vệ sinh mắt
I. Mục tiêu bài học:
* Hiểu rõ nguyên nhân tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
- Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh.
* Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.
* Giáo dục ý thức vệ sinh, phòng tránh tật bệnh về mắt.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh phóng to H50.1 - H50.4
- Phiếu học tập về bệnh đau mắt hột.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và của màng lưới nói riêng.
HS2: Làm bài tập 3 SGK (158).
3. Bài mới.
* Mở bài: Hãy kể những tật và bệnh về mắt mà em biết?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt (cận thị, viễn thị).
* Mục tiêu: Hiểu rõ nguyên nhân cận thị, viễn thị, biện pháp phòng tránh.
- GV yêu cầu HS quan sát H50.1; H50.2; H50.3; H50.4, nghiên cứu TT sách giáo khoa.
? Thế nào là tật cận thị, viễn thị?
- GV kẻ bảng 50 - yêu cầu HS hoàn thiện bảng.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- HS quan sát hình và nghiên cứu TT SGK.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các tật mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
- Bẩm sinh: cầu mắt dài
- Thể thuỷ tinh quá phồng: do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
- Đeo kính mặt lõm (kính phân kỳ hay kính cận)
Viễn thị
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Thể thuỷ tinh bị lão hoá (xẹp).
- Đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn).
? Do những nguyên nhân nào HS cận thị nhiều?
? Nêu các biện pháp hạn chế tỷ lệ HS mắc bệnh cận thị?
- Ngồi học không đúng tư thế.
- Ngồi học giữ đúng khoảng cách khi viết, đọc...
 Kết luận:
 - Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khă năng nhìn gần.
 - Viễn thị: Là tật mà mắt chỉ có khă năng nhìn xa.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các bệnh của mắt.
* Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột.
 - Con đường lây truyền và cách phòng tránh. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK - hoàn thành phiếu học tập.
- GV yêu cầu 1 vài HS đọc kết quả?
- GV hoànn chỉnh kiến thức.
? Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh gì về mắt?
? Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt?
- HS nghiên cứu TT SGK, liên hệ thực tế - trao đổi nhóm, hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Bệnh đau mắt đỏ (do viêm kết mạc).
1- Nguyên nhân
- Do vi rút
2- Đường lây
3- Triệu trứng 
4- Hậu quả 
5- Cách phòng tránh
- Dùng chung khăn, chậu với người bệnh.
- Tắm rửa trong ao, hồ tù.
- Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm.
- Khi hạt vỡ làm thành sẹo - lông quặm - đục màng giác - mù loà.
- Giữ vệ sinh mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Củng cố - đánh giá.
? Có các tật mắt nào? nguyên nhân và cách khắc phục.
? Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách? không nên đọc sác trên tàu xe?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục "em có biết"
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác.
I. Mục tiêu bài học.
* Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan cooc ti.
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
* Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức vệ sinh tai.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh phóng to H51.1; H51.2
- Mô hình cấu tạo tai.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Có các tật mắt nào? Nguyên nhân và cách khắc phục.
HS2: Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh.
3. Bài mới.
* Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác. vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tai.
* Mục tiêu: - Mô tả được các bộ phận của tai.
 - Trình bày được cấu tạo của cơ quan coocti.
- GV yêu cầu HS quan sát H51.1 - thảo luận - thực hiện lệnh SGK.
? Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát H51.1 - làm bài tập điền từ.
2- ống tai; 1-vành tai; 3- màng nhĩ; 4- chuỗi xương tai.
- GV gọi 1,2 HS đọc toàn bộ phần bài tập điền từ.
? Tai được cấu tạo như thế nào?
? Chức năng của từng bộ phận?
- GV gọi 1,2 HS nêu cấu tạo của tai và chỉ trên tranh mô hình.
- HS quan sát hình - thảo luận nhóm - thống nhất câu trả lời.
+ gồm 3 bộ phận:- TB thụ cảm thính giác.
 - Dây TK thính giác.
 - Vùng thính giác.
- HS quan sát - thảo luận nhóm - hoàn thành bài tập điền từ SGK (162).
- HS căn cứ vào H51.1; TT SGK để trả lời câu hỏi.
* Kết luận: 
- Cơ quan phân tích thính giác gồm: + TB thụ cảm thính giác.
 + Dây TK thính giác.
 + Vùng thính giác.
- Cấu tạo của tai: + Tai ngoài: - Vành tai - hứng sóng âm thanh.
 - ống tai: hướng sóng âm.
 - Màng nhĩ: khuếch đại âm.
 + Tai giữa: - Chuỗi xương tai: truyền sóng âm thanh.
 - Cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
 + Tai trong: - Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển 
 động của cơ thể trong không gian. 
 - ốc tai: thu nhận và kích sóng âm.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm.
* Mục tiêu: Trình bày được quat trình thu nhận cảm giác âm thanh.
- GV hướng dẫn HS quan sát H51.2, kết hợp với thông tin.
? Trình bày cấu tạo ốc tai?
? Chức năng của ốc tai?
- GV hướng dẫn HS quan sát lại H51.2A - tìm hiểu được truyền sóng âm từ ngoài vào trong.
? Trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh?
- HS quan sát hình và nghiên cứu TT SGK - trao đổi nhóm - thống nhất.
- Đại diện nhóm lên trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh.
- HS ghi nhớ thông tin.
- Đại diện HS trình bày trên tranh.
* Kết luận: 
- Cấu tạo ốc tai: ốc tai soắn 2 vòng rưỡi gồm:
+ ốc tai xương ở ngoài. màng tiền đình ở trên. 
+ ốc tai màng ở trong. màng cơ sở ở dưới.
+ có các cơ quan cooc ti chứa các TB thụ cảm thính giác.
- Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: sóng âm --> màng nhĩ chuỗi xương tai --> cửa bầu --> cử động ngoại dịch và nội dịch --> rung màng cơ sở --> kích thích cơ quan cooc ti xuất hiện xung TK -- > vùng thính giác (phân tích và cho biết âm thanh).
* Hoạt động 3: Vệ sinh tai.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tT SGK - trả lời câu hỏi.
? Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
? Hãy nêu những biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
- HS nghiên cứu TT SGK trả lời.
- giữ vệ sinh tai
- bảo vệ tai
- HS tự đề ra các biện pháp
* Kết luận:
- giữ vệ sinh tai.
- bảo vệ tai: + không dùng vật sắc nhon ngoáy tai.
 + giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
 + có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
4. Củng cố - đánh giá.
? Trình bày cấu tạo của ốc tai trên H51.2
? Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm?
? Vì sao có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục "em có biết"
- Tìm hiểu hoạt động của một số vật nuôi trong nhà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 54: Phản xạ không điều kiện và
phản xạ có điều kiện.
I. Mục tiêu bài học:
* Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày đựơc quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu rõ điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
- Nêu ró ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
* Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy so sánh, liên hệ thực tế và kỹ năng hoạt động nhóm.
* Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, chăm chỉ?
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh phóng to H52.1; H52.3
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 52.2.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
HS1: Trình bày cấu tạo của ốc tai dựa vào H 51.2.
HS2: Vì sao có thể xác định được âm phất đi từ bên phải hay bên trái?
3. Bài mới.
* Mở bài: Nhắc lại khái niệm phản xạ? Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về các loại phản xạ.
* Hoạt động1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- GV yêu cầu các nhóm làm bài tập muc 
(SHK).
- GV ghi nhanh đáp án lên góc bảng, chưa cần chữa bài.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK (166) - chữa bài tập.
- GV chốt lại đáp án đúng.
+ Phản xạ không có điều kiện: 1,2,3.
+ Phản xạ có điều kiện: 3,5,6.
- GV yêu cầu HS tìm 2 VD cho mỗi loại phản xạ.
- HS đọc kỹ nội dung bảng 52.2.
- HS trao đổi nhóm - hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- HS tự thu nhận TT, ghi nhớ kiến thức.
- HS đối chiếu với kết quả bài tập - sửa chữa, bổ sung.
* KL: (bảng 52.1 hoàn thành)
- phản xạ không điều kiện.
- phản xạ có điều kiện.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phản xạ có điều kiện.
* Mục tiêu: - Trình bày được quat trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện.
 - Nêu được các điều kiện cần có khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Pap lốp - trình bày quá trình thành lập thí nghiệm tiết nước bọt khi có ánh đèn?
- GV gọi HS lên trình bày trên tranh.
- GV chỉnh lý và hoàn thiện kiến thức.
? Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì?
? Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là gì?
- GV hoàn thiện lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế - tạo thói quen tốt.
- HS quan sát kỹ H52.1 ; H52.3; đọc chú thích - tự thu nhận thông tin.
- Thảo luận nhóm - thống nhất ý kiến nêu được các bước tiến hành.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức ở trên - nêu được các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.
* Kết luận: 
a) Hình thành phản xạ có điều kiện.
* Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
* Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện: Là sự hình thành đường liên hệ TK tạm thời nối các vùng của vỏ đại não với nhau.
? Trong Tn trên nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì sẽ sảy ra hiện tượng gi?
? Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế của phản xạ có điều kiện đối với đời sống?
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục SGK.
- GV nhận xét, sửa chữa và hoàn thiện các VD.
b) ức chế phản xạ có điều kiện.
+ Chó sẽ không tiết nước bọt khi có ánh đèn.
+ Đảm bảo sự thích ghi với đời sống luôn thay đổi.
- HS dựa vào H52 kết hợp với kiến thức về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện - lấy VD.
* Kết luận:
- Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố - phản xạ mất dần.
- ý nghĩa: + đảm bảo sự thích ghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
 + Hình thành các thói quen, tập quán tốt đối với con người.
* Hoạt động 3: So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 52.2 trang 168 - SGK.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên trình bày.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK: mối quan hệ giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
- HS dựa vào kiến thức của 2 phần trước, thảo luận nhóm - làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày trên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận.
* Kết luận chung: (SGK)
4. Củng cố - đánh giá.
? Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
? Đọc mục ""em có biết" trả lời câu hỏi: Vì sao quân sĩ hết khát và nhà chúa bị mất mèo?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập từ T37 - T45 để chuẩn bị giờ su kiểm tra 1 tiết.
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết.
I. Mục tiêu bài học.
* Củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm.
* Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra.
* Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc và thật thà.
II. Phương tiện dạy học.
- GV: Đề bài kiểm tra.
- HS: giấy kiểm tra, bút.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
A- thiết kế ma trận
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đánh giá khả năng phân tích 1 khẩu phàn ăn. Vận dụng kiến thức để XD khẩu phần ăn cho bản thân.
1
(0.5)
1
(2.5)
1
(0.5)
1
(0.5)
4
2.Đánh giá khả năng tiến hành thí nghiệm thành công. Tìm hiểu chức năng tuỷ sống.
1
(0.5)
2
(1)
1
(3)
1
(1.5)
5
Tổng
3
3.5
4
4.5
2
2
9
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Phân tích 1 khẩu phần cho trước cần:
a- Nắm vững các bước lập khẩu phần.
b- Dựa trên 1 khẩu phần mẫu tính lượng calo cung cấp cho cơ thể.
c- Biết XD 1 khẩu phần hợp lý cho bản thân.
d- Cả a, b,c đúng.
Câu 2: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống gồm mấy bước
 a- 1	b- 2	c- 3 	d- 4
Câu 3: Chọn nội dung cột B sao cho phù hợp với nội dung cột A.
Cột A
Kết quả
Cột B
1. Thức ăn chứa nhiều G
2. Thức ăn chứa nhiều P
a. Trứng, thịt nạc
b. Sữa. đậu phụ
c. Gạo, ngô
Câu 4: Chọn nội dung cột B sao cho phù hợp với nội dung cột A.
Cột A
Kết quả
Cột B
1. Hệ thần kinh vận động
2. Hệ thần kinh sinh dưỡng
a. Điều hoà hoạt động cơ quan dinh dưỡng
b. Điều hoà hoạt động cơ quan sinh sản.
c. Điều hoà hoạt động các cơ vân
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Tuỷ sống bao gồm.......... ở giữa và bao quanh bởi.............. Chất xám là ........... của các phản xạ không điều kiện
Câu 6: Khẩu phàn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
a- Đúng	b- Sai.
II. Câu hỏi tự luận:
1. Khẩu phần là gì? Người ta căn cứ vào đâu để xác định khẩu phần ăn? Nêu các bước lập khẩu phần?
Câu 2: Trình bày thí nghiệm 1 tìm hiểu chức năng của tuỷ sống.
Câu 3: Sờ tay vào cốc nước đá ta có cảm giác gì? Giải thích hiện tượng này.
B. Đáp án:
I. Câu hỏi trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5đ
II. Câu hỏi tự luận.
Câu 1: ( 3đ)
- KN khẩu phần ăn ( 1đ)
- Người ta căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng cơ thể từng người, giới tính....... ( 0.5đ)
-Các bước lập khẩu phần : 4 bước (1.5 đ)
Câu 2: (2đ)
- Nêu được cách làm TN ( 1,5 đ)
- Kết quả TN (0.5_)
Câu 3 : ( 2đ)
- Nêu được cảm giác lạnh (0,5đ)
- Giải thích hiện tượng (1.5đ)
4. Củng cố - Đánh giá.
- GV thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: Đọc trước bài 53 SGK - trang 170.
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 56: Hoạt động thần kinh cao cấp ở người.
I. Mục tiêu bài học:
* Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa các p.xạ có đk ở người &

File đính kèm:

  • docGIAO AN S8 KI 2.doc
Bài giảng liên quan